UAV vận tải dùng cho lực lượng đặc nhiệm trong chiến tranh toàn cầu

VOV.VN - Từ bài học đắt giá trong lịch sử, Mỹ và Anh đang tích cực nghiên cứu đưa UAV vận tải dùng cho lực lượng đặc nhiệm trong chiến tranh toàn cầu vào ứng dụng.

Bài học xương máu

Năm 1944, lực lượng Đồng minh thực hiện Chiến dịch Market Garden - một trong những chiến dịch đổ bộ đường không lớn nhất trong lịch sử. Trận chiến kéo dài nhiều ngày trên các cây cầu của Hà Lan đã mang lại nhiều bài học cay đắng, phải trả giá bằng nhiều mạng sống của những người lính liên minh chống Hitler. Một trong những bài học quan trọng nhất là khả năng hạn chế trong việc tiếp tế bằng đường không cho các phân đội ở xa.

Không quân Hoàng gia Anh đã liều lĩnh đột nhập các bãi đáp dưới hỏa lực phòng không của Đức Quốc xã để thả đồ tiếp tế cho lính dù, nhưng vô ích - do thiếu thông tin liên lạc và tọa độ thực tế, hầu hết hàng hóa đã rơi vào tay quân Đức. Điều này đã định trước kết cục đáng buồn của những người lính dù Anh, không thể đẩy lùi các cuộc tấn công của Đức Quốc xã ở khu vực Arnhem do thiếu quân tiếp viện, đạn dược, vũ khí hạng nặng và thuốc men...

Trong thập kỷ trước, từ kinh nghiệm thực tế của một số cuộc xung đột cục bộ, NATO bắt đầu rà soát lại các chiến thuật của lực lượng đặc biệt. Nếu cách đây 30 năm, các đơn vị đặc nhiệm chỉ được coi là những nhóm biệt kích nhỏ với chức năng rất hạn chế và hỏa lực khiêm tốn, thì giờ đây, họ đang trở thành nhân tố quan trọng của lực lượng mặt đất.

Dựa vào hỏa lực của máy bay không người lái và pháo binh, các đơn vị biệt kích của Thổ Nhĩ Kỳ trực tiếp hoạt động ở Syria và Libya như các đơn vị tấn công. Các nhóm cơ động cao, được huấn luyện tốt và trang bị tốt thực hiện các cuộc tấn công chống lại kẻ thù vượt trội gấp nhiều lần, đã xoay chuyển tình thế có lợi cho Thổ Nhĩ Kỳ. Điều đáng chú ý, đây là một màn trình diễn khác xa với những chiến thuật tiên tiến nhất.

Việc sử dụng lực lượng đặc biệt như đơn vị độc lập gặp một số vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hỏa lực và hạn chế về khả năng hậu cần. Nếu hỏa lực được bù đắp bằng tính cơ động cao, hệ thống vũ khí công nghệ cao và cải thiện tương tác với các quân binh chủng khác (pháo binh, không quân hoặc hải quân), thì đảm bảo hậu cần cho các lực lượng đặc biệt trên chiến trường vẫn là một nhiệm vụ không hề dễ dàng.

Trong quá trình cải tổ mới nhất, lực lượng tinh nhuệ của Hải quân Hoàng gia Anh trên chiến trường đã có được các đơn vị đặc biệt cung ứng hậu cần trực tiếp. Việc đảm bảo hậu cần tỏ ra vô cùng lợi hại, thể hiện qua cuộc tập trận Green Dagger gần đây. Khả năng cơ động, nhận biết tình huống và tiếp tế xuất sắc đã mang lại cho đơn vị biệt kích Anh một số lợi thế khi đối mặt với kẻ thù vượt trội về số lượng - đánh bại ba tiểu đoàn Lính thủy đánh bộ Mỹ với một tỷ số cách biệt.

