Quảng Nam chưa xử lý được người đứng đầu khi tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp

VOV.VN - Tỉnh Quảng Nam từng ra tối hậu thư về việc “điều người, điều vốn” đối với các chủ đầu tư giải ngân không đạt yêu cầu nhưng nhiều ý kiến phản ánh tình trạng cán bộ mang tâm lý: “thà đứng trước Hội đồng kỷ luật còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử” đã gây ách tắc.

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 của tỉnh Quảng Nam đạt 86,9%; năm 2022 đạt 79,7% và năm 2023, tính đến ngày 30/11 mới giải ngân đạt 54,6%, thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước (59,5%).

Theo các đại biểu HĐND tỉnh Quảng Nam, cử tri bức xúc khi những năm gần đây tỷ lệ giải ngân liên tục giảm sâu nhưng chưa một cá nhân, đại diện chủ đầu tư, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nào bị xử lý, làm rõ trách nhiệm. Ngày 27/8/2021, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam ban hành Chỉ thị số 15 về đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh. Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng nhiều lần đưa ra thông điệp quyết liệt về việc “điều người, điều vốn” đối với các đơn vị, địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp.

Rất nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam triển khai ì ạch, kéo dài từ năm này qua năm khác, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân, gây bức xúc trong dư luận…

Một số đại biểu phản ánh, tỷ lệ giải ngân vốn ODA quá thấp, nhiều dự án không thể giải ngân được phải trả vốn. Dự án vốn ODA đã có cam kết với đối tác nhưng liên tục chậm tiến độ vì “điểm nghẽn” cố hữu trong công tác giải phóng mặt bằng.

Đơn cử như dự án Liên kết vùng miền Trung địa phận tỉnh Quảng Nam sử dụng vốn vay ODA từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế của Hàn Quốc EDCF có tổng mức đầu tư hơn 768 tỷ đồng. Đây là công trình giao thông cấp 2 với 2 đoạn chính đi qua 5 huyện, thành phố của tỉnh Quảng Nam gồm: thành phố Tam Kỳ và các huyện Thăng Bình, Phú Ninh, Tiên Phước, Bắc Trà My. Công tác giải phóng mặt bằng tại dự án này liên tục chậm tiến độ.

Đại biểu HĐND tỉnh đề nghị phải có giải pháp quyết liệt để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay tại các dự án vốn ODA; làm rõ trách nhiệm cụ thể của lãnh đạo các địa phương có dự án đi qua và các Ban Quản lý dự án chứ không thể cứ đổ lỗi cho cơ chế và nhận trách nhiệm chung chung.

Ông Lâm Quang Thành, Phó Trưởng ban Ban Kinh tế - Ngân sách của HĐND tỉnh Quảng Nam nêu thực trạng: “Một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ giải ngân đạt thấp là do thiếu cán bộ thẩm định các dự án đầu tư ở một số sở, ngành và các huyện. Tình trạng này nhiều năm liền chưa được khắc phục mà ngày càng khó khăn hơn. Những năm qua, tình trạng bỏ thầu ngày càng phổ biến, vậy giải pháp nào để xử lý quyết liệt tình trạng này”.

Ông Nguyễn Quang Thử, Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Quảng Nam giải thích, tiến độ giải ngân chậm xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu như: Công tác tổ chức thực hiện ở các chủ đầu tư còn nhiều hạn chế, thiếu quyết liệt, sâu sát, cụ thể; vai trò người đứng đầu chưa được phát huy, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, công tác chuẩn bị thủ tục dự án có chậm; công tác thẩm định, tư vấn còn chậm, thủ đầu tư, quyết toán chủ đầu tư còn bất cập, bị trả đi trả về hồ sơ nhiều lần… Ngoài ra, tình trạng khan hiếm nguyên vật liệu xây dựng như đất đắp, cát khiến các dự án chậm tiến độ.

Ông Nguyễn Quang Thử thừa nhận, nhiều trường hợp nhà thầu bỏ thầu thấp để trúng thầu, sau đó “bỏ của chạy lấy người” vì thi công không hiệu quả cũng đã làm ảnh hưởng đến công tác giải ngân.

 “Dư luận cho rằng hiện nay cán bộ có biểu hiện sợ sai, sợ chịu trách. Tôi cũng thấy nhiều cán bộ chuyên môn chia sẻ rằng họ sợ nói đến trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ dự án. Có nảy sinh tâm lý trong anh em là giải quyết chậm hồ sơ cũng được, thà đứng trước Hội đồng kỷ luật, còn hơn đứng trước Hội đồng xét xử. Nhiều nơi đòi hỏi năng lực chuyên môn cao nhưng cán bộ thiếu năng lực thẩm định hồ sơ, thủ tục” - ông Nguyễn Quang Thử nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng giao
Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng giao

Ngày 6/12, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay còn 21 Bộ, cơ quan Trung ương và 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng giao

Còn 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng giao

Ngày 6/12, Bộ Tài chính cho biết, hiện nay còn 21 Bộ, cơ quan Trung ương và 30 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao.

Tháo gỡ rào cản trong đầu tư công
Tháo gỡ rào cản trong đầu tư công

VOV.VN - Hiện còn 41 Bộ, cơ quan Trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức trung bình của cả nước. Rào cản nào cần tháo gỡ cho vấn đề này là nội dung chương trình trao đổi cùng chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh.

Tháo gỡ rào cản trong đầu tư công

Tháo gỡ rào cản trong đầu tư công

VOV.VN - Hiện còn 41 Bộ, cơ quan Trung ương và 24 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn mức trung bình của cả nước. Rào cản nào cần tháo gỡ cho vấn đề này là nội dung chương trình trao đổi cùng chuyên gia kinh tế, TS. Vũ Đình Ánh.

Lai Châu "chạy đua" giải ngân vốn đâu tư công
Lai Châu "chạy đua" giải ngân vốn đâu tư công

VOV.VN - Mỗi đồng ngân sách đầu tư cho hạ tầng sẽ thêm cơ hội để người dân vươn lên thoát nghèo. Dù đang gặp nhiều khó khăn khách quan về giải ngân vốn đầu tư công như địa hình, thời tiết, khí hậu, giải phóng mặt bằng, nhưng các nhà thầu và chủ đầu tư ở Lai Châu đang khắc phục khó khăn, nỗ lực từng ngày, chạy đua với thời gian để giải ngân tối đa vốn trong năm.

Lai Châu "chạy đua" giải ngân vốn đâu tư công

Lai Châu "chạy đua" giải ngân vốn đâu tư công

VOV.VN - Mỗi đồng ngân sách đầu tư cho hạ tầng sẽ thêm cơ hội để người dân vươn lên thoát nghèo. Dù đang gặp nhiều khó khăn khách quan về giải ngân vốn đầu tư công như địa hình, thời tiết, khí hậu, giải phóng mặt bằng, nhưng các nhà thầu và chủ đầu tư ở Lai Châu đang khắc phục khó khăn, nỗ lực từng ngày, chạy đua với thời gian để giải ngân tối đa vốn trong năm.