Chạy đua với Nga-Trung, Mỹ tiết lộ tên lửa nhanh gấp 17 lần âm thanh

VOV.VN - Lầu Năm Góc lần đầu tiên thừa nhận đang phát triển loại vũ khí nhanh gấp 17 lần tốc độ âm thanh nhằm bắt kịp Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Tiết lộ về tên lửa nhanh gấp 17 lần vận tốc âm thanh

Các quan chức quốc phòng Mỹ đã tiết lộ chi tiết với CNN về tên lửa siêu thanh mà Tổng thống Mỹ Donald Trump từng khen ngợi là loại vũ khí quân sự mới "siêu tuyệt vời" như một phần trong nỗ lực bắt kịp với các chương trình vũ khí siêu thanh của Nga và Trung Quốc.

My_0.jpg

Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga

Đây là lần đầu tiên các quan chức Lầu Năm Góc thừa nhận về khả năng phát triển vũ khí siêu thanh mà Tổng thống Trump miêu tả là có thể di chuyển gấp 17 lần vận tốc âm thanh.

Một quan chức quốc phòng cấp cao đã chia sẻ với CNN rằng, Tổng thống Trump đặc biệt quan tâm đến loại tên lửa này, đồng thời tiết lộ: "Những gì Tổng thống nhắc đến thực sự là kết quả cuộc thử nghiệm gần đây mà chúng tôi tiến hành vào tháng 3 khi tên lửa có thể di chuyển nhanh hơn 17 lần tốc độ âm thanh".

Tuy nhiên, Mỹ đã đi sau nhiều năm về loại vũ khí này so với các hệ thống vũ khí của Nga và Trung Quốc bởi ít nhất là tới năm 2023, loại tên lửa nêu trên của Mỹ mới có thể đi vào vận hành.

Các tên lửa siêu thanh được định nghĩa là các loại tên lửa có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc âm thanh 5 lần, tức là hơn 6.100 km/h và được coi là loại vũ khí có khả năng tác chiến cũng như hoạt động tốt ở những độ cao khác nhau.

Với tốc độ vượt bậc và khả năng chiến đấu trên cao, các tên lửa siêu thanh được cho là rất khó để đối phó nếu sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa thông thường, vốn được thiết kế để phản ứng và đánh chặn các mối đe dọa truyền thống từ tên lửa đạn đạo, loại vũ khí có hướng di chuyển dễ đoán hơn nhiều so với tên lửa siêu thanh.

“Các phương tiện siêu thanh, vốn khó đoán về hướng di chuyển rất khó để đối phó và phòng thủ bởi chúng vừa có tốc độ vô cùng cao, vừa có hướng bay khó xác định", quan chức quốc phòng Mỹ nhận định với CNN.

Vị quan chức này cũng nói rằng ông Trump "đã nhận được bản tóm tắt" về các nội dung chi tiết của chương trình vũ khí siêu thanh, đồng thời cho biết: "Tổng thống hiểu rõ và ủng hộ tiến trình mà chúng tôi đang thực hiện".

Cuộc đua vũ khí siêu thanh với Nga - Trung

Quân đội Mỹ vẫn cần một vài năm nữa để phát triển vũ khí siêu thanh với mục tiêu hoàn thành sớm nhất là vào năm 2023, trong khi các đối thủ của Mỹ như Nga và Trung Quốc tuyên bố rằng họ đã hoàn thiện việc phát triển các loại vũ khí này.

Nga cho biết, tên lửa siêu thanh có khả năng hạt nhân của nước này, còn được gọi là Avangard đã đi vào hoạt động từ cuối năm ngoái. Quân đội Nga cũng đã thử nghiệm một phiên bản tên lửa siêu thanh phóng từ trên không là Kinzhal, được cho là sẽ hoàn thiện trong năm nay. Trong một cuộc diễn tập quân sự gần đây, Trung Quốc cũng đã công bố loại vũ khí siêu thanh của nước này mang tên DF-17.

Mỹ thừa nhận nước này cần theo kịp Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực phát triển vũ khí siêu thanh, trong khi Lầu Năm Góc đang kêu gọi đầu tư hàng tỷ USD cho chương trình này.

"Tôi tự tin rằng chúng ta sẽ bắt kịp họ và chúng ta vẫn đang đầu tư vào hệ thống vũ khí siêu thanh". Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Vic Mercado nhận định với CNN.

Ông Mercado cho biết sở dĩ Mỹ đi sau Nga và Trung Quốc trong cuộc đua vũ khí siêu thanh là do Mỹ muốn tránh áp dụng công nghệ siêu thanh vào vũ khí cho đến khi gần đây, việc Moscow và Bắc Kinh xây dựng kho vũ khí loại này đã buộc Mỹ phải chuyển hướng chiến lược.

“Trong 4 - 5 thập kỷ qua, Mỹ đã trở thành nước đứng đầu thế giới về công nghệ siêu thanh. Tuy nhiên, chúng tôi luôn tránh việc đưa công nghệ siêu thanh ứng dụng vào vũ khí. Điều khiến chúng tôi đưa ra quyết định này là do các đối thủ của chúng tôi đã phát triển hệ thống vũ khí siêu thanh và  nó thực sự tạo nên nguy cơ bất đối xứng trong chiến đấu. Chúng tôi sẽ không cho phép điều đó xảy ra bởi chúng tôi muốn đảm bảo ưu thế về mặt quân sự", ông Mercado nói.

Chương trình vũ khí siêu thanh của Mỹ chủ yếu tập trung vào 2 loại tên lửa, một loại là hệ thống tên lửa đẩy, phát triển từ tên lửa đạn đạo truyền thống và một loại là tên lửa hành trình siêu thanh.

Một điểm khác biệt giữa các loại vũ khí đang lên kế hoạch phát triển của Mỹ và các phiên bản khác nhau của Nga và Trung Quốc là các tên lửa của Mỹ không có khả năng mang vũ khí hạt nhân, các quan chức Mỹ cho hay./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các vụ thử hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người
Các vụ thử hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người

VOV.VN - Các cường quốc thuộc câu lạc bộ hạt nhân từng tiến hành nhiều vụ thử hạt nhân, trong đó có những vụ nố với sức mạnh khủng khiếp.

Các vụ thử hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người

Các vụ thử hạt nhân khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người

VOV.VN - Các cường quốc thuộc câu lạc bộ hạt nhân từng tiến hành nhiều vụ thử hạt nhân, trong đó có những vụ nố với sức mạnh khủng khiếp.

“Đại bàng thép” F-15 EX của Mỹ đáng sợ hơn khi có tên lửa siêu thanh
“Đại bàng thép” F-15 EX của Mỹ đáng sợ hơn khi có tên lửa siêu thanh

VOV.VN - Tiêm kích F-15EX của Mỹ không có khả năng tàng hình, nhưng khi được trang bị tên lửa siêu thanh, vũ khí này sẽ khiến đối phương khiếp sợ.

“Đại bàng thép” F-15 EX của Mỹ đáng sợ hơn khi có tên lửa siêu thanh

“Đại bàng thép” F-15 EX của Mỹ đáng sợ hơn khi có tên lửa siêu thanh

VOV.VN - Tiêm kích F-15EX của Mỹ không có khả năng tàng hình, nhưng khi được trang bị tên lửa siêu thanh, vũ khí này sẽ khiến đối phương khiếp sợ.

Ấn Độ tính mời Australia dự tập trận hải quân
Ấn Độ tính mời Australia dự tập trận hải quân

VOV.VN - Tới thời điểm này, hải quân Mỹ và Nhật Bản đã nhận lời của Ấn Độ.

Ấn Độ tính mời Australia dự tập trận hải quân

Ấn Độ tính mời Australia dự tập trận hải quân

VOV.VN - Tới thời điểm này, hải quân Mỹ và Nhật Bản đã nhận lời của Ấn Độ.