Phương án mới phóng tên lửa đạn đạo từ dưới nước vừa được Nga cấp bằng sáng chế

VOV.VN - Ý tưởng về tổ hợp tên lửa đạn đạo bố trí cố định dưới nước không được quan tâm nhiều. Tuy nhiên, Nga đã cấp bằng sáng chế cho một thiết kế như vậy cách đây vài tuần.

Phát triển mới

Hiện nay, có một số phương pháp bố trí và triển khai tên lửa đạn đạo. Một vài trong số đó đã được đưa vào ứng dụng thành công, trong khi một số khác vẫn chưa thể vượt qua những ý tưởng ban đầu để đi vào thực tiễn. Tổ hợp tên lửa đạn đạo bố trí cố định dưới nước là ý tưởng không được quan tâm nhiều, tuy nhiên, Nga đã cấp bằng sáng chế cho một thiết kế như vậy cách đây vài tuần.

Thiết kế ban đầu của bệ phóng từ dưới nước được mô tả trong bằng sáng chế RU 2748503 “Phương pháp điều khiển đường bay của tên lửa chiến đấu”, được cấp vào cuối tháng 5/2021 của tác giả Yuri Iosifovich Polevoy, một nhân viên của Đại học Giao thông vận tải Samara - người nắm giữ hơn 200 bằng sáng chế cho các phát minh khác nhau, bao gồm cả trong lĩnh vực vũ khí nhỏ và tên lửa. Bằng sáng chế đề xuất một cách bố trí khác thường tên lửa chiến đấu, có một số ưu điểm so với những các phương án đã được biết đến và đang sử dụng.

Cùng với bệ phóng khác thường, một kỹ thuật phóng và bay mới được đề xuất. Các biện pháp này phải đảm bảo đột phá hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương, được thiết kế để đánh chặn các mục tiêu đạn đạo “thông thường”. Ngoài khả năng ngụy trang và độ ổn định cao của tổ hợp đã được khẳng định, tác giả hứa hẹn có thể giảm chi phí chế tạo bệ phóng; có thể chuyển bệ phóng đến một khoảng cách tối thiểu tính từ các mục tiêu tiềm năng, giúp giảm thời gian tên lửa bay.

Thiết kế ban đầu

Một bệ phóng ngầm khác thường (bằng sáng chế có tên “bệ phóng cùng tên lửa” - PUR) được chế tạo dưới dạng một tổ hợp hoàn toàn tự động, có tất cả các hệ thống và phương tiện cần thiết để cơ động vào một khu vực nhất định và phóng tên lửa. Cơ sở của PUR là một bàn phóng cùng các tổ máy cần thiết bên trong, gồm thống điều khiển, hệ thống đẩy, một đài liên lạc để nhận chỉ định mục tiêu và lệnh phóng… Trên bàn đế gắn bốn xi lanh đóng vai trò ổn định, cân bằng; ở chính trung tâm bố trí một tên lửa.

PUR có thể được kích hoạt động bằng một cuộc gọi từ trạm chỉ huy. Trong mọi trường hợp, đều sử dụng kênh vô tuyến an toàn. Để sử dụng như một phần của tổ hợp mới, tên lửa bán đạn đạo có khả năng “đánh lừa” hệ thống phòng thủ tên lửa của đối phương được khuyến nghị sử dụng. Trong giai đoạn đầu của hành trình bay, tên lửa được hướng đến một mục tiêu giả, để đánh lừa hệ thống phòng thủ của đối phương, sau đó nhắm mục tiêu lại và thay đổi quỹ đạo tương ứng.

Nguyên lý hoạt động

Các thiết kế PUR của Polevoy được đề xuất bố trí bí mật tại một khu vực tối ưu, ở khoảng cách tối thiểu với lãnh thổ của kẻ thù tiềm năng và được bảo vệ khỏi các thiết bị giám sát của kẻ thù. Chúng được thiết kế để làm nhiệm vụ ở độ sâu từ 100-300 mét, trong các phiên liên lạc thường xuyên, các tổ hợp tự động này phải nhận được các thông tin và mệnh lệnh cần thiết. Khi nhận được lệnh chiến đấu, PUR sẽ cơ động đến độ sâu được quy định.

Quá trình này được thực hiện bằng cách nạp khí nén vào thể tích kín của các xi lanh cân bằng; trong trường hợp này, pít-tông di động phải chuyển nước khỏi phần hở. Sau khi lên đến độ sâu 100 m hoặc nhỏ hơn, bệ phóng có thể phóng tên lửa. Quá trình bay của tên lửa đến mục tiêu được thực hiện theo một quỹ đạo được lập trình với sự hiệu chỉnh bằng cách sử dụng định vị vệ tinh. Sau khi hoàn thành việc khai hỏa tên lửa, PUR quay trở lại độ sâu ban đầu.

