Lặng thầm người lính công binh ở Lữ đoàn Công binh 25, QK9

VOV.VN -Nhiều năm qua, những người lính công binh luôn hết lòng, hết sức chẳng quản gian khó, hiểm nguy để mang lại sự an toàn cho người dân,

Lính công binh là những người rà phá bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh- một công việc nhiều hiểm nguy, thử thách. Ở Quân khu 9, Lữ đoàn Công binh 25 là đơn vị chủ chốt trong công tác rà phá bom, mìn cho toàn Quân khu. Ngoài ra, Bộ CHQS các tỉnh, thành phố trong khu vực cũng có lực lượng công binh đảm đương công việc này. Với tinh thần trách nhiệm của mình, nhiều năm qua, những người lính công binh luôn hết lòng, hết sức chẳng quản gian khó, hiểm nguy để mang lại sự an toàn cho người dân, góp phần trả lại màu xanh cho đất.

Lữ đoàn Công binh 25 là đơn vị chủ chốt trong công tác rà phá bom, mìn cho toàn Quân khu 9.

Hàng trăm tấn bom mìn dội xuống Tiền Giang

Cũng như các địa phương khác ở ĐBSCL, trong những năm kháng chiến, Tiền Giang phải hứng chịu hàng trăm tấn bom, đạn; Nên bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại là điều khó tránh khỏi. Tất cả các loại bom mìn, vật nổ còn sót lại dưới lòng đất luôn tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân.

Bà Phạm Thị Vui ở xã Phước Lộc, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang tâm sự, cách đây một tháng, bà phát hiện một quả bom còn sót lại sau chiến tranh nằm cạnh nhà, bà vô cùng lo lắng, ăn ngủ không yên; chỉ thực sự an tâm sau khi quả bom, được lực lượng công binh thu gom, mang đi. Chứng kiến sự nỗ lực của các anh bộ đội, vì sự an toàn cho gia đình của mình.

Được biết, từ đầu năm 2019 đến nay, lực lượng Công binh của Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang đã rà phá, thu gom được hơn 500 quả bom, mìn các loại, bàn giao cho các đơn vị chức năng của Quân khu 9 xử lý, tiêu hủy.

Chỉ một sơ xuất nhỏ có thể trả giá bằng cả tính mạng của nhiều người.

Trung tá Lê Văn Bình, Trưởng ban Công binh, Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang cho biết, mới đây, tại tỉnh Tiền Giang, một người dân ở huyện Cai Lậy báo có bom, mìn, Ban Công binh thuộc Bộ CHQS tỉnh Tiền Giang đã nhanh chóng tiến hành khảo sát và tổ chức tiến hành dò, tìm để đưa về nơi tập kết; việc gấp rút triển khai lực lượng rà, phá, bất kể giờ giấc là việc làm thường xuyên; Bởi vì an toàn cho người dân là điều luôn phải đặt lên hàng đầu.

Hơn 40 năm qua, những người lính Lữ đoàn Công binh 25, Quân khu 9 đã rà phá, thu gom, xử lý hàng trăm tấn bom, mìn, vật liệu nổ tại nhiều điểm nghi còn sót lại, trong đó có tỉnh Cà Mau. Đây là vùng căn cứ cách mạng, được xác định là một trong những địa bàn trọng điểm, do đó phải hứng chịu mật độ bom, mìn, vật liệu nổ rất lớn trong các cuộc kháng chiến. Theo ước tính, số lượng bom, mìn, vật liệu nổ còn sót lại hiện nay rất nhiều, nằm rải rác khắp nơi trên địa bàn tỉnh. Bằng tinh thần dũng cảm và ý thức trách nhiệm, thời gian qua, Đội thu gom, xử lý bom mìn, vật liệu nổ của Lữ đoàn Công binh 25 đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện đúng quy trình với lực lượng Công binh Bộ CHQS tỉnh xử lý hàng chục tấn bom mìn, đạn pháo…

Trong mọi công đoạn, mỗi người lính công binh luôn vững tin, tỉ mỉ, thể hiện sự cảnh giác cao.

