Tuần dương hạm Moskva bảo vệ chiến đấu cơ Nga ở Syria như thế nào?

VOV.VN- Đậu cách bờ biển phía Đông Địa Trung Hải 13km, tuần dương hạm Moskva có nhiệm vụ bảo đảm an toàn cho chiến đấu cơ Nga không kích IS ở Syria.

LTS: Cuối tháng 11 vừa qua, Nga đã quyết định điều tuần dương hạm Moskva đến Địa Trung Hải để bảo đảm an toàn cho các chiến đấu cơ của nước này đang tham gia không kích IS ở Syria.

Trước đây, Nga không có ý định sử dụng tàu chiến, hệ thống phòng thủ tên lửa hay các chiến đấu cơ tối tân của mình để bảo vệ các cường kích Su-24 và Su-25 của Nga đang hoạt động tại Syria vì nước này tự tin rằng, IS không được trang bị vũ khí để bắn hạ được máy bay của Nga.

Tuy nhiên, vụ máy bay tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga đã làm thay đổi tất cả quan điểm của Nga về việc bảo đảm an toàn cho các phi công của mình đang làm nhiệm vụ tại Syria.

Đại tá Alexander Shvarts trên soái hạm Moskva của Nga. Ảnh AFP

Không chỉ điều hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400, Nga còn điều cả máy bay chiến đấu đa nhiệm hiện đại Su-34 và soái hạm Moskva đến để thiết lập một trận tuyến phòng thủ vững chắc tạo hành lang an toàn cho các chiến đấu cơ của Nga tiếp tục dội bom vào IS và ngăn cản một “cú đâm sau lưng” như Tổng thống Nga Vladimir Putin mô tả về hành động bắn hạ Su-24 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Nhân dịp này, phóng viên của AFP đã được mời lên thăm quan soái hạm Moskva của Nga đang hoạt động ngoài khơi Địa Trung Hải và hiểu rõ hơn về cách thức soái hạm này bảo vệ các chiến đấu cơ Nga. VOV xin giới thiệu với các bạn bài viết của phóng viên AFP (mọi tiêu đề và tít phụ do VOV đặt theo tinh thần của AFP):

Án ngữ tại Địa Trung Hải

Đại tá Alexander Shvarts theo dõi tấn màn sắt bảo vệ hệ thống phòng thủ tên lửa trên soái hạm Moska đang hoạt động ngoài khơi Syria từ từ mở ra.

“Hệ thống này có thể phóng cùng lúc 12 quả tên lửa”, ông Shvarts nói ngày 17/12 khi đưa các phóng viên tham quan chiến hạm Moskva sau khi đã được Bộ Quốc phòng Nga cho phép, “tầm hoạt động của các quả tên lửa này vào khoảng 70km”.

Soái hạm Moskva của hạm đội Biển Đen của Nga ở Crimea là chiếc tàu chiến lớn nhất mà Nga đưa sang Syria để hỗ trợ các cường kích nước này tấn công vào các vị trí của IS.

Con tàu này hoạt động ở phía Đông Địa Trung Hải cách bờ biển Syria khoảng 13km.

Khoảng 3 tuần trước, con tàu được Liên Xô đóng từ năm 1983 này vẫn còn đậu ngoài khơi xa nhằm bảo vệ cho các tàu quân sự vận chuyển các trang thiết bị đến căn cứ của Nga tại Syria.

Tuy nhiên, sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ cường kích Su-24 của Nga khi chiếc máy bay này đang không kích IS ở khu vực biên giới Syria- Thổ Nhĩ Kỳ, tuần dương hạm Moskva đã được yêu cầu tiến gần bờ để chặn đứng mọi nguy cơ máy bay Nga bị tấn công bất ngờ khi đang không kích IS ở Syria.

“Nhiệm vụ chính của chúng tôi bây giờ là bảo đảm an toàn cho căn cứ Không quân Nga tại Hmeimim và cho các máy bay Nga đang thực hiện nhiệm vụ tại Syria”, ông Shvarts cho biết.

Trang bị vũ khí tối tân

Trước đó, không chỉ sử dụng máy bay không kích, Nga còn nã nhiều quả tên lửa hành trình Kalibr từ một tàu ngầm ở Địa Trung Hải và các tàu chiến của mình ở Biển Caspian cách đó tới 1.500km về phía Đông.

Tên lửa Kalibr của Nga phóng từ tàu ngầm Rostov-on-Don tiêu diệt IS ở Syria. Ảnh Reuters

Trong khi đó, tàu Moskva- được thiết kế chủ yếu để tấn công các tàu chiến khác trên biển và các máy bay chiến đấu- vẫn chưa phải sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào trong hàng loạt các loại vũ khí đáng sợ được trang bị trên tàu kể từ khi chiến dịch quân sự của Nga tại Syria bắt đầu hồi tháng 9/2015.

Trong số này đáng kể nhất là tên lửa Vulkan, được thiết kế để nhấn chìm tàu chiến của địch. Đây là loại tên lửa có thể được lắp đặt đầu đạn hạt nhân dù loại trên tàu không có đầu đnạ này.

“Sử dụng đầu đạn hạt nhân là việc không cần thiết như thể “lấy đại bác để bắn chim sẻ” vậy. Đây không phải là loại vũ khí phù hợp để tiêu diệt các mục tiêu IS tại Syria”, người phát ngôn quân đội Nga Igor Konashenkov chia sẻ với các phóng viên tham quan tàu.

Ngoài ra, sau vụ máy bay Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Nga cũng đã ngay lập tức điều hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân S-400 đến căn cứ Hmeimim tại Syria.

Hệ thống này có tầm hoạt động và năng lực vượt trội so với hệ thống phòng thủ tên lửa trên tàu Moskva. Chính vì thế nhiều chuyên gia cho rằng, việc điều tàu Moskva bảo vệ các máy bay của Nga không phải là hành động mang tính chiến lược bắt buộc.

Hệ thống tên lửa S-400 của Nga ở Syria. Ảnh AP

Tuy nhiên, với việc điều soái hạm Moskva cùng 500 thủy thủ trên tàu áp sát vùng biển ngoài khơi Syria, Điện Kremlin dường như muốn truyền đi một thông điệp rõ ràng về sức mạnh của mình.

Trong chuyến thăm quan chiếc tàu này, khoảng chục nhà báo Nga, Syria và các nước khác đã được quân đội Nga giới thiệu một cách đầy tự hào về những trang thiết bị tối tân trên tàu.

Các phóng viên cũng tranh thủ tập trung chụp rất nhiều ảnh về hệ thống tháp pháo và tên lửa trên tàu.

Chỉ huy tàu Moskva Oleg Krivorog cho biết: “Tính cả soái hạm Moskva, chúng tôi có tất cả 11 tàu tham gia chiến dịch quân sự tại Syria, trong đó có các tàu đổ bộ, tàu hộ vệ tên lửa và tàu hậu cần”.

Hiện tàu Moskva sẽ tiếp tục ở lại khu vực ngoài khơi Syria và không có dấu hiệu gì gì cho thấy chiếc tàu này sẽ sớm trở về quân cảng Sevastopol.

“Chúng tôi đang chờ đợi tiếp nhận thêm các binh sĩ mới lên tàu và tôi cũng chưa thể nói trước được bao giờ chúng tôi sẽ kết thúc sứ mệnh của mình”, ông Shvarts nói khi tiễn các phóng viên rời tàu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

S-400 của Nga không thể ngăn cản Mỹ không kích IS ở Syria
S-400 của Nga không thể ngăn cản Mỹ không kích IS ở Syria

VOV.VN- Quân đội Mỹ ngày 18/12 bác bỏ thông tin Nga điều hệ thống phòng thủ S-400 đến Syria đã ngăn cản liên quân do Mỹ đứng đầu không kích IS.

S-400 của Nga không thể ngăn cản Mỹ không kích IS ở Syria

S-400 của Nga không thể ngăn cản Mỹ không kích IS ở Syria

VOV.VN- Quân đội Mỹ ngày 18/12 bác bỏ thông tin Nga điều hệ thống phòng thủ S-400 đến Syria đã ngăn cản liên quân do Mỹ đứng đầu không kích IS.

Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ
Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

VOV.VN - Quan chức Nga ngày 18/12 đã mời các nhà ngoại giao Anh, Trung Quốc và Ấn Độ chứng kiến việc mở chiếc hộp đen của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

Nga bắt đầu mở hộp đen điều tra vụ Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ

VOV.VN - Quan chức Nga ngày 18/12 đã mời các nhà ngoại giao Anh, Trung Quốc và Ấn Độ chứng kiến việc mở chiếc hộp đen của chiếc Su-24 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.

Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức họp báo về cường kích Su-24 bị bắn rơi
Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức họp báo về cường kích Su-24 bị bắn rơi

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, nước này đã bắt đầu công tác giải mã hộp đen của cường kích Su-24 bị bắn rơi và sẽ tổ chức họp báo về vấn đề này.

Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức họp báo về cường kích Su-24 bị bắn rơi

Bộ Quốc phòng Nga sẽ tổ chức họp báo về cường kích Su-24 bị bắn rơi

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, nước này đã bắt đầu công tác giải mã hộp đen của cường kích Su-24 bị bắn rơi và sẽ tổ chức họp báo về vấn đề này.

Nga – Mỹ bắt tay thúc đẩy nghị quyết cắt nguồn cung tài chính của IS
Nga – Mỹ bắt tay thúc đẩy nghị quyết cắt nguồn cung tài chính của IS

VOV.VN - Mỹ và Nga sẽ hợp tác để thúc đẩy Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các biện pháp cứng rắn nhằm cắt nguồn cung tài chính của IS.

Nga – Mỹ bắt tay thúc đẩy nghị quyết cắt nguồn cung tài chính của IS

Nga – Mỹ bắt tay thúc đẩy nghị quyết cắt nguồn cung tài chính của IS

VOV.VN - Mỹ và Nga sẽ hợp tác để thúc đẩy Liên Hợp Quốc thông qua nghị quyết kêu gọi các biện pháp cứng rắn nhằm cắt nguồn cung tài chính của IS.