5 vũ khí đáng gờm nhất của quân đội Liên Xô

VOV.VN - Quân đội Liên Xô từng sỡ hữu những vũ khí ưu việt nhất, hàng triệu trong số đó vẫn còn trong biên chế cho đến ngày nay

Súng tiểu liên АК-47

Súng tiểu liên Kalashnikov được thiết kế năm 1947, là vũ khí bộ binh rất đơn giản, không chỉ được cung cấp cho Hồng quân và quân đội của các quốc gia Hiệp ước Warsaw, mà còn cho các nhóm có ý thức hệ gần với Liên Xô, trở thành vũ khí của "các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc". Ưu điểm của AK-47 ở chỗ, nó sử dụng các loại đạn 7.62mm với cơ cấu bắn tự động; có khối lượng tương đối nhẹ, đơn giản khi lắp ráp và sử dụng.

AK - mẫu súng đã trở thành huyền thoại; Nguồn: metod-kopilka.ru

Ước tính, đến nay, có khoảng 75 triệu khẩu đã được sản xuất. Hiện nay, hàng triệu súng AK-47 đang có trong trang bị quân đội của nhiều quốc gia khác nhau, cũng như các phong trào đảng phái và nhóm khủng bố. Chính chúng đã cướp đi sinh mạng của nhiều người hơn tất cả các vũ khí hạt nhân từng được sử dụng cho mục đích quân sự.

Tàu ngầm lớp Typhoon (Cá mập)

Là tàu ngầm lớn nhất từng được tạo ra, tàu ngầm Typhoon là một trong những thành tố chính của hệ thống ngăn chặn hạt nhân trên biển của Liên Xô. Các tàu ngầm nguyên tử Typhoon có thiết kế mới - 20 tên lửa đạn đạo R-39 (SS-N-20 Sturgeon theo định danh của NATO), mỗi tên lửa được tích hợp mười đầu đạn - được đặt phía trước cabin chứ không phải phía sau.

Typhoon - tàu ngầm lớn nhất từng được Liên Xô tạo ra; Nguồn: nlo-mir.ru

Sáu tàu ngầm Typhoon đã được Liêm Xô chế tạo và đưa vào phục vụ, sau đó, được chuyển giao cho Hải quân Nga. Cho đến nay, một chiếc vẫn được dùng để thử nghiệm tên lửa Bulava.

Xe tăng T-55

Được tạo ra vào cuối Thế chiến II, xe tăng hạng trung T-54 là dòng tăng chiến đấu chủ lực đầu tiên của Liên Xô, có khung gầm và hệ thống treo mới, tháp pháo mới được trang bị pháo 100mm. T-54 là sự kết hợp tuyệt vời giữa hỏa lực, khả năng bảo vệ và tính cơ động. Các phát triển theo hướng làm cho xe phù hợp với chiến tranh có sử dụng vũ khí hạt nhân đã dẫn đến việc tạo ra T-55. Các xe tăng T-54/55 là lực lượng nòng cốt của quân đội Liên Xô từ thời điểm kết thúc Thế chiến II cho đến khi xuất hiện các hậu duệ của chúng - tăng T-62. Ngoài T-62, các T-64, T-72, T-80 và T-90 mới hơn, cũng là hậu duệ của T-55.

Chiếc T-55 trên chiến trường Syria; Nguồn: rusvesna.su

Hiện vẫn chưa rõ Liên Xô, các nước Hiệp ước Warsaw và Trung Quốc đã sản xuất bao nhiêu tăng T-55, theo ước tính, khoảng 42.000-100.000 chiếc. Liên Xô đã xuất khẩu T-55 đến nhiều nơi trên thế giới, bao gồm các quốc gia Hiệp ước Warsaw, Việt Nam, Cuba, Syria, Ai Cập, Angola… Ngày nay, những chiếc xe tăng này vẫn được sử dụng ở Châu Phi, bởi vì, ngay cả khi đã cũ, chúng vẫn rẻ và dễ bảo trì.

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160

Tu-160 có biệt danh là “Thiên nga Trắng”, là máy bay ném bom chiến lược cuối cùng được tạo ra thời Liên Xô, được thiết kế như một máy bay ném bom tàng hình, có khả năng hoạt động vào ban đêm và trong điều kiện thời tiết bất lợi. Tương tự Tu-22, nó có khả năng thực hiện các chuyến bay tàng hình và tầm thấp để xâm nhập không phận do Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) đảm trách, và phóng tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân.

Máy bay ném bom chiến lược siêu thanh Tu-160; Nguồn: rusvesna.su

Ngày 18/12/1981, sau một thời gian dài phát triển, chiếc Tu-160 đầu tiên cất cánh. Tu-160 có thể mang theo 22 tấn vũ khí, bao gồm cả 12 tên lửa hành trình Kh-55 (RKV-500, theo định danh NATO AS-15) - là tên lửa hành trình nhỏ có cánh, có tốc độ cận âm, được trang bị đầu đạn hạt nhân 20kT.

Lựu pháo xe kéo cỡ nòng 122mm

Trong Thế chiến II, Liên Xô phụ thuộc rất nhiều vào pháo binh, đặc biệt là các khẩu pháo kéo, pháo tự hành, súng cối. Chúng có giá thành rẻ, dễ chế tạo và đủ mạnh trên chiến trường. Theo thống kê, hầu hết những người lính trên chiến trường đã chết do các cuộc pháo kích, vì vậy Stalin và chỉ huy quân sự của Liên Xô đã trông cậy vào pháo binh. Trong trận Stalingrad có sự tham gia của 13.000 khẩu pháo, trận Kursk - hơn 25.000 pháo, súng cối và lựu pháo.

Lựu pháo xe kéo M-30; Nguồn: wiki2.red

Lựu pháo cỡ nòng 122mm M-30 kiểu dáng năm 1938 là loại pháo phổ biến nhất trong quân đội Liên Xô, với tổng cộng 19.266 khẩu đã được sản xuất. M-30 có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 11,8km và bắn 5-6 quả đạn (khối lượng 21kg/quả) mỗi phút, và cũng có thể được sử dụng làm vũ khí chống tăng bằng cách thay đổi góc bắn. Mỗi sư đoàn bộ binh Liên Xô có 32 khẩu pháo M-30, nghĩa là, có thể dội tới trên 4 tấn đạn mỗi phút./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga
Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga

VOV.VN - Vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga trên cổng thông tin Trung Quốc Sina được cho là hư cấu

Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga

Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga

VOV.VN - Vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga trên cổng thông tin Trung Quốc Sina được cho là hư cấu

Cận cảnh “thiên nga trắng” Tu-160 của Nga phô diễn sức mạnh ở Syria
Cận cảnh “thiên nga trắng” Tu-160 của Nga phô diễn sức mạnh ở Syria

VOV.VN - Máy bay ném bom chiến lược của Nga Tu-160 đã thể hiện khả năng diệt mục tiêu, phóng tên lửa hành trình và tiếp nhiên liệu trên không ở Syria.

Cận cảnh “thiên nga trắng” Tu-160 của Nga phô diễn sức mạnh ở Syria

Cận cảnh “thiên nga trắng” Tu-160 của Nga phô diễn sức mạnh ở Syria

VOV.VN - Máy bay ném bom chiến lược của Nga Tu-160 đã thể hiện khả năng diệt mục tiêu, phóng tên lửa hành trình và tiếp nhiên liệu trên không ở Syria.

Top 10 xe tăng hàng đầu thế giới năm 2019
Top 10 xe tăng hàng đầu thế giới năm 2019

VOV.VN - Trang militaryarms.ru vừa đăng danh sách 10 xe tăng tốt nhất thế giới năm 2019 cùng một số đánh giá liên quan, xin cung cấp để bạn đọc tham khảo

Top 10 xe tăng hàng đầu thế giới năm 2019

Top 10 xe tăng hàng đầu thế giới năm 2019

VOV.VN - Trang militaryarms.ru vừa đăng danh sách 10 xe tăng tốt nhất thế giới năm 2019 cùng một số đánh giá liên quan, xin cung cấp để bạn đọc tham khảo