Chiêm ngưỡng các loại máy bay tàng hình “khủng” trên thế giới
VOV.VN - Ngoài các cường quốc quân sự như Nga, Mỹ, thì Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã sở hữu các máy bay tàng hình tự sản xuất.
Chiếc máy bay tàng hình X-2 do Nhật sản xuất, với chiều dài 14,2m; sải cánh 9,1m. |
Ngày 24/2 vừa qua, X-2 đã chạy thử nghiệm trên mặt đất với tốc độ 100 km/giờ trên quãng đường 500m. |
X-2 có lớp phủ đặc biệt giúp tàng hình trước radar, gồm chất kết hợp gốm và silicon carbide. Kính buồng lái được phủ một lớp hợp kim thiếc đặc biệt. |
Chiếc máy bay tàng hình F-117 của Mỹ, là sản phẩm của Tập đoàn Lockheeed Martin. Với hình dáng khí động học kỳ dị, mục đích là tán xạ sóng radar đến, chiếc máy bay được mệnh danh “Chim ưng đêm” này trở nên khó bị phát hiện do hoạt động trinh sát điện tử của đối phương. |
F-117 có khoang vũ khí bên trong thân có thể mang theo tải trọng tối đa 2.300kg, bao gồm nhiều loại bom, trong đó có bom hạt nhân. |
Máy bay tàng bình B-2 Spirit do hãng Northrop Grumman sản xuất, là loại máy bay ném bom đa nhiệm vụ, được trang bị bom thông thường và bom hạt nhân. |
Với chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ USD và được áp dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ 2, B-2 Spirit có thể thâm nhập qua các hàng rào phòng không dày đặc mà máy bay chiến đấu trước đây không thể vượt qua. |
“Chim ăn thịt” F-22 Raptor là máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ, sử dụng kỹ thuật tàng hình thế hệ thứ 4, có khả năng tấn công cả mục tiêu trên không và mặt đất. Trong ảnh: Một chiếc F-22 Raptor đang được nạp nhiên liệu trên không. |
F-22 có ba khoang vũ khí có thể đóng mở được nằm trong thân. Vũ khí mà nó mang theo có thể thay đổi tùy theo nhiệm vụ. |
Trong biên chế của quân đội Mỹ còn có một loại máy bay tàng hình khác là F-35. Đây là máy bay tiêm kích đa năng 1 chỗ ngồi. |
F-35 có ba biến thể gồm F-35A có khả năng cất và hạ cánh như chiến đấu cơ thông thường, F-35B cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng như trực thăng, F-35C được triển khai trên các tàu sân bay. |
J-20 của Không quân Trung Quốc là máy bay tiêm kích tàng hình đa nhiệm, do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô chế tạo. |
T50 - máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Nga nặng 35 tấn, trọng tải tối đa khi tham chiến là 10 tấn; tốc độ tối đa 2.600 km/h; trần bay 20.000km; tầm hoạt động 5.500km, trong khi radar trang bị có thể bao quát được phạm vi 400km xung quanh máy bay. |
Với khoảng 70% diện tích vỏ làm bằng vật liệu composite, T-50 khó bị radar phát hiện. Nó được coi là đối thủ đáng gờm của F-22 và F-35 của Mỹ. |
T-50 được cho là có khả năng cơ động với độ chịu tải lớn lớn hơn nhiều so với các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. |