UAV vận tải dùng cho lực lượng đặc nhiệm

Nhiều thập kỷ trôi qua, học thuyết và chiến thuật, thiết bị và phương tiện tiếp tế đã thay đổi. Nhưng vấn đề cung ứng cho các đầu mối ở xa và quan trọng nhất là các đơn vị nhỏ lẻ của lực lượng đặc biệt hoạt động phía sau chiến tuyến của kẻ thù, vẫn là một bài toán không hề dễ. Với sự phát triển của các hệ thống phòng không ngày một hiện đại, việc thả các container tiếp tế trực tiếp trong khu vực chiến sự hầu như là không thể.

Quân đội Mỹ hiện đang xem xét đưa vào sản xuất hàng loạt tàu lượn chở hàng dùng một lần GD-2000 Silent Arrow của công ty Yates Electrospace Corporation (YEC). Silent Arrow được cung cấp dưới dạng 4 biến thể là GD-2000 WB (thân rộng), GR-2000, ER-2000 và GD-800. Biến thể GR-2000 được thiết kế cho các nhiệm vụ viện trợ nhân đạo; ER-2000 là một biến thể chạy bằng điện; GD-800 được thiết kế để phóng từ cửa hông của máy bay.

Các thông số của máy bay không người lái (UAV) vận tải Silent Arrow GD-2000: kích thước thùng vận chuyển - dài 2,43 m, sải cánh 8,5 m, thể tích 75 m3; trọng lượng bay tối đa 907 kg; trọng tải 740 kg; tốc độ tiếp đất: 115 km/h - với tải trọng 453 kg, 170 km/h - với tải trọng 907 kg; thả từ độ cao 460–7.600 m; tầm bay 64 km; được trang bị hệ thống điều khiển khá phức tạp, bao gồm thiết bị GPS, từ kế, phong vũ biểu, radar, cho phép người điều khiển hướng máy bay không người lái theo tín hiệu khói trong điều kiện thiếu thông tin liên lạc (cũng như tọa độ GPS)...

Về cấu trúc, Silent Arrow GD-2000 là một hộp gỗ dán với chất làm cứng bằng nhôm, không thể bị phát hiển bởi radar. Máy bay không người lái này có bốn cánh hỗ trợ, xòe ra dưới tác động của cơ chế lò xo khi bay. Tất cả các bộ phận của nó đều nằm bên trong khung máy bay và được lắp ráp ngay trước khi sử dụng (không yêu cầu bất kỳ sự chuẩn bị đặc biệt nào).

Tầm bay dài (64 km) cho phép phóng UAV này mà không cần đi vào vùng bố trí các hệ thống phòng không của đối phương.

Silent Arrow GD-2000 được thả từ độ cao tối đa 7.500m bằng máy bay cánh cố định và các loại máy bay cánh quạt như C-17, C-130, CH-53, V-22 và UH-1H Huey, và trong tương lai, từ trực thăng HH-60W Jolly Green II, 47G Chinook với độ chính xác khoảng 100m.

Hàng hóa tiêu chuẩn được phương tiện này vận chuyển bao gồm thuốc men, suất ăn sẵn, đạn dược, nước, nhiên liệu và pin. Giao hàng bằng Silent Arrow tiết kiệm 50% chi phí so với các hệ thống dù thả chính xác thông thường (joint precision airdrop systems - JPADS). Việc sử dụng dù không hiệu quả, vì chúng quá lộ liễu trong không khí, không giống như phương tiện không người lái dùng một lần - chính xác và kín đáo hơn, tầm hoạt động lớn gấp 2,5.

Do nguyên liệu chính để sản xuất Silent Arrow GD-2000 là ván ép thông thường, nên việc sản xuất một chiếc tàu lượn sẽ có giá chỉ bằng một nửa so với JPADS. YEC đã ký các thỏa thuận phát triển và phân phối toàn cầu máy bay không người lái với nhiều đối tác ở các khu vực và quốc gia khác nhau, bao gồm EU, Australia, Hàn Quốc, Brazil, Singapore và Ấn Độ.

YEC cũng đang phát triển một tàu lượn không người lái vận tải với một động cơ điện - điều này sẽ mở rộng hơn nữa khả năng của Silent Arrow, tăng tầm bay của nó. Đây là phương tiện tuyệt vời để cung cấp cho các nhóm cơ động tiến hành các hoạt động trong khu vực phòng không của đối phương. Với chi phí vận chuyển UAV thấp (từ 15.000 -30.000 USD), đây cũng là phương tiện để thiết lập hậu cần ngay cả cho các đơn vị lớn, ngoài các lực lượng đặc nhiệm. Phiên bản "hải quân" của máy bay không người lái bằng sợi thủy tinh đang ở giai đoạn thử nghiệm và đang chờ được tài trợ thêm.

UAV vận tải là một công nghệ cực kỳ thú vị và đầy hứa hẹn, giá cả phải chăng và chi phí thấp, không chỉ hữu ích trong thời bình hoặc các cuộc xung đột quy mô hạn chế mà còn trong các hoạt động tác chiến toàn cầu. Đây là phương tiện tiếp tế trên không nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm cho quân đội và cho dân thường trong các tình huống cứu trợ nhân đạo khẩn cấp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngụy trang “Tắc kè hoa” giúp quân đội Nga dễ dàng qua mắt UAV của đối thủ
Ngụy trang “Tắc kè hoa” giúp quân đội Nga dễ dàng qua mắt UAV của đối thủ

VOV.VN - Một chuyên gia quân sự cho biết, công nghệ ngụy trang mới có tên Chameleon sẽ giúp các phương tiện bọc thép của Nga trở vô hình 95% trước máy bay không người lái (UAV) của NATO.

Ngụy trang “Tắc kè hoa” giúp quân đội Nga dễ dàng qua mắt UAV của đối thủ

Ngụy trang “Tắc kè hoa” giúp quân đội Nga dễ dàng qua mắt UAV của đối thủ

VOV.VN - Một chuyên gia quân sự cho biết, công nghệ ngụy trang mới có tên Chameleon sẽ giúp các phương tiện bọc thép của Nga trở vô hình 95% trước máy bay không người lái (UAV) của NATO.

Cận cảnh Hải quân Anh lần đầu tiên phóng thử UAV công nghệ cao từ tàu sân bay
Cận cảnh Hải quân Anh lần đầu tiên phóng thử UAV công nghệ cao từ tàu sân bay

VOV.VN - Hải quân Hoàng gia Anh vừa tiến hành các cuộc thử nghiệm phóng máy bay không người lái (UAV) chạy bằng động cơ phản lực QinetiQ Banshee Jet 80+ trên tàu sân bay HMS Prince of Wales mới nhất của nước này.

Cận cảnh Hải quân Anh lần đầu tiên phóng thử UAV công nghệ cao từ tàu sân bay

Cận cảnh Hải quân Anh lần đầu tiên phóng thử UAV công nghệ cao từ tàu sân bay

VOV.VN - Hải quân Hoàng gia Anh vừa tiến hành các cuộc thử nghiệm phóng máy bay không người lái (UAV) chạy bằng động cơ phản lực QinetiQ Banshee Jet 80+ trên tàu sân bay HMS Prince of Wales mới nhất của nước này.

Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không
Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không

VOV.VN - Clip được quay từ UAV sau ghi lại cảnh tượng khói đen cuồn cuộn và dòng nham thạch nóng đỏ phun ra từ miệng núi lửa trên đảo La Palma (Tây Ban Nha) hôm 27/10/2021. Núi lửa đã hoạt động hơn 1 tháng, phá hủy hơn 2.000 tòa nhà hoặc ngôi nhà và khiến 7.500 người phải sơ tán.

Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không

Video: Núi lửa phun trào dữ dội nhìn từ UAV trên không

VOV.VN - Clip được quay từ UAV sau ghi lại cảnh tượng khói đen cuồn cuộn và dòng nham thạch nóng đỏ phun ra từ miệng núi lửa trên đảo La Palma (Tây Ban Nha) hôm 27/10/2021. Núi lửa đã hoạt động hơn 1 tháng, phá hủy hơn 2.000 tòa nhà hoặc ngôi nhà và khiến 7.500 người phải sơ tán.