Phiên bản hiện đại nhất của Su-25 giúp Nga tăng sức mạnh ở Ukraine thế nào?

VOV.VN - Su-25SM3 sở hữu những đặc điểm ấn tượng, không chỉ tăng khả năng sống sót trên không phận phức tạp ở Ukraine mà còn hỗ trợ Nga thực hiện các cuộc tấn công hiệu quả hơn.

Nga đưa phiên bản mới nhất của Su-25 tới chiến trường Ukraine?

Ngày 16/2, Bộ Quốc phòng Nga đã nhấn mạnh khả năng của máy bay tấn công Su-25 được nâng cấp trong một bài đăng trên Telegram với tiêu đề: "Su-25SM3 được nâng cấp: Siêu cường trên chiến trường". Diễn biến này là một động thái đáng chú ý giữa bối cảnh Ukraine và phương Tây lo ngại về cuộc tấn công trên không mới của Nga sau khi một số máy bay chiến đấu và trực thăng được bố trí gần biên giới với Ukraine. Ngoài ra, việc triển khai máy bay tấn công mặt đất được nâng cấp này có thể sẽ hỗ trợ các cuộc tấn công dồn dập của Moscow nhằm kiểm soát các vùng lãnh thổ ở Donbass, đặc biệt là Bakhmut.

Trong những tháng qua, nhiều bài viết trên mạng xã hội đã ám chỉ đến việc triển khai chiến đấu cơ được nâng cấp này. Một số bài báo trên truyền thông Nga, trong đó có Tass cũng ám chỉ rằng Su-25SM3 sẽ hoạt động trên các mặt trận ở Ukraine. Tuy nhiên, bài đăng trên của Bộ Quốc phòng Nga có lẽ là sự thừa nhận chính thức đầu tiên.

Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, cả Nga và Ukraine đều mở rộng triển khai máy bay chiến đấu tấn công mặt đất thời Liên Xô Su-25. Những tiêm kích này có thể bay tầm thấp để thoát khỏi các hệ thống radar và tên lửa của đối phương.

Trên thực tế, ngày 18/2, Bộ Quốc phòng Nga đã đăng tải một video lên trang web chính thức cho thấy máy bay tấn công Su-25 tiến hành tấn công tên lửa nhằm vào các cơ sở và thiết bị quân sự của Ukraine. Thông báo sau đó cho biết "các tên lửa đã được phóng thành từng đôi ở độ cao thấp" và "chiến dịch trên không này đã loại bỏ các vị trí được ngụy trang của Không quân Ukraine cũng như các phương tiện bọc thép”.

Mặc dù không nêu cụ thể loại máy bay chiến đấu được sử dụng nhưng Bộ Quốc phòng Nga thường xuyên đăng tải video xe bọc thép và các vị trí ngụy trang của quân đội Ukraine bị phá hủy bởi máy bay tấn công Su-25.

Tiêm kích này của Nga đã được nâng cấp thành các cấu hình khác nhau nhưng Su-25SM3 là phiên bản hiện đại nhất.

"Su-25SM3: Siêu cường trên chiến trường"

Su-25SM3 là một phiên bản nâng cấp của Su-25 Grach (NATO gọi là Frogfoot), một máy bay tấn công cận âm được chế tạo để hỗ trợ trực tiếp các lực lượng mặt đất trên chiến trường cả ngày lẫn đêm bằng cách tấn công vào các mục tiêu có thể nhìn thấy, cũng như phá hủy các mục tiêu yêu cầu sự phối hợp cụ thể trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào.

Su-25SM3 có bán kính chiến đấu là 650km, tốc độ tối đa 975 km/h và tải trọng 4,4 tấn. Chiến đấu cơ này khác biệt so với các thế hệ tiền nhiệm nhờ hệ thống thu nhận mục tiêu và định hướng SOLT-25 mới. Các thiết bị được trang bị cho máy bay chiến đấu này cũng cho phép nó xác định các mục tiêu một cách tự động. Quan trọng hơn, phiên bản nâng cấp được trang bị hệ thống GLONASS cho phép máy bay chiến đấu Su-25SM3 xác định phương hướng và vận hành các vũ khí có độ chính xác cao. Hệ thống này được cho là khiến nó có thể tăng độ chính xác của của các vũ khí không dẫn đường phóng từ trên không lên cấp độ của vũ khí dẫn đường.

Ngoài ra, nó có thể phá hủy các mục tiêu nhỏ trên không và trên mặt đất cả ngày lẫn đêm và có độ sát thương cao gấp 3 lần so với các phiên bản nâng cấp trước đó. Chiến đấu cơ này được trang bị pháo tự động 30 mm GSh-30-1 thời Liên Xô và một loạt các loại bom không dẫn đường và tên lửa không đối đất khác.

Không chỉ vậy, Su-25SM3 còn được trang bị hệ thống phòng không Vitebsk do Viện Nghiên cứu Ekran phát triển để bảo vệ các máy bay chiến đấu và trực thăng trước tên lửa dẫn đường và các hệ thống phòng không vác vai (MANPADS). Nó cũng bảo vệ tiêm kích trước các hệ thống quang học và hệ thống gây nhiễu điện tử.

Bởi vì quân đội Ukraine mở rộng triển khai các hệ thống phòng không để bắn hạ các máy bay tấn công mặt đất bay thấp nên Su-25SM3 có thể sử dụng hệ thống phòng không Vitebsk để tấn công các mục tiêu của Kiev. Những chiếc Su-25SM3 đầu tiên đã được cung cấp cho quân đội Nga vào năm 2015.