Dò tìm, tháo gỡ bom mìn đã khó khăn, nhưng quy trình xử lý hủy nổ lại càng phức tạp và nguy hiểm. Tất cả các loại bom, mìn, vật liệu nổ khi đã tập hợp về đây đều trong tình trạng rỉ sét, nguy cơ mất an toàn là rất lớn, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. Do vậy, trong mọi công tác, mỗi người lính công binh luôn vững tin, tỉ mỉ, thể hiện sự cảnh giác cao.

Chia sẻ về công việc này, Trung úy Thạch Nhân, nhân viên Đội thu gom xử lý bom, mìn, vật liệu nổ, Lữ đoàn Công binh 25-Quân khu 9 cho biết: “Đối với đạn cấp 5, trong quá trình vận chuyển mình phải sắp xếp nhẹ nhàng, hạn chế sự va chạm mạnh. Đúng công đoạn phải đào hố 4m sâu và rộng khoảng 5m, xong dùng rơm, hoặc lá cây phủ lên một lớp để giảm sự quăng miểng đi xa”.

Theo Trung tá Trần Quốc Khánh, Phó Tham mưu trưởng Lữ đoàn Công binh 25- Quân khu 9, cũng chính vì tính chất công việc vô cùng nguy hiểm nên công tác huấn luyện luôn được Lữ đoàn đặt lên hàng đầu. Ngoài những giờ lên lớp tại đơn vị, thời gian qua cứ mỗi lẫn tổ chức hủy nổ, Lữ đoàn cử các đoàn cán bộ, nhân viên đến tham quan thực tế tại các bãi hủy nổ.

Tính từ năm 2010 đến nay, Lữ đoàn Công binh 25 đã thu gom, hủy nổ an toàn tuyệt đối hơn 400 tấn bom mìn, vật liệu nổ các loại.

Trung tá Trần Quốc Khánh cho biết thêm, cán bộ các cấp từ trung đội đến Chỉ huy Lữ đoàn đưa lên tại hiện trường để thực tế công tác thu gom và hủy nổ bom, đạn; nhằm mục đích là để cho cán bộ các cấp nắm vững thêm một là trình độ chuyên môn về thực tế, hai nữa là nâng cao bản lĩnh về sát thực với các loại bom đạn ở tại hiện trường.

Từ năm 2010 thu gom hơn 400 tấn bom mìn

Được biết, Việt Nam là một trong những quốc gia bị ô nhiễm bom, mìn và chịu hậu quả của bom, mìn còn sót lại nặng nề nhất thế giới. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính, số bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh ở nước ta khoảng 800 ngàn tấn, tổng diện tích ô nhiễm và nghi ngờ ô nhiễm hơn 6,1 triệu héc ta, chiếm 18,71% tổng diện tích của cả nước. Riêng, ở địa bàn Quân khu 9, các tỉnh còn ô nhiễm nhiều nhất là: Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang và Tiền Giang.

Rà phá bom, mìn còn sót lại sau chiến tranh- một công việc nhiều hiểm nguy, thử thách.

Đại tá Đậu Đức Phượng, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Công binh 25 -Quân khu 9 cho biếtt, địa bàn hoạt động của những người lính công binh rất rộng, đi qua hầu hết các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nếu bom, mìn nằm trên vị trí đất khô thì đỡ vất vả. Còn ở dưới nước, mọi người phải dầm mình trong nhiều giờ để xác định vị trí, đào tìm, di chuyển nên việc thu gom không hề đơn giản, chỉ một sơ xuất nhỏ có thể trả giá bằng cả tính mạng của nhiều người. Nhờ tinh thần đoàn kết, nỗ lực cao, số lượng bom, mìn thu gom hàng năm đều tăng, tất cả đều được những người lính công binh vô hiệu hóa. Tính từ năm 2010 đến nay, Lữ đoàn Công binh 25 đã thu gom, hủy nổ an toàn tuyệt đối hơn 400 tấn bom mìn, vật liệu nổ các loại.

