Chùm ảnh top 10 máy bay cường kích hàng đầu thế giới

VOV.VN - Dù cũng có khả năng chiến đấu không đối không, máy bay cường kích chủ yếu tập trung tấn công mục tiêu mặt đất phía sau chiến tuyến đối phương.

Chiếc F-15E Eagle là máy bay cường kích được phát triển từ phiên bản tiêm kích F-15. Người điều khiển vũ khí ngồi ở ghế sau. Phi cơ này có tốc độ tối đa trên 2.655km/h, trần bay là 18,2km, tầm hoạt động là 2.500km. F-15 E có thể tối ưu hóa thành tiêm kích.
Su-34 (biệt danh “Thú mỏ vịt”) là để thay thế cho máy bay Su-24. Chiến đấu cơ này được trang bị các loại tên lửa không đối không, không đối đất, chống hạm và dò bức xạ. Quân đội Nga bắt đầu sử dụng phi cơ này từ năm 2014.
Máy bay IDS do Anh, Tây Đức và Italy phát triển bắt đầu từ năm 1968. Máy bay có thể mang tới 9 tấn bom đạn, có tốc độ bay tối đa là 2.236km/h và trần bay là 15km.
F/A-18F Super Hornet là máy bay cường kích 2 chỗ ngồi, có thể xuất kích từ tàu sân bay. Nó có thể mang bom dẫn đường bằng laser, cả bom hạt nhân và bom thường.
Dù đã “già”, chiếc Su-24 vẫn là một máy bay cường kích tầm xa mạnh mẽ. Máy bay loại này từng tham chiến cùng quân đội Liên Xô ở Afghanistan. Ngoài vai trò chính là oanh tạc cơ siêu âm, máy bay còn có thể đảm đương nhiệm vụ trinh sát.
JH-7 (biệt danh Phi Báo) là máy bay cường kích trên biển được sử dụng trong lực lượng không quân và hải quân Trung Quốc. Nó mang được nhiều loại bom, bao gồm cả loại dẫn đường bằng laser và bằng vệ tinh.
Mirage 2000D là máy bay cường kích tầm xa, còn Mirage 2000N chuyên về tấn công hạt nhân. Tốc độ tối đa của phi cơ này lên tới 2.330km/h, tầm hoạt động từ 500-1.800km.
Mitsubishi F-2 là chiến đấu cơ của Nhật dùng cho nhiệm vụ yểm trợ mặt đất và diệt hạm. Tốc độ tối đa lên tới 2.100km/h, trần bay là 18km. Phiên bản F-2A có 1 ghế ngồi; phiên bản F-2B có 2 ghế ngồi, dùng cho huấn luyện.
SEPECAT Jaguar là dự án phát triển chung của Pháp và Anh. Nhưng nay máy bay này chỉ còn hoạt động ở Ấn Độ. Nó có thể gắn thiết bị tác chiến điện tử, trinh sát và thùng nhiên liệu ngoài.
AMX, do Italy và Brazil phát triển, có thể sử dụng cho nhiều mục đích như cường kích, đánh chặn, yểm trợ mặt đất và trinh sát. Khả năng không chiến chỉ dừng ở mức phòng vệ./.
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Top 10 máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới
Ảnh: Top 10 máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới

VOV.VN - Các máy bay tiêm kích hàng đầu sau đây được lựa chọn dựa trên việc so sánh tính năng kỹ thuật cũng như tham khảo ý kiến phi công khi bay huấn luyện.

Ảnh: Top 10 máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới

Ảnh: Top 10 máy bay tiêm kích hàng đầu thế giới

VOV.VN - Các máy bay tiêm kích hàng đầu sau đây được lựa chọn dựa trên việc so sánh tính năng kỹ thuật cũng như tham khảo ý kiến phi công khi bay huấn luyện.

Cận cảnh loại máy bay cường kích SF-260 vụ ném bom nhầm ở Philippines
Cận cảnh loại máy bay cường kích SF-260 vụ ném bom nhầm ở Philippines

VOV.VN - Trong đợt tiến công phiến quân thân IS ở Marawi, không quân Philippines đã sử dụng cường kích cơ SF-260 và ném bom vào chính đội hình quân đội họ.

Cận cảnh loại máy bay cường kích SF-260 vụ ném bom nhầm ở Philippines

Cận cảnh loại máy bay cường kích SF-260 vụ ném bom nhầm ở Philippines

VOV.VN - Trong đợt tiến công phiến quân thân IS ở Marawi, không quân Philippines đã sử dụng cường kích cơ SF-260 và ném bom vào chính đội hình quân đội họ.