Ngoài tác chiến điện tử, hệ thống này được sử dụng để phóng tên lửa nếu máy bay bị tấn công bởi các hệ thống phòng không vác vai. Đặc điểm này có vai trò quan trọng, bởi cả Nga và Ukraine đều tổn thất một số tiêm kích Su-25 trong quá trình chiến đấu suốt gần 1 năm qua. Do đó, khả năng phòng không giúp tăng cường mức độ sống sót của máy bay trong không phận phức tạp ở Ukraine.

Ông Vijainder K. Thakur - một sĩ quan Không quân Ấn Độ đã nghỉ hưu cho biết: "Bên cạnh cải thiện khả năng, Không quân Nga đang sử dụng các chiến thuật hiệu quả hơn nên đã hạn chế được việc tổn thất Su-25. Các biến thể của Su-25 đã góp phần vào việc hỗ trợ các lực lượng mặt đất dưới sự bảo vệ của Su-35 và Su-30”.

Su-25SM3 có thể tham gia vào hệ thống quản lý chiến trường tự động của Không quân Nga, vốn sử dụng các hệ thống trinh sát và tấn công khác nhau theo hình thức chiến tranh lấy mạng làm trung tâm (network-centric concept).

Giữa bối cảnh Nga tiếp tục tấn công vào phòng tuyến của Ukraine và cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ hai, những chiến đấu cơ được nâng cấp này sẽ tăng cường đáng kể khả năng tấn công trên không của Moscow./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thách thức của Ukraine khi sắp cạn kiệt xe tăng T-64
Thách thức của Ukraine khi sắp cạn kiệt xe tăng T-64

VOV.VN - Khi xung đột nổ ra, Ukraine có khoảng 800 xe tăng T-64 sẵn sàng hoạt động. Trong 11 tháng từ khi Nga tăng cường các cuộc tấn công, Ukraine đã tổn thất một nửa số xe tăng này.

Thách thức của Ukraine khi sắp cạn kiệt xe tăng T-64

Thách thức của Ukraine khi sắp cạn kiệt xe tăng T-64

VOV.VN - Khi xung đột nổ ra, Ukraine có khoảng 800 xe tăng T-64 sẵn sàng hoạt động. Trong 11 tháng từ khi Nga tăng cường các cuộc tấn công, Ukraine đã tổn thất một nửa số xe tăng này.

Những loại xe tăng chiến đấu chủ lực đã tham chiến tại Ukraine trong 1 năm qua
Những loại xe tăng chiến đấu chủ lực đã tham chiến tại Ukraine trong 1 năm qua

VOV.VN - Tròn 1 năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Mặc dù, các nước phương Tây đã hứa hẹn chuyển giao các xe tăng hiện đại của khối NATO nhưng đến giờ, Ukraine đang dựa vào xe tăng từ thời Liên Xô để giữ vững phòng tuyến.

Những loại xe tăng chiến đấu chủ lực đã tham chiến tại Ukraine trong 1 năm qua

Những loại xe tăng chiến đấu chủ lực đã tham chiến tại Ukraine trong 1 năm qua

VOV.VN - Tròn 1 năm kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Mặc dù, các nước phương Tây đã hứa hẹn chuyển giao các xe tăng hiện đại của khối NATO nhưng đến giờ, Ukraine đang dựa vào xe tăng từ thời Liên Xô để giữ vững phòng tuyến.

Nga tuyên bố đánh trúng kho đạn dược, bắn hạ UAV của Ukraine
Nga tuyên bố đánh trúng kho đạn dược, bắn hạ UAV của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/2 cho biết, các lực lượng nước này đã tấn công các kho đạn dược và các mục tiêu quân sự khác của Ukraine ở nhiều khu vực.

Nga tuyên bố đánh trúng kho đạn dược, bắn hạ UAV của Ukraine

Nga tuyên bố đánh trúng kho đạn dược, bắn hạ UAV của Ukraine

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga ngày 18/2 cho biết, các lực lượng nước này đã tấn công các kho đạn dược và các mục tiêu quân sự khác của Ukraine ở nhiều khu vực.

Nga khai hỏa pháo tự hành 2S34 công phá phòng tuyến của Ukraine ở Donbass
Nga khai hỏa pháo tự hành 2S34 công phá phòng tuyến của Ukraine ở Donbass

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa đăng tải video cho thấy quân đội nước này triển khai hệ thống pháo tự hành 2S34 120mm, được biết đến với tên gọi Hosta hoặc Khosta, để phá hủy tuyến phòng thủ của Ukraine tại Donbass.

Nga khai hỏa pháo tự hành 2S34 công phá phòng tuyến của Ukraine ở Donbass

Nga khai hỏa pháo tự hành 2S34 công phá phòng tuyến của Ukraine ở Donbass

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga vừa đăng tải video cho thấy quân đội nước này triển khai hệ thống pháo tự hành 2S34 120mm, được biết đến với tên gọi Hosta hoặc Khosta, để phá hủy tuyến phòng thủ của Ukraine tại Donbass.

Bên trong hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga triển khai ở Ukraine
Bên trong hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga triển khai ở Ukraine

VOV.VN - Quân đội Nga tiếp tục sử dụng hệ thống phòng không Buk-M2 để "che lưng" cho lực lượng Nga tham chiến tại Ukraine. Tổ hợp cơ động cao này có khả năng đánh chặn máy bay (cả chiến thuật lẫn chiến lược), tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, bom dẫn đường...

Bên trong hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga triển khai ở Ukraine

Bên trong hệ thống phòng không Buk-M2 của Nga triển khai ở Ukraine

VOV.VN - Quân đội Nga tiếp tục sử dụng hệ thống phòng không Buk-M2 để "che lưng" cho lực lượng Nga tham chiến tại Ukraine. Tổ hợp cơ động cao này có khả năng đánh chặn máy bay (cả chiến thuật lẫn chiến lược), tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, bom dẫn đường...