Ưu và nhược điểm

Ở Nga và nước ngoài, các phiên bản khác nhau của bệ phóng tự động/bệ phóng tên lửa đạn đạo đã nhiều lần được đề xuất. Tuy nhiên, các phương án chỉ được ứng dụng trong lĩnh vực thử nghiệm-phát triển: các bệ chìm được sử dụng để thử nghiệm các tên lửa mới, phóng từ dưới nước. Bệ phóng theo bằng sáng chế RU 2748503 cũng như một số phát triển tương tự khác, có cả ưu và nhược điểm và khó kết luận là phát minh của Polevoy sẽ được hải quân Nga quan tâm.

Ưu điểm chính của PUR đã được cấp bằng sáng chế là tương đối đơn giản và chi phí thiết kế thấp. Việc lắp đặt như vậy nhỏ gọn và nhẹ hơn tàu ngầm tên lửa. Ngoài ra, việc bố trí cố định và không có thủy thủ đoàn sẽ giúp đơn giản hóa việc vận hành. Tuy nhiên, mỗi PUR được đề xuất chỉ mang một tên lửa và cần phải có cả một bộ sản phẩm như vậy để thay thế hoàn toàn cả tổ hợp. Việc lắp đặt chúng vào vị trí cũng không hề đơn giản, do vậy, lợi ích kinh tế của tổ hợp này vẫn chưa rõ ràng.

Chất lượng chiến đấu của tàu ngầm tên lửa chiến lược được quyết định chủ yếu bởi khả năng tàng hình và tính cơ động. Việc phát hiện và vô hiệu hóa một mục tiêu như vậy là một nhiệm vụ rất khó khăn đối với lực lượng phòng thủ của đối phương. Dưới góc độ này, PUR có một số nhược điểm. Trước hết, cần phải tìm một khu vực an toàn gần lãnh thổ của kẻ thù để triển khai PUR và bản thân điều này đã là một nhiệm vụ khó khăn. Ngoài ra, việc lắp đặt cố định sẽ trở thành mục tiêu khá dễ dàng cho hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của đối phương - việc xác định tổ hợp này ở giai đoạn triển khai hoặc khi đang làm nhiệm vụ chỉ là vấn đề thời gian.

Cuối cùng, sự xuất hiện và bố trí PUR ở các vị trí chắc chắn sẽ gây ra phản ứng tiêu cực từ đối thủ tiềm năng. Các chi tiết cụ thể của một khu phức hợp như vậy cũng như việc triển khai sẽ dẫn đến cáo buộc có ý đồ gây hấn. Về mặt này, PUR thua các tàu ngầm, vốn có khả năng răn đe hiệu quả hơn và đồng thời có thể duy trì khoảng cách rất xa so với các mục tiêu của chúng mà không thu hút sự chú ý chính trị quá mức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm Nga trang bị tên lửa siêu thanh - Đối thủ đáng gờm với bất kỳ lực lượng nào
Tàu ngầm Nga trang bị tên lửa siêu thanh - Đối thủ đáng gờm với bất kỳ lực lượng nào

VOV.VN - Việc tàu ngầm Nga có thể được trang bị tên lửa siêu thanh khiến việc ngăn chặn nó trở thành thách thức khó khăn với bất kỳ lực lượng nào.

Tàu ngầm Nga trang bị tên lửa siêu thanh - Đối thủ đáng gờm với bất kỳ lực lượng nào

Tàu ngầm Nga trang bị tên lửa siêu thanh - Đối thủ đáng gờm với bất kỳ lực lượng nào

VOV.VN - Việc tàu ngầm Nga có thể được trang bị tên lửa siêu thanh khiến việc ngăn chặn nó trở thành thách thức khó khăn với bất kỳ lực lượng nào.

Nga sắp phóng thử ICBM có thể làm phá sản kế hoạch phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ
Nga sắp phóng thử ICBM có thể làm phá sản kế hoạch phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ

VOV.VN - Cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat từ hầm chứa (silo) của Nga dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu này, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga nhận định với TASS.

Nga sắp phóng thử ICBM có thể làm phá sản kế hoạch phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ

Nga sắp phóng thử ICBM có thể làm phá sản kế hoạch phòng thủ tên lửa toàn cầu của Mỹ

VOV.VN - Cuộc phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sarmat từ hầm chứa (silo) của Nga dự kiến sẽ diễn ra vào mùa thu này, nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga nhận định với TASS.

Nga chế tạo tên lửa siêu thanh tầm xa X-95
Nga chế tạo tên lửa siêu thanh tầm xa X-95

VOV.VN - Giám đốc Học viện quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu, Thượng tướng Vladimir Zarudnitsky cho biết, Nga đang phát triển tên lửa không quân siêu thanh tầm xa X-95 mới nhất.

Nga chế tạo tên lửa siêu thanh tầm xa X-95

Nga chế tạo tên lửa siêu thanh tầm xa X-95

VOV.VN - Giám đốc Học viện quân sự thuộc Bộ Tổng tham mưu, Thượng tướng Vladimir Zarudnitsky cho biết, Nga đang phát triển tên lửa không quân siêu thanh tầm xa X-95 mới nhất.