ATACMS - Tên lửa có thể gây nhiều khó khăn cho phòng không Nga

VOV.VN - Mỹ dường như đang tiến gần hơn đến việc cung cấp vũ khí tấn công tầm xa cho Ukraine, động thái mà các chuyên gia cho rằng có thể thay đổi cuộc chơi giữa bối cảnh Kiev đang tiến hành phản công và cố gắng giành lại các vùng lãnh thổ Nga kiểm soát.

Mỹ sẽ cung cấp ATACMS cho Ukraine?

Cho đến nay, Lầu Năm Góc vẫn từ chối cung cấp cho Ukraine Hệ thống Tên lửa Chiến thuật Lục quân, còn được gọi là ATACMS, với tầm bắn khoảng 300km. Các chuyên gia nhận định Ukraine có thể sử dụng ATACMS để tấn công sâu vào phòng tuyến của Nga ở phía Nam và phía Đông khi tên lửa này có khả năng lớn hơn tên lửa Storm Shadow của Anh và SCALP của Pháp.

Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nhận định trên trang Defense One hồi tháng 3 rằng Mỹ có "tương đối ít ATACMS nên chúng tôi phải đảm bảo duy trì kho đạn dược của mình". Vào cuối tháng 6, Người phát ngôn Lầu Năm Góc Pat Ryder cho biết "vẫn chưa có quyết định nào được đưa ra liên quan đến ATACMS".

Tuy nhiên, những bài báo gần đây cho biết chính quyền Tổng thống Biden đang hướng đến việc bắt đầu cung cấp ATACMS cho Ukraine. Việc Anh cam kết hỗ trợ tên lửa Storm Shadow hồi tháng 5 đã đặt câu hỏi về việc tên lửa ATACMS có được hỗ trợ hay không, tương tự như khi Pháp cam kết hỗ trợ tên lửa SCALP tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO ở Vilnius.

2 nguồn tin từ Mỹ và 1 nguồn tin từ châu Âu cho biết đã có một cuộc thảo luận kín trong chính quyền Tổng thống Biden về việc có cung cấp tên lửa dẫn đường đất đối đất ATACMS cho Ukraine hay không. Trước đó, Mỹ từng một vài lần gạt bỏ sự do dự trong việc cung cấp vũ khí tiên tiến cho Ukraine, trong đó có hệ thống Patriot, xe tăng Abrams và đạn chùm.

Vào tháng 5/2023, chuyên gia quốc phòng David Hambling nhận định với Newsweek, rằng động thái của Anh cho thấy "suy nghĩ đã thay đổi và thúc đẩy xa hơn mức độ hỗ trợ phương Tây sẵn sàng cung cấp".

Oksana Markarova, Đại sứ Ukraine tại Mỹ hồi giữa tháng 6 chỉ ra rằng Mỹ "đã thay đổi lập trường" về ATACMS so với một vài tuần trước đó.

Các hạ nghị sĩ đảng Cộng hòa đã nhiều lần kêu gọi chính quyền Tổng thống Biden cung cấp hệ thống tên lửa ATACMS cho Ukraine, ngay sau khi Ukraine tiến hành phản công và khi Mỹ cam kết hỗ trợ đạn chùm cho Kiev vào 7/7.

Uy lực tên lửa tầm xa ATACMS

ATACMS có tầm bắn xa hơn Storm và SCALP khoảng 50km. Điều này cho phép Ukraine tấn công các mục tiêu của Nga ở khoảng cách lớn hơn miễn là hệ thống giám sát, trinh sát và tình báo của Ukraine có thể hoạt động ở khoảng cách đó, Ed Arnold, nhà nghiên cứu về an ninh châu Âu tại Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) có trụ sở tại London cho hay.

"Tuy nhiên, lợi ích chính ở đây không phải là tầm bắn mà là khả năng", chuyên gia Arnold đánh giá. Theo ông, Ukraine sẽ có nhiều cơ hội nhắm vào các mục tiêu của Nga hơn so với việc sử dụng các tên lửa Storm Shadow và SCALP.

"Số lượng cũng có chất lượng của nó", Fabian Hoffmann - học giả nghiên cứu tại Đại học Oslo, Na Uy nhận định. Còn theo nhà phân tích chiến lược Frederik Mertens tại Trung tâm Hague về Nghiên cứu Chiến lược: "Càng nhiều vũ khí thì càng tốt cho Ukraine".

"Nếu có đủ tên lửa trong tay, họ có thể tiến hành các cuộc tấn công theo kế hoạch với nhiều bệ phóng cùng lúc nhằm gây lúng túng cho hệ thống phòng không Nga".

Trong khi Storm Shadow và SCALP là các tên lửa hành trình không đối không tầm xa thì ATACMS là hệ thống tên lửa đất đối đất với một số khả năng chiến đấu khác biệt trong quá trình triển khai.

ATACMS có tốc độ nhanh hơn và có thể tấn công mục tiêu ở phạm vi 250km chỉ trong 5 phút trong khi Storm Shadow và SCALP mất tới 15 phút, ông Hoffmann cho hay.

"Điều đó có thể thực sự hữu ích cho Ukraine nếu muốn tấn công các mục tiêu trong thời gian gấp. Lợi thế lớn nhất có lẽ là tốc độ mà ATACMS có thể phản ứng khi một mục tiêu bị phát hiện", chuyên gia Mertens nói.

ATACMS cũng có thể mang đến một số khả năng khác với Storm Shadow và SCALP. Các đầu đạn ATACMS không được thiết kế để phá hủy các mục tiêu kiên cố như boong ke mà nhắm vào các mục tiêu như kho chứa đạn dược.

"Nhìn chung, điều ATACMS thực sự mang đến là khả năng khác với những vũ khí tấn công tầm xa mà Ukraine sở hữu. Điều đó giúp Kiev có khả năng linh động lớn hơn", ông Hoffman đánh giá.

Theo chuyên gia Mertens, Nga có thể gặp khó khăn trong việc đánh chặn ATACMS và Moscow thỉnh thoảng cũng không dễ bắn hạ Storm Shadow,

Quân đội Ukraine có thể phóng ATACMS từ các vị trí "tương đối an toàn", không giống việc phóng các tên lửa Storm Shadow hay SCALP từ các chiến đấu cơ dễ tổn thương như Su-24.

"ATACMS thực sự tạo nên khác biệt. Ukraine có thể sử dụng chúng để phá hủy các mục tiêu giá trị cao của Nga và đẩy lùi đối phương mạnh mẽ hơn", ông Mertens bình luận.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Khoảnh khắc UAV cảm tử Ukraine lao thẳng vào xe tăng Nga và phát nổ
Khoảnh khắc UAV cảm tử Ukraine lao thẳng vào xe tăng Nga và phát nổ

VOV.VN - Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine ngày 12/7 công bố video cho thấy, máy bay không người lái của lực lượng này đã tấn công một xe tăng của Nga ở thành phố Kherson, phía Nam đất nước.

Khoảnh khắc UAV cảm tử Ukraine lao thẳng vào xe tăng Nga và phát nổ

Khoảnh khắc UAV cảm tử Ukraine lao thẳng vào xe tăng Nga và phát nổ

VOV.VN - Cơ quan Biên phòng Nhà nước Ukraine ngày 12/7 công bố video cho thấy, máy bay không người lái của lực lượng này đã tấn công một xe tăng của Nga ở thành phố Kherson, phía Nam đất nước.

Nga tuyên bố đánh chặn 4 tên lửa Storm Shadow ở Ukraine
Nga tuyên bố đánh chặn 4 tên lửa Storm Shadow ở Ukraine

VOV.VN - Lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn 4 tên lửa hành trình Storm Shadow và phá hủy 15 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong 24 giờ, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết ngày 12/7.

Nga tuyên bố đánh chặn 4 tên lửa Storm Shadow ở Ukraine

Nga tuyên bố đánh chặn 4 tên lửa Storm Shadow ở Ukraine

VOV.VN - Lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn 4 tên lửa hành trình Storm Shadow và phá hủy 15 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong 24 giờ, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết ngày 12/7.

Giãi mã chiến thuật pháo binh mới của Nga khiến xe tăng Ukraine gặp nguy
Giãi mã chiến thuật pháo binh mới của Nga khiến xe tăng Ukraine gặp nguy

VOV.VN - Nga dường như đã có sự thay đổi chiến thuật trong 2 tháng qua, với việc tăng cường sử dụng các hệ thống pháo do sự thay đổi tình hình trên thực địa.

Giãi mã chiến thuật pháo binh mới của Nga khiến xe tăng Ukraine gặp nguy

Giãi mã chiến thuật pháo binh mới của Nga khiến xe tăng Ukraine gặp nguy

VOV.VN - Nga dường như đã có sự thay đổi chiến thuật trong 2 tháng qua, với việc tăng cường sử dụng các hệ thống pháo do sự thay đổi tình hình trên thực địa.

Liên minh phương Tây ký hiệp ước huấn luyện phi công Ukraine lái F-16
Liên minh phương Tây ký hiệp ước huấn luyện phi công Ukraine lái F-16

VOV.VN - Các thành viên NATO và Thụy Điển đã ký một tuyên bố chính thức hóa liên minh huấn luyện phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16, Bộ Quốc phòng Romania cho biết ngày 12/7.

Liên minh phương Tây ký hiệp ước huấn luyện phi công Ukraine lái F-16

Liên minh phương Tây ký hiệp ước huấn luyện phi công Ukraine lái F-16

VOV.VN - Các thành viên NATO và Thụy Điển đã ký một tuyên bố chính thức hóa liên minh huấn luyện phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16, Bộ Quốc phòng Romania cho biết ngày 12/7.

Phản ứng của Nga trước việc G7, NATO cam kết hỗ trợ lâu dài cho Ukraine
Phản ứng của Nga trước việc G7, NATO cam kết hỗ trợ lâu dài cho Ukraine

VOV.VN - Sau Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã thông qua tuyên bố chung với các đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine.

Phản ứng của Nga trước việc G7, NATO cam kết hỗ trợ lâu dài cho Ukraine

Phản ứng của Nga trước việc G7, NATO cam kết hỗ trợ lâu dài cho Ukraine

VOV.VN - Sau Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius, Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu (G7) đã thông qua tuyên bố chung với các đảm bảo an ninh lâu dài cho Ukraine.