2 cặp chiến đấu cơ “kỳ phùng địch thủ” do Nga-Mỹ sản xuất
VOV.VN - Là những cường quốc quân sự nên không quân Nga và Mỹ luôn có những loại máy bay được coi là “kỳ phùng địch đủ” của nhau.
Mig-21 được phát triển từ năm 1955, đưa vào phục vụ từ năm 1959 và thực sự trở thành một trong những biểu tượng chói sáng của không quân Liên Xô. Không chỉ là loại máy bay tiêm kích đánh chặn được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử, Mig-21 còn là máy bay có thời gian phục vụ lâu nhất và được nhiều quốc gia sử dụng. Hiện nay Syria vẫn đang sử dụng loại máy bay một động cơ này để đối phó với IS. |
Phía Mỹ cũng cho ra đời một loại máy bay được đánh giá “ngang ngửa” với Mig-21, là tiêm kích đánh chặn một động cơ F-104, được đưa vào phục vụ từ năm 1958. Có hơn 2.500 chiếc F-104 đã được sản xuất và cung cấp cho nhiều quốc gia. |
|
Tuy có tốc độ đối đa và trần bay thấp hơn Mig-21, song tốc độ leo cao của F-104 “nhỉnh” hơn. Cụ thể, F-104 có tốc độ bay lớn nhất là 2.125km/h, trần bay 15.000m, tốc độ leo cao 244m/s. |
Ngoài ra, vũ khí là yếu tố quan trọng tạo nên hiệu suất chiến đấu của phi cơ. Mig-21 được trang bị pháo 23mm. Tùy theo từng biến thể mà nó có 2 hay 4 giá treo vũ khí dưới cánh. |
|
Tiêm kích cơ Mig-29 được thiết kế vào những năm 1970 và bắt đầu phục vụ trong không quân Liên Xô từ năm 1983. Ngay khi xuất hiện, Mig-29 đã khiến những người am hiểu về chiến đấu cơ "bàng hoàng", bởi khả năng cơ động cực kỳ linh hoạt và có ưu thế tuyệt vời trong các pha cận chiến. |
Trong khi đó, máy bay F-16 bay lần đầu tiên vào tháng 1/1974, và đã được thử thách trong các cuộc chiến tranh. Nó đã tự khẳng định là chiến đấu cơ có thể thực hiện đa nhiệm vụ, như đánh chặn, tuần tra, không kích… |
Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự, Mig-29 và F-16 xứng đáng là "địch thủ" của nhau. Một trong những ưu thế của Mig-29 là nó có 2 động cơ (trong khi F-16 chỉ có 1 động cơ), nên tăng khả năng sống sót trong chiến đấu vì có thể hoạt động chỉ với 1 động cơ còn lại; và vì có thể cất cánh chỉ với 1 động cơ nên phi công có thể xuất kích nhanh chóng. |
Tuy nhiên, tầm bay của Mig -29 chỉ dưới 1.000 km, trong khi F-16 có tầm bay 1.300 km. |
Nhờ 2 động cơ có lực đẩy lớn, hình dạng khí động học khá hoàn hảo nên Mig-29 có sức cơ động cao và bán kính lượn vòng nhỏ, rất có ưu thế trong không chiến. |
Trong khi đó, F-16 có khoang lái có tầm quan sát rất rộng, với nắp kính buồng lái hoàn toàn không có điểm “mù”, nên phi công cực kỳ thuận lợi trong quá trình tác chiến. Với tên lửa đối không tầm trung mới AIM-120 “AMRAAM”, F-16 có khả năng không chiến “ngoài tầm nhìn”. |
Mig-29 có tốc độ tối đa 2.445km/h, trần bay 18.013m, tốc độ leo cao 330m/s; trang bị 1 pháo 30mm, mang theo 3.500 kg vũ khí gồm tên lửa không đối không và bom. |
Trong khi đó, F-16 có tốc độ tối đa 2.400km/h, trần bay 15.239m, tốc độ leo cao 254ms; trang bị 1 pháo 20mm và các loại tên lửa đối không, đối đất, đối hạm và bom. |