Đại tá Đậu Đức Phượng chia sẻ thêm, theo khảo sát hiện này thì địa bàn tỉnh Tiền Giang còn rất nhiều bom đạn và địa bàn tỉnh Kiên Giang là hai tỉnh trọng điểm còn rất nhiều bom đạn…Trong thời gian tới tiếp tục thu trên địa bàn trọng điểm để bảo đảm an toàn môi trường, cũng như phát triển kinh tế cho xã hội”.

Dò tìm, tháo gỡ bom mìn đã khó khăn, nhưng quy trình xử lý hủy nổ lại càng phức tạp và nguy hiểm.

Tuy cuộc chiến với tử thần còn sót lại sau chiến tranh chưa có hồi kết, nhưng bất chấp gian khổ, hiểm nguy, những người lính công binh vẫn lạc quan, quyết tâm thu gom, làm sạch bom mìn. Việc làm ấy đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh ngày càng vững chắc, xứng đáng với truyền thống “Mở đường thắng lợi” mà Bác Hồ đã tặng cho Bộ đội công binh Việt Nam Anh hùng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh binh sĩ Nga rà phá bom mìn tại thành phố cổ Aleppo (Syria)
Cận cảnh binh sĩ Nga rà phá bom mìn tại thành phố cổ Aleppo (Syria)

VOV.VN - Các binh sĩ Nga thuộc Trung tâm Rà phá Bom mìn Quốc tế đang hỗ trợ Chính phủ Syria trong việc rà phá bom mìn tại thành phố cổ Aleppo.

Cận cảnh binh sĩ Nga rà phá bom mìn tại thành phố cổ Aleppo (Syria)

Cận cảnh binh sĩ Nga rà phá bom mìn tại thành phố cổ Aleppo (Syria)

VOV.VN - Các binh sĩ Nga thuộc Trung tâm Rà phá Bom mìn Quốc tế đang hỗ trợ Chính phủ Syria trong việc rà phá bom mìn tại thành phố cổ Aleppo.

Vì sao hiện nay đất đai Campuchia còn rất nhiều bom mìn?
Vì sao hiện nay đất đai Campuchia còn rất nhiều bom mìn?

VOV.VN - Một bộ phận lớn diện tích Campuchia hiện nay vẫn khó tiếp cận. Một nguyên nhân quan trọng là tình trạng ô nhiễm bom mìn ở quốc gia này.

Vì sao hiện nay đất đai Campuchia còn rất nhiều bom mìn?

Vì sao hiện nay đất đai Campuchia còn rất nhiều bom mìn?

VOV.VN - Một bộ phận lớn diện tích Campuchia hiện nay vẫn khó tiếp cận. Một nguyên nhân quan trọng là tình trạng ô nhiễm bom mìn ở quốc gia này.

Ảnh: Bom mìn và các vật liệu nổ từng gieo rắc đau thương ở Campuchia
Ảnh: Bom mìn và các vật liệu nổ từng gieo rắc đau thương ở Campuchia

VOV.VN - Thế kỷ 20, mảnh đất Campuchia vướng vào nhiều cuộc chiến tranh kéo dài với hậu quả là tình trạng ô nhiễm bom mìn nặng nề đến tận ngày nay.

Ảnh: Bom mìn và các vật liệu nổ từng gieo rắc đau thương ở Campuchia

Ảnh: Bom mìn và các vật liệu nổ từng gieo rắc đau thương ở Campuchia

VOV.VN - Thế kỷ 20, mảnh đất Campuchia vướng vào nhiều cuộc chiến tranh kéo dài với hậu quả là tình trạng ô nhiễm bom mìn nặng nề đến tận ngày nay.