Tương quan lực lượng Nga-Ukraine, Kiev đối phó ra sao nếu xung đột xảy ra?

VOV.VN - Trong bối cảnh Nga ồ ạt triển khai quân đội đến khu vực biên giới với Ukraine còn Mỹ và phương Tây đang nỗ lực cung cấp vũ khí, đạn dược cho Ukraine, nhiều nhà phân tích lo ngại nguy cơ xảy ra xung đột quân sự đang lớn hơn bao giờ hết.

Quân đội Ukraine đã mạnh hơn rất nhiều kể từ khi giao tranh nổ ra ở miền đông năm 2014, nhưng liệu họ có thể chống chọi với Nga? Ở tiền tuyến, các binh sỹ Ukraine đang sử dụng những chiếc xe tăng T-64 có từ thời Liên Xô, có thể tấn công mục tiêu cách xa hơn 4km.

Ở bên kia biên giới, Nga sử dụng xe tăng T-80, T-72 và T-90 có kính ngắm ảnh nhiệt và tên lửa để tiêu diệt các mục tiêu cách xa gần 6,5km. Nếu như quân đội Ukraine được trang bị tốt hơn và có thể đương đầu với những cuộc tấn công mạnh mẽ thì quân đội Nga cũng ngày càng phát triển và hiện đại hóa.

Lục quân

Sau sự kiện Nga sáp nhập Bán đảo Crimea cách đây 8 năm, Ukraine đã thực hiện những cải cách lớn về mặt quân đội, một phần nhờ viện trợ quân sự của NATO với tổng giá trị tương đương 14 tỷ USD. Mỹ là nhà cung cấp chính cho Ukraine với việc chuyển giao các loại vũ khí và khí tài bao gồm thiết bị vô tuyến, xe vận tải, hơn 200 tên lửa chống tăng di động Javenlin. Riêng trong năm 2021, Mỹ đã chuyển cho Ukraine số vũ khí trị giá 650 triệu USD.

Ukraine cũng gia tăng chi tiêu quốc phòng từ mức 1,5% GDP vào năm 2014 lên đến hơn 4% vào năm 2020 – mức chi tiêu khiến nhiều nước thành viên của NATO phải ghen tị. Song điều này cũng gây lo ngại cho Điện Kremlin. Theo một báo cáo của Cơ quan nghiên cứu Quốc hội Mỹ, trong khoảng thời gian 6 năm đó, quân đội Ukraine đã tăng gấp 25 lần số lượng binh sỹ sẵn sàng tham gia chiến đấu, từ 6.000 lên đến 150.000 người.

Glen Grant, chuyên gia quốc phòng cấp cao tại Quỹ An ninh Baltic nhận định: “Nếu nói đến một cuộc cận chiến bộ binh hoặc một trận chiến xe tăng, tôi cho rằng Ukraine sẽ hành động tốt hơn Nga. Nga có thể có lực lượng áp đảo và triển khai binh sỹ tốt hơn, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ sẽ dễ dàng giành thắng lợi”.

Các quan chức phương Tây ước tính, Nga có khoảng 100.000 binh sỹ gần biên giới Ukraine, còn phía Ukraine cho rằng con số này vào khoảng 127.000 người, trong đó có 21.000 nhân lực trên không và trên biển. Theo chuyên gia Glen Grant, Nga có thể thành lập ít nhất 20 nhóm tác chiến cấp tiểu đoàn từ các lực lượng được cho là đang đồn trú tại miền Đông Ukraine.

Hồi đầu tuần này, Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, khoảng 8.500 binh sỹ đã được đặt trong tình trạng báo động cao sẵn sàng triển khai tới châu Âu như một phần của “lực lượng phản ứng nhanh” của NATO.  "Nếu gộp vào thì đây sẽ một đội quân khá lớn, thậm chí vượt cả các đơn vị của Nga”.

Chuyên gia Glen Grant nhận định, tại Donbass, bất cứ cuộc xung đột nào cũng sẽ là một cuộc chiến cam go. Các binh sỹ Ukraine đều là những người dày dặn kinh nghiệm chiến đấu. Tuy vậy, vấn đề chính của Ukraine không nằm ở trên bộ.

Không quân

“Vấn đề quan trọng là việc giành ưu thế trên không”, nhà phân tích Gustav Gressel, chuyên gia về vấn đề quân sự Nga tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu lưu ý.

Trong khu vực này, Nga sẽ sử dụng các máy bay chiến đấu Sukhoi Su-27 và Mikoyan MiG-29, đồng thời có thể điều động Sukhoi Su-35 và Su-34 thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào những mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, trung tâm chính trị và kho chứa đạn dược, ông Gessel nhận định.

Trong khi đó, điểm yếu của Ukraine lại chính là lực lượng không quân bởi lực lượng này đang sử dụng nhiều máy bay chiến đấu và máy bay ném bom già cỗi. Chưa kể, nhiều phi công còn thiếu kinh nghiệm do có ít giờ bay. Theo phân tích của Military Balance, Ukraine hiện đang vận hành gần 125 máy bay có khả năng chiến đấu. Tuy nhiên, những máy bay được cho là mới nhất của quân đội nước này như Su-27 và MiG-29 đều có tuổi đời hơn 30 năm.

Phát biểu với Foreign Policy, ông Alexander Gray, cựu quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho rằng, Kiev cần trợ giúp về mọi mặt, từ radar, tên lửa phòng không hệ thống chỉ huy và kiểm soát.

Trái lại, Nga có khả năng sử dụng hệ thống phòng không S-400 để củng cố cho các bước tiến của mình và tạo ra “vùng cấm” đối với lực lượng không quân Ukraine, ông Jim Townsend, cựu phó trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về vấn đề châu Âu và NATO lưu ý.

Trước đó Ukraine cho biết, Nga đã triển khai các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander tới biên giới, có khả năng tấn công phần lớn lãnh thổ Ukraine. Moscow có thể sử dụng tên lửa để phá hủy các đường băng, sân bay và máy bay chiến đấu của Ukraine.

Tuy vậy, việc Kiev đã mua một loạt máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ đã làm gia tăng lo ngại tại Moscow. Những máy bay này từng được sử dụng trong các cuộc chiến tại Libya, Syria và phát huy hiệu quả.

Chiến thuật

Ngoài khí tài quân sự tối tân, việc đảm bảo an ninh mạng cũng đóng vai trò rất lớn. Tyson Wetzel – thành viên cấp cao tại Hội đồng Đại Tây Dương cho rằng, một cuộc tấn công mạng quy mô lớn sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng với Kiev, bởi điều này có nguy cơ tạo ra “cuộc khủng hoảng đe dọa vai trò của chính phủ cầm quyền”.

Bên cạnh đó là những vấn đề liên quan đến chiến thuật. Ông Tyson Wetzel lưu ý, trong trường hợp xung đột nổ ra, quân đội Nga có thể tấn công từ phía Bắc thông qua Crimea, sau đó chuyển sang phía Tây, tiến đến thành phố Odessa của Ukraine. “Tôi cho rằng họ có thể chiếm giữ những khu vực nhỏ vì mục tiêu chính trị”.

Ukraine đã có những bước tiến nhảy vọt về mặt quân sự từ năm 2014, nhưng quân đội Nga cũng ngày càng phát triển và lĩnh hội được nhiều kinh nghiệm từ việc tham chiến ở các chiến trường như Syria.

“Phía Ukraine có xe tăng, xe bọc thép chở quân. Nga cũng có những phương tiện này, kèm theo rất nhiều pháo và bệ phóng tên lửa. Theo phỏng đoán của tôi, Nga sẽ tìm cách giành quyền kiểm soát một hoặc hai khu vực nào đó”.

“Nếu Nga thành công trong việc đưa quân vào sau chiến tuyến Donbass, bao vây và phong tỏa toàn bộ khu vực này thì đây sẽ là thất bại nghiêm trọng về mặt quân sự và chính trị của Ukraine”, ông Tyson Wetzel nói./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ cảnh báo Belarus không cho phép Nga sử dụng lãnh thổ để tấn công Ukraine
Mỹ cảnh báo Belarus không cho phép Nga sử dụng lãnh thổ để tấn công Ukraine

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cảnh báo, Belarus sẽ phải đối mặt với một “phản ứng nhanh chóng và dứt khoát” của Mỹ nếu nước này cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của mình để “xâm lược” Ukraine.

Mỹ cảnh báo Belarus không cho phép Nga sử dụng lãnh thổ để tấn công Ukraine

Mỹ cảnh báo Belarus không cho phép Nga sử dụng lãnh thổ để tấn công Ukraine

VOV.VN - Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cảnh báo, Belarus sẽ phải đối mặt với một “phản ứng nhanh chóng và dứt khoát” của Mỹ nếu nước này cho phép Nga sử dụng lãnh thổ của mình để “xâm lược” Ukraine.

NATO tuyên bố sẽ không điều quân đến Ukraine tham chiến
NATO tuyên bố sẽ không điều quân đến Ukraine tham chiến

VOV.VN - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố NATO sẽ không điều động binh sỹ tham gia chiến đấu tại Ukraine, nhưng quyết không thỏa hiệp về vấn đề mở rộng khối.

NATO tuyên bố sẽ không điều quân đến Ukraine tham chiến

NATO tuyên bố sẽ không điều quân đến Ukraine tham chiến

VOV.VN - Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg tuyên bố NATO sẽ không điều động binh sỹ tham gia chiến đấu tại Ukraine, nhưng quyết không thỏa hiệp về vấn đề mở rộng khối.

Thế “chân kiềng” lung lay khiến châu Âu chia rẽ trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine
Thế “chân kiềng” lung lay khiến châu Âu chia rẽ trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine

VOV.VN - Bầu không khí căng thẳng đang bao trùm châu Âu do những lo ngại về việc Nga triển khai quân đội đến biên giới Ukraine, nhưng sự chia rẽ sâu sắc và những mâu thuẫn trong lòng các nước châu Âu khiến phương Tây không thể đưa ra được phản ứng thống nhất.

Thế “chân kiềng” lung lay khiến châu Âu chia rẽ trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine

Thế “chân kiềng” lung lay khiến châu Âu chia rẽ trước cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine

VOV.VN - Bầu không khí căng thẳng đang bao trùm châu Âu do những lo ngại về việc Nga triển khai quân đội đến biên giới Ukraine, nhưng sự chia rẽ sâu sắc và những mâu thuẫn trong lòng các nước châu Âu khiến phương Tây không thể đưa ra được phản ứng thống nhất.

Anh rút một phần nhân viên đại sứ quán khỏi Ukraine
Anh rút một phần nhân viên đại sứ quán khỏi Ukraine

VOV.VN - Anh hôm nay (23/1) đã quyết định rút một phần nhân viên của đại sứ quán nước này ở Ukraine trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine tại khu vực biên giới ngày càng gia tăng.

Anh rút một phần nhân viên đại sứ quán khỏi Ukraine

Anh rút một phần nhân viên đại sứ quán khỏi Ukraine

VOV.VN - Anh hôm nay (23/1) đã quyết định rút một phần nhân viên của đại sứ quán nước này ở Ukraine trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Ukraine tại khu vực biên giới ngày càng gia tăng.