Trung Quốc tuyên bố thử thành công công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Trung Quốc ngày 19/6 thông báo nước này vừa thử nghiệm thành công công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo (ABM) và tuyên bố thử nghiệm này chỉ mang tính phòng thủ.

Thông tin về vụ bắn thử tên lửa đánh chặn được đăng trên tài khoản WeChat chính thức của Bộ Quốc phòng Trung Quốc. Theo đó, đây là một vụ thử nghiệm công nghệ đánh chặn tên lửa đạn đạo (ABM) giai đoạn giữa từ mặt đất, diễn ra tối 19/6 trong lãnh thổ Trung Quốc và đã “đạt được mục tiêu mong muốn”.

Bộ Quốc phòng nước này cũng tuyên bố, vụ thử nghiệm “mang tính phòng thủ, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào.”

Đây là năm thứ hai liên tiếp Trung Quốc tiến hành các cuộc thử nghiệm tương tự. Một vụ thử khác từng diễn ra vào tháng 2/2021. Cuộc thử nghiệm mới nhất là vụ thử công nghệ chống tên lửa đạn đạo từ đất liền thứ 6 được Trung Quốc công bố công khai. Theo truyền thông và các tuyên bố chính thức của nước này, 5 cuộc thử nghiệm trước đó lần lượt được thực hiện vào các năm 2010, 2013, 2014, 2018 và 2021. Trong đó, không rõ vụ thử đánh chặn năm 2014 thuộc giai đoạn nào, trong khi toàn bộ 5 vụ thử còn lại được tiến hành ở giai đoạn giữa.

Được biết, quá trình bay của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thường bao gồm 3 giai đoạn: đầu, giữa và cuối. Đánh chặn giai đoạn giữa là giai đoạn quan trọng nhất trong kỹ thuật đánh chặn tên lửa đạn đạo, tức đánh chặn khi đầu đạn tên lửa đang ở giai đoạn bay tự do bên ngoài bầu khí quyển.

Một chuyên gia quân sự giấu tên khi nói với Thời báo Hoàn cầu cho rằng, các vụ thử nghiệm cho thấy năng lực đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đang ngày càng đáng tin cậy và giúp củng cố khả năng răn đe của nước này trước các mối đe dọa hạt nhân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn
Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn

VOV.VN - Mỹ tiếp tục chỉ trích các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đoàn kết ủng hộ đề xuất trừng phạt Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga tìm cách bảo vệ Triều Tiên.

Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn

Mỹ muốn trừng phạt Triều Tiên về vụ tên lửa, Trung Quốc và Nga tìm cách trì hoãn

VOV.VN - Mỹ tiếp tục chỉ trích các vụ phóng thử tên lửa của Triều Tiên thời gian gần đây, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đoàn kết ủng hộ đề xuất trừng phạt Triều Tiên. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga tìm cách bảo vệ Triều Tiên.

Tên lửa BrahMos: Vũ khí chiến lược giúp Ấn Độ và Philippines đối phó Trung Quốc
Tên lửa BrahMos: Vũ khí chiến lược giúp Ấn Độ và Philippines đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Philippines đã đặt mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ phối hợp phát triển, với tổng giá trị 375 triệu USD, nhằm tăng cường năng lực hàng hải của nước này trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng hành động gây hấn tại Biển Đông.

Tên lửa BrahMos: Vũ khí chiến lược giúp Ấn Độ và Philippines đối phó Trung Quốc

Tên lửa BrahMos: Vũ khí chiến lược giúp Ấn Độ và Philippines đối phó Trung Quốc

VOV.VN - Philippines đã đặt mua tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos do Nga và Ấn Độ phối hợp phát triển, với tổng giá trị 375 triệu USD, nhằm tăng cường năng lực hàng hải của nước này trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng hành động gây hấn tại Biển Đông.

Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc
Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ bắt đầu nghiên cứu những cách thức mới để đối phó với các vũ khí siêu thanh giữa bối cảnh Washington dường như đang bị Nga và Trung Quốc bỏ lại trong lĩnh vực này.

Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc

Không muốn bị bỏ lại, Mỹ tìm cách mới đối phó tên lửa siêu thanh Nga và Trung Quốc

VOV.VN - Mỹ bắt đầu nghiên cứu những cách thức mới để đối phó với các vũ khí siêu thanh giữa bối cảnh Washington dường như đang bị Nga và Trung Quốc bỏ lại trong lĩnh vực này.