Tên lửa Iran mà Nga đang để mắt tới có thể sánh với ATACMS Mỹ hỗ trợ Ukraine?

VOV.VN - Nga có thể sẽ mua tên lửa do Iran sản xuất vào cuối tháng này khi Tehran và Moscow củng cố quan hệ giữa bối cảnh xung đột ở Ukraine tiếp diễn.

Các quan chức quân sự cấp cao Nga và Iran đã xem xét các vũ khí tiên tiến của Iran tại cả hai nước hồi tháng 8 và tháng 9 và "có lẽ sẽ bao gồm cả một thỏa thuận mua bán tên lửa và UAV" trong một vài tuần nữa khi các hạn chế do Liên Hợp Quốc áp đặt hết hạn, Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington đánh giá.

Các biện pháp hạn chế về việc mua bán tên lửa mà Liên Hợp Quốc đưa ra sẽ hết hạn vào ngày 18/10, tức là Nga có thể mua các tên lửa do Iran sản xuất chỉ trong một vài tuần nữa.

Một lựa chọn sẵn có mà Điện Kremlin đang cân nhắc được cho là tên lửa đạn đạo tầm ngắn Fateh-110, cũng như các tên lửa tầm xa khác được Tehran sản xuất.

Vào cuối những năm 1990, Fateh-110 được đánh giá là tên lửa thiếu chính xác nhưng Iran đã phát triển các phiên bản mới được cải thiện trong những năm sau đó, Fabian Hinz, học giả nghiên cứu về quốc phòng và quân sự tại Viên Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) cho hay.

Trải qua quá trình phát triển, phiên bản Fateh-110 hiện đại nhất là tên lửa dẫn đường chính xác "rất hiệu quả", ông Hinz nhận định. Theo ông, đây là một hệ thống rất linh động, hiệu quả và dễ sử dụng.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), tên lửa đạn đạo tầm ngắn nhiên liệu rắn Fateh-110 có thể mang khối lượng chất nổ lên tới 500kg. Một số phiên bản có tầm hoạt động lên tới 500km. Điều này đặt chúng có thể sánh ngang với tên lửa ATACMS của quân đội Mỹ và tên lửa hành trình tầm xa Taurus do Đức sản xuất. Trước đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết, Washington sẽ cung cấp ATACMS cho Ukraine, song không nêu chi tiết.

Các tên lửa Fateh với tầm bắn 500km "có thể so sánh" với ATACMS, ông Hinz đánh giá. Chúng sử dụng cùng một hệ thống định vị mặc dù Fateh lớn hơn và nặng hơn, trong khi ATACMS chính xác và đáng tin cậy hơn nhưng lại đắt đỏ hơn.

Với Nga, các tên lửa giá rẻ đã chứng minh hiệu quả trong cuộc xung đột ở Ukraine. Moscow đã tiến hành tập kích tên lửa trong những tháng qua khi phóng nhiều loại tên lửa trong một vài giờ. Mặc dù một số nhà phân tích nhận định, Nga đang cạn kiệt vũ khí nhưng theo ông Hinz, Moscow vẫn có số lượng vũ khí dự trữ nhất định để sử dụng trong kịch bản xung đột với NATO nổ ra,

Theo chuyên gia này, các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình chỉ có thể sử dụng một lần và "nếu bạn muốn sử dụng chúng cho các nhiệm vụ tấn công thì chiến dịch này sẽ rất đắt đỏ", cũng như yêu cầu số lượng lớn.

Các lựa chọn khác của Nga thường có chi phí lớn. Chẳng hạn, các tên lửa hành trình sản xuất nội địa như Kh-101 và Kh-555 có thể có giá tới 1,7 triệu USD, Fabian Hoffmann, nhà nghiên cứu tại Đại học Oslo, Na Uy cho hay. Ian Williams, Phó Giám đốc Dự án Phòng thủ Tên lửa của CSIS thì tiết lộ, chi phí của tên lửa Kh-101 là khoảng 1,2 triệu USD. Trong khi đó, chi phí sản xuất UAV cảm tử Shahed của Iran chỉ dao động từ 20.000 - 50.000 USD.

Tên lửa Fateh-110 tấn công các mục tiêu của Ukraine với tốc độ cao hơn và gây ra sự phá hủy lớn hơn so với UAV cảm tử Shahed. Các tên lửa Fateh-110 cũng khó đánh chặn hơn so với dòng UAV Shahed vốn bay chậm. Hệ thống phòng không Patriot do Mỹ sản xuất có thể đánh chặn các tên lửa trên nhưng không thể bảo vệ mọi mục tiêu. Iran rõ ràng đã thiết kế Fateh-110 khi cân nhắc đến khả năng của Patriot.

Dù chưa rõ Iran có sẵn sàng bán tên lửa trên cho Nga hay không nhưng nhiều tên lửa như Fateh-110, tên lửa tầm xa Fateh-313 và tên lửa Zolfaghar với tầm bắn 700km đều có phiên bản xuất khẩu. Điều này cho thấy Iran có khả năng sẽ cung cấp chúng cho Nga.

Hồi tháng 9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã đi thị sát một loạt vũ khí công nghệ cao của Iran, trong đó có tên lửa. Ông Shoigu cũng nhận định với Bộ trưởng Quốc phòng Iran Mohammad-Rez rằng: “Sức ép trừng phạt lên Moscow và Tehran đã không hiệu quả khi sự hợp tác hai nước đang đạt tới tầm cao mới".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phi công Ukraine kể về mối nguy hiểm khi bay tầm thấp
Phi công Ukraine kể về mối nguy hiểm khi bay tầm thấp

VOV.VN - Dù biết rõ những rủi ro và mối nguy hiểm khi bay ở tầm thấp, nhưng các phi công Ukraine vẫn làm như vậy để theo dõi các mục tiêu quân sự của Nga.

Phi công Ukraine kể về mối nguy hiểm khi bay tầm thấp

Phi công Ukraine kể về mối nguy hiểm khi bay tầm thấp

VOV.VN - Dù biết rõ những rủi ro và mối nguy hiểm khi bay ở tầm thấp, nhưng các phi công Ukraine vẫn làm như vậy để theo dõi các mục tiêu quân sự của Nga.

Máy bay ném bom Nga xuất kích, phá hủy mục tiêu của Ukraine trên đảo Rắn
Máy bay ném bom Nga xuất kích, phá hủy mục tiêu của Ukraine trên đảo Rắn

VOV.VN - Nga đã triển khai máy bay ném bom thực hiện các cuộc tấn công vào vị trí của Ukraine tại đảo Rắn. Cuộc tấn công nhằm mục đích phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và căn cứ các đơn vị của Ukraine trên hòn đảo này.

Máy bay ném bom Nga xuất kích, phá hủy mục tiêu của Ukraine trên đảo Rắn

Máy bay ném bom Nga xuất kích, phá hủy mục tiêu của Ukraine trên đảo Rắn

VOV.VN - Nga đã triển khai máy bay ném bom thực hiện các cuộc tấn công vào vị trí của Ukraine tại đảo Rắn. Cuộc tấn công nhằm mục đích phá hủy cơ sở hạ tầng quân sự và căn cứ các đơn vị của Ukraine trên hòn đảo này.

Mỹ trấn an đồng minh sau khi loại gói hỗ trợ Ukraine khỏi dự luật ngân sách
Mỹ trấn an đồng minh sau khi loại gói hỗ trợ Ukraine khỏi dự luật ngân sách

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách trấn an các đồng minh sau khi loại gói hỗ trợ bổ sung cho Ukraine ra khỏi dự luật ngân sách tạm thời. Dù giúp Chính phủ liên bang thoát được nguy cơ đóng cửa vào phút chót, song dự luật lại đặt chính quyền Tổng thống Joe Biden vào tình thế khó xử, thậm chí đe doạ mặt trận thống nhất mà phương Tây vẫn thể hiện đối với cuộc xung đột Ukraine.

Mỹ trấn an đồng minh sau khi loại gói hỗ trợ Ukraine khỏi dự luật ngân sách

Mỹ trấn an đồng minh sau khi loại gói hỗ trợ Ukraine khỏi dự luật ngân sách

VOV.VN - Tổng thống Mỹ Joe Biden đang tìm cách trấn an các đồng minh sau khi loại gói hỗ trợ bổ sung cho Ukraine ra khỏi dự luật ngân sách tạm thời. Dù giúp Chính phủ liên bang thoát được nguy cơ đóng cửa vào phút chót, song dự luật lại đặt chính quyền Tổng thống Joe Biden vào tình thế khó xử, thậm chí đe doạ mặt trận thống nhất mà phương Tây vẫn thể hiện đối với cuộc xung đột Ukraine.

Giải mã lối đánh hiện nay của Ukraine trước khả năng thích nghi của Nga
Giải mã lối đánh hiện nay của Ukraine trước khả năng thích nghi của Nga

VOV.VN - Sau khi nhận ra lối đánh phương Tây không phù hợp với điều kiện chiến trường, các lực lượng của Ukraine đã chuyển sang lối đánh mà họ hiểu rõ nhất để thăm dò phòng tuyến Nga.

Giải mã lối đánh hiện nay của Ukraine trước khả năng thích nghi của Nga

Giải mã lối đánh hiện nay của Ukraine trước khả năng thích nghi của Nga

VOV.VN - Sau khi nhận ra lối đánh phương Tây không phù hợp với điều kiện chiến trường, các lực lượng của Ukraine đã chuyển sang lối đánh mà họ hiểu rõ nhất để thăm dò phòng tuyến Nga.

Bước lùi của NATO trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine giữa thời điểm then chốt
Bước lùi của NATO trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine giữa thời điểm then chốt

VOV.VN - Ukraine đã nhận được những tin tức không mấy tích cực từ các đối tác NATO giữa bối cảnh nước này đang tiếp tục nỗ lực phản công nhằm giành lại các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát.

Bước lùi của NATO trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine giữa thời điểm then chốt

Bước lùi của NATO trong hỗ trợ vũ khí cho Ukraine giữa thời điểm then chốt

VOV.VN - Ukraine đã nhận được những tin tức không mấy tích cực từ các đối tác NATO giữa bối cảnh nước này đang tiếp tục nỗ lực phản công nhằm giành lại các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát.