Có F-35C, tàu sân bay Mỹ như “hổ mọc thêm cánh”

VOV.VN - Tàu sân bay của Hải quân Mỹ đã bắt đầu triển khai máy bay chiến đấu tàng hình F-35C, loại máy bay được phi công gọi là “kẻ thay đổi cuộc chơi” và giúp các tàu sân bay của Mỹ như “hổ mọc thêm cánh”.

F-35C là biến thể dành riêng cho các hoạt động trên tàu sân bay. Tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Mỹ triển khai F-35C là tàu USS Carl Vinson. Tàu rời cảng San Diego đầu tháng 8 vừa qua và đã đi qua Biển Đông cùng Đơn vị máy bay chiến đấu (VFA) 147 “Argonauts” – phi đội F-35C đầu tiên của Hải quân Mỹ .

Thủy quân lục chiến Mỹ cũng sở hữu máy bay F-35C. Phi đội F-35C đầu tiên của Đơn vị tấn công chiến đấu Thủy quân lục quân (VMFA) 314 đạt khả năng vận hành toàn đầy đủ vào tháng 7 vừa qua và hiện đang chuẩn bị cho đợt triển khai đầu tiên trên tàu sân bay.

Đơn vị này hiện đang huấn luyện cùng với Không đoàn tàu sân bay 9 trên tàu USS Abraham Lincoln và ở Căn cứ Không quân Fallon của Hải quân Mỹ, để sẵn sàng cho đợt triển khai dự kiến từ đầu năm 2022.

F-35, chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, có một số nhược điểm trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, các phi công vẫn rất hào hứng về khả năng của dòng máy bay này.

“F-35 chính xác là chiếc máy bay mà tôi muốn”

Thiếu tá Mark Dion, phi công VMFA 314, đã chuyển đổi từ F/A-18 Super Hornet sang F-35, nói với Insider rằng, máy bay thế hệ thứ 5 là chiếc máy bay mà phi công này muốn lái.

“F-35C có năng lực lượt xa hơn nhiều so với F/A-18 Hornet. Chiếc máy bay có thể đưa ra cảnh báo tình huống nhiều hơn. Các cảm biến trên F-35 cung cấp nhiều thông tin hơn để phi công đưa ra quyết định, quyết định tốt hơn, nhanh hơn và lợi hại hơn”, phi công Dion nhận xét.

“Nếu định đánh chặn, F-35 sẽ là chiếc máy bay mà bạn muốn điều khiển. Nó cho tôi khả năng không bị phát hiện hoặc ít nhất ở những nơi mà đối phương không nhất thiết phải sử dụng vũ khí nhằm vào tôi. Đây là điều không được hỗ trợ trên F/A-18, loại máy bay thế hệ thứ 4. F-35  có khả năng cơ động tốt trong tình huống cận chiến trên không. Tôi đã điều khiển cả 2 loại và F-35 chính xác là chiếc máy bay mà tôi muốn”, Dion nói.

“Khiến tàu sân bay trở nên lợi hại hơn”

Mark Dion từng lái cả F-35B, phiên bản cất cánh trên đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng dành cho Thủy quân Lục chiến, có thể vận hành cả trên đường băng thông thường và các tàu đổ bộ tấn công.

Phi công này cũng tham gia vào đội F-35 chiến đấu đầu tiên của Mỹ, trong đó các phi công Thủy quân lục chiến điều khiển F-35B xuất kích từ tàu USS Essex và tiến hành không kích ở Afghanistan.

Khi được hỏi đâu là loại máy bay yêu thích nhất trong số Hornet, F-35B và F-35C, Dion trả lời là F-35C.

Theo Thiếu tá Thủy quân lục chiến, F-35C có nhiều khả năng hơn so với biến thể B, khối lượng nhiên liệu lớn hơn cho phép hoạt động trong thời gian dài hơn và khả năng mang được nhiều loại vũ khí khác nhau.

“Việc có một phi đội F-35 trên tàu sân bay kết hợp với F/A-18 và các chiến thuật hiện nay, nó sẽ khiến tàu sân bay trở nên lợi hại hơn”, theo phi công Dion.

Trong chiến đấu, F-35 có thể đọc thông tin chiến trường tốt hơn, sau đó chuyển tiếp thông tin mục tiêu đến F/A-18 - loại máy bay có khả năng mang tên lửa mạnh hơn so với máy bay thế hệ thứ 5. Hai loại máy bay này có thể bổ trợ sức mạnh chiến đấu cho nhau.

Theo Dion, khả năng củng cố sức mạnh của không đoàn tàu sân bay cũng như tránh được các mối đe dọa lớn khiến F-35 trở thành là “kẻ thay đổi cuộc chơi”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cận cảnh hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35C đầu tiên trên tàu sân bay Mỹ
Cận cảnh hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35C đầu tiên trên tàu sân bay Mỹ

VOV.VN - Phi đội tiêm kích F-35C Lightning II đầu tiên của Hải quân Mỹ được triển khai trên tàu sân bay USS Carl Vinson từ đầu tháng 8 vừa qua. Hiện nhóm tác chiến tàu Carl Vinson đang được triển khai nhằm “hỗ trợ các hoạt động an ninh hàng hải toàn cầu” và tham gia Tập trận Quy mô lớn 2021.

Cận cảnh hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35C đầu tiên trên tàu sân bay Mỹ

Cận cảnh hoạt động của tiêm kích tàng hình F-35C đầu tiên trên tàu sân bay Mỹ

VOV.VN - Phi đội tiêm kích F-35C Lightning II đầu tiên của Hải quân Mỹ được triển khai trên tàu sân bay USS Carl Vinson từ đầu tháng 8 vừa qua. Hiện nhóm tác chiến tàu Carl Vinson đang được triển khai nhằm “hỗ trợ các hoạt động an ninh hàng hải toàn cầu” và tham gia Tập trận Quy mô lớn 2021.

Tiết lộ lý do tiêm kích F-35C là “ngôi sao” trong kế hoạch của Hải quân Mỹ
Tiết lộ lý do tiêm kích F-35C là “ngôi sao” trong kế hoạch của Hải quân Mỹ

VOV.VN - Đánh giá cao những lợi thế của tiêm kích tàng hình F-35C, Hải quân Mỹ quyết định chi mạnh cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này để thực hiện các chiến lược trên biển của mình.

Tiết lộ lý do tiêm kích F-35C là “ngôi sao” trong kế hoạch của Hải quân Mỹ

Tiết lộ lý do tiêm kích F-35C là “ngôi sao” trong kế hoạch của Hải quân Mỹ

VOV.VN - Đánh giá cao những lợi thế của tiêm kích tàng hình F-35C, Hải quân Mỹ quyết định chi mạnh cho chiến đấu cơ thế hệ thứ năm này để thực hiện các chiến lược trên biển của mình.

Tiêm kích Checkmate của Nga có thể đánh bại F-35 trong một cuộc không chiến?
Tiêm kích Checkmate của Nga có thể đánh bại F-35 trong một cuộc không chiến?

VOV.VN - Checkmate được xem như một sự thay thế có giá cả phải chăng hơn nhiều so với tiêm kích F-35 Lightning II của Lockheed Martin. Các nhà quan sát quốc tế đang đặt câu hỏi liệu tiêm kích mới của Nga có thể đánh bại đối thủ Mỹ trong một cuộc không chiến?

Tiêm kích Checkmate của Nga có thể đánh bại F-35 trong một cuộc không chiến?

Tiêm kích Checkmate của Nga có thể đánh bại F-35 trong một cuộc không chiến?

VOV.VN - Checkmate được xem như một sự thay thế có giá cả phải chăng hơn nhiều so với tiêm kích F-35 Lightning II của Lockheed Martin. Các nhà quan sát quốc tế đang đặt câu hỏi liệu tiêm kích mới của Nga có thể đánh bại đối thủ Mỹ trong một cuộc không chiến?