Đánh giá khả năng mang vũ khí hạt nhân của “chim ưng sát thủ” F-16

VOV.VN - Sau khi Mỹ bật đèn xanh cho các đồng minh chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Ukraine, đã có nhiều cuộc tranh luận về việc quốc gia nào sẽ cung cấp loại máy bay này và những loại vũ khí nào đi kèm với nó. 

Kế hoạch cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Kiev một lần nữa đã gây chú ý khi Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo tiêm kích này có thể mang vũ khí hạt nhân và khiến xung đột vượt tầm kiểm soát. Trong khi đó, Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định, quan điểm của Tổng thống Joe Biden là không muốn thấy xung đột leo thang, nhất là trong lĩnh vực hạt nhân.

Theo các chuyên gia quân sự, rất nhiều vũ khí mà phương Tây đã cung cấp cho Ukraine có thể sử dụng cho máy bay chiến đấu này.

Trước hết là tên lửa chống radar tốc độ cao AGM-88 (HARM). F-16 có thể triển khai loại vũ khí này linh hoạt và hiệu quả hơn nhiều so với những máy bay chiến thuật của Ukraine có từ thời Liên Xô. Điều đó sẽ giúp Ukraine tăng cường đáng kể năng lực quân sự, đồng thời tạo ra mối đe dọa lớn hơn đối với các hệ thống phòng không của Nga.

Thứ hai là bom đường kính nhỏ GBU-53/B (SDB). Đây là một loại bom lượn có điều khiển chính xác, được phóng từ trên không. Bom được dẫn hướng bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS hoặc quán tính INS, có ba chế độ tìm kiếm mục tiêu và lái dẫn. SDB đã được sử dụng ở Ukraine thông qua hệ thống phóng từ mặt đất. Nhưng nó cũng được cho là vũ khí quan trọng đối với máy bay chiến đấu F-16 do có độ chính xác cao, tầm hoạt động xa, khả năng tấn công các mục tiêu tĩnh. Hơn nữa, loại bom này có rất nhiều trong kho dự trữ của NATO.

Thứ 3 là tên lửa không đối không AIM-9. Canada đã cung cấp các tên lửa thuộc dòng AIM-9 cho Ukraine. Không rõ Kiev nhận được biến thể nào của AIM-9, nhưng giới phân tích cho rằng, nhiều khả năng đây là tên lửa AIM-9X dùng cho hệ thống phòng không NASAMS.

AIM-9X là vũ khí chính của NASAMS, rất hiệu quả khi đối phó với các mối đe dọa tầm thấp như máy bay không người lái và tên lửa hành trình của Nga. AIM-9X là tên lửa tầm nhiệt siêu thanh tầm ngắn, dài 3m và nặng 84kg. Các bộ phận chính gồm hệ thống dẫn đường hồng ngoại, dò tìm mục tiêu chủ động bằng quang học, đầu đạn sức công phá lớn và động cơ tên lửa. Tên lửa có trọng lượng 85kg, tầm bắn tối đa là 35km. Với những tính năng này, AIM-9X cũng sẽ là vũ khí hữu ích cho F-16.

Tiếp theo phải kể đến tên lửa IRIS-T mà Đức chuyển giao cho Ukraine. Đây là tên lửa không đối không dẫn đường bằng tia hồng ngoại với khả năng tấn công mạnh mẽ có thể thay thế hoặc bổ sung cho tên lửa AIM-9X. IRIST-T (còn được gọi là AIM-2000) được sử dụng cho hệ thống phòng không IRIS-T SLM, đã chứng minh hiệu quả chống lại tất cả các loại máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình, vũ khí dẫn đường, tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm, máy bay không người lái.

Ngoài ra, F-16 cũng có thể sử dụng tên lửa dẫn đường APKWS. Tên lửa này sử dụng bộ dẫn đường bằng laser, có thể được phóng trên nhiều phương tiện khác nhau như máy bay phản lực, máy bay trực thăng hoặc tàu chiến. APKWS có trọng lượng 15kg, chiều dài 1,87m; đường kính thân tên lửa là 70mm. Loại tên lửa thông minh này có tốc độ bay đạt 1000 m/s, tương đương Mach 2,9. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng, hiệu quả của chúng khi kết hợp với tiêm kích F-16 sẽ rất hạn chế, ít nhất là vào thời điểm này do Nga đã đặt các hệ thống phòng không gần tiền tuyến.

Ngoài những vũ khí mà Ukraine đang sở hữu, một số chuyên gia quân sự cho rằng phương Tây có thể cung cấp thêm bom dẫn đường bằng laser Paveway và tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick hay tên lửa tên lửa Hydra-70 đi kèm với F-16. Tuy nhiên việc sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào trong số này sẽ rất hạn chế, bởi chúng đều yêu cầu phương tiện phóng phải được đặt gần mục tiêu và phải có tốc độ cao cũng như khả năng cơ động để ứng phó với các tình huống. F-16 sẽ không có khả năng sốt sót cao nếu sử dụng chúng.

Tên lửa AGM-154 JSOW cũng sẽ là loại vũ khí tiên tiến mà Ukraine có thể nhận được đi kèm với chiến đấu cơ F-16. Không có động cơ nhưng AGM-154 JSOW có thể đạt tầm bay lên tới 135km, đủ sức tiêu diệt công sự ngầm, xe tăng-thiết giáp, tàu chiến. Nó rất phù hợp với môi trường chiến đấu đặc biệt ở Ukraine. Nó có thể tự động lướt đến mục tiêu từ khoảng cách hơn 112km khi phóng ở độ cao lớn hoặc 16km khi phóng ở độ cao thấp, khiến cho hệ thống phòng không của Nga khó bắn hạ.

Ngoài những vũ khí kể trên, liệu F-16 có khả năng mang vũ khí hạt nhân như lo ngại của Nga? Nhà phân tích quân sự James Blake của Aviationvector cho rằng F-16 là một trong số những máy bay có khả năng kép mà không quân Mỹ đang sở hữu. Điều đó đồng nghĩa với việc nó có thể được sửa đổi để thực hiện cả nhiệm vụ tấn công thông thường và nhiệm vụ tấn công hