Sức mạnh siêu pháo phòng không Pantsir-SM Nga sắp đưa tới chiến trường Ukraine

VOV.VN - Trong thời gian tới các lực lượng Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine có thể tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không nâng cấp Pantsir-SM và thử nghiệm hệ thống này trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Quân đội Nga tham gia chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass đang được trang bị nhiều loại vũ khí phòng không khác nhau, trong đó có tổ hợp tên lửa – pháo phòng không Pantsir-S1 mà Moscow cho là đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ các binh sỹ và dân thường.

Một số nguồn tin tiết lộ, trong thời gian tới họ có thể tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không nâng cấp Pantsir-SM và thử nghiệm hệ thống này trong điều kiện chiến đấu thực tế.

Theo hãng tin RIA Novosti, hệ thống Pantsir-SM đầy cho bhứa hẹn sẽ sớm phụ vục trong quân đội trong tương lai gần, song ngày giờ cụ thể vẫn chưa được tiết lộ. Tổ hợp này sẽ chịu trách nhiệm phát hiện, tiêu diệt máy bay không người lái và tên lửa của Ukraine, thậm chí tấn công các mục tiêu đó ở phạm vi rộng hơn.

Pantsir-SM có khả năng đối phó với cả máy bay cánh quạt và cánh cố định, các vũ khí tấn công chính xác gồm cả tên lửa hành trình và chống hạm cũng như mọi loại mục tiêu bay không người lái. Trước mắt, Pantsir-SM sẽ phải thử nghiệm tên lửa phòng không dẫn đường cỡ nhỏ để chống lại máy bay không người lái. Theo nhà sản xuất, nó có thể mang được 48 tên lửa như vậy.

Lợi thế của Pantsir-SM

Hệ thống "Pantsir-SM" mới nhất hầu như giữ lại cấu trúc và tính năng chính của các hệ thống Pantir-S ra đời trước đó. Tuy nhiên nó được đánh giá là có khả năng chiến đấu mạnh gấp từ 1,5 - 2 lần so với phiên bản cũ Pantsir-S1.

Pantsir-SM là hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn di động dựa trên khung gầm xe tải quân sự KamAZ K-53958 8 × 8 với buồng lái bọc giáp đặt ở phía trước xe, giúp bảo vệ kíp điều khiển trước sự tấn công của vũ khí nhỏ và mảnh đạn pháo. 

Nó sử dụng các đạn tên lửa nhỏ hơn giúp tăng số lượng ống phóng tên lửa mang theo lên gấp 4 lần (tăng từ 12 lên 48 tên lửa). Thiết kế nhìn chung không thay đổi nhiều so với những phiên bản cũ. Ở mặt trước có một ăng-ten dành cho trạm radar theo dõi mục tiêu (STS), phía trên là hệ thống quang điện tử và phía cuối là hệ thống phát hiện mục tiêu (SOC). Pantsir-SM có hai khẩu pháo 2A38 cỡ nòng 30 mm và các bệ phóng có thể gắn 6 tên lửa ở mỗi bệ bố trí hai bên sườn.

Tổ hợp thiết kế SKB đã phát triển hệ thống radar đa chức năng mảng định pha chủ động (AESA) mới cho tên lửa phòng không Pantsir-SM. Với sự trợ giúp của radar này, phạm vi quan sát của Pantsir-SM đã tăng từ 40 km lên 75 km và phạm vi tấn công từ 20 km lên 40 km. Radar AESA còn giúp tăng số lượng mục tiêu giám sát cùng lúc và khả năng phát hiện các mục tiêu như tên lửa hành trình và mục tiêu bay trang bị công nghệ tàng hình.

Pantsir-SM có thể phóng tên lửa hai tầng tốc độ cao mới 57E6M-E có tầm bắn tối đa 30 km và 57E6-E có tầm bắn từ 15 đến 18 km. Ngoài ra, nó cũng được trang bị 4 khẩu pháo bắn nhanh tự động 2A38M cỡ nòng 30mm, được coi là tốt nhất thế giới trong cùng chủng loại. Tốc độ bắn đạt 5.000 quả đạn mỗi phút, cơ số đạn là 1.400 quả. Khoảng thời gian giữa các lần phóng tên lửa và đánh chặn những mục tiêu mới của Pantsir chỉ trong 1,5 giây. Kíp điều khiển chỉ có 3 người, trong khi thời gian triển khai tổ hợp là 5 phút.

Pháo 2A38M được thiết kế để hoạt động trong mọi điều kiện môi trường từ -50 đến +50°C, tầm bắn hiệu quả đối với các mục tiêu trên không từ 200 đến 2.000 m độ cao tối đa là 4.000 m.

Ngoài các tên lửa nói trên, Nga cũng phát triển tên lửa cỡ nhỏ 19Y6 dùng để chống lại các máy bay không người lái cỡ nhỏ. 19Y6 ngắn hơn và có đường kính nhỏ hơn so với tên lửa 57E6E.

Kết quả mong đợi

Trên chiến trường, Pantsir-S1 có khả năng đối phó với nhiều mục tiêu trên không khác nhau, từ máy bay chiến thuật cho đến các máy bay không người lái cỡ nhỏ. Nó đã sớm thể hiện hiệu quả trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Phiên bản hiện đại hóa Pantsir-SM được cho là sẽ sớm tham gia các hoạt động của Nga tại Ukraine với kỳ vọng nhanh chóng phát huy thế mạnh, RIA Novosti đưa tin.

Theo giới phân tích, Pantsir-SM có rất nhiều lợi thế. Trước hết là hiệu suất và phạm vi hoạt động gia tăng. Do được tích hợp hệ thống radar mới, phạm vi phát hiện tất cả các mục tiêu chính đã tăng gần gấp đôi. Ngoài ra, nó có thể hoạt động theo dữ liệu từ radar của bên thứ 3, với phạm vi thậm chí còn lớn hơn. Bên cạnh đó, Pantsir-SM cũng được nâng cấp về hỏa lực và tính linh hoạt. Để tiêu diệt UAV hoặc vũ khí chính xác cao trong bán kính vài km, Pantsir-SM sẽ sử dụng tên lửa cỡ nhỏ 12Ya6. Nó chỉ sử dụng các khẩu pháo 30mm như một phương thức tấn công cuối cùng.

Nếu Pantsir-SM được thử nghiệm thành công trên chiến trường, hệ thống này có thể sớm được đưa vào trang bị cho các đơn vị chiến đấu và sản xuất hàng loạt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cối tự hành 2S4 "Tulip" xuyên thủng công sự và làm nổ tung kho đạn dược của Ukraine
Cối tự hành 2S4 "Tulip" xuyên thủng công sự và làm nổ tung kho đạn dược của Ukraine

VOV.VN - Lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) được cho là đã sử dụng pháo cối tự hành “lớn nhất thế giới” tấn công các mục tiêu của quân đội Ukraine tại Donetsk.

Cối tự hành 2S4 "Tulip" xuyên thủng công sự và làm nổ tung kho đạn dược của Ukraine

Cối tự hành 2S4 "Tulip" xuyên thủng công sự và làm nổ tung kho đạn dược của Ukraine

VOV.VN - Lực lượng dân quân của Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR) được cho là đã sử dụng pháo cối tự hành “lớn nhất thế giới” tấn công các mục tiêu của quân đội Ukraine tại Donetsk.

Ukraine thừa nhận thiếu khả năng phòng thủ trước tên lửa đạn đạo của Iran
Ukraine thừa nhận thiếu khả năng phòng thủ trước tên lửa đạn đạo của Iran

VOV.VN - Không quân Ukraine ngày 30/1 thừa nhận họ không có phương tiện để đối phó với tên lửa đạn đạo của Iran nếu Nga sử dụng những tên lửa này trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Ukraine thừa nhận thiếu khả năng phòng thủ trước tên lửa đạn đạo của Iran

Ukraine thừa nhận thiếu khả năng phòng thủ trước tên lửa đạn đạo của Iran

VOV.VN - Không quân Ukraine ngày 30/1 thừa nhận họ không có phương tiện để đối phó với tên lửa đạn đạo của Iran nếu Nga sử dụng những tên lửa này trong cuộc xung đột tại Ukraine.

Hé lộ kịch bản Ukraine tấn công Crimea khi xung đột đến hồi quyết định
Hé lộ kịch bản Ukraine tấn công Crimea khi xung đột đến hồi quyết định

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine có nguy cơ trở nên ác liệt hơn trong năm nay giữa bối cảnh có đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công lớn và Ukraine tiếp nhận thêm nhiều vũ khí tiên tiến hơn do phương Tây hỗ trợ.

Hé lộ kịch bản Ukraine tấn công Crimea khi xung đột đến hồi quyết định

Hé lộ kịch bản Ukraine tấn công Crimea khi xung đột đến hồi quyết định

VOV.VN - Cuộc xung đột Nga-Ukraine có nguy cơ trở nên ác liệt hơn trong năm nay giữa bối cảnh có đồn đoán cho rằng Nga đang chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công lớn và Ukraine tiếp nhận thêm nhiều vũ khí tiên tiến hơn do phương Tây hỗ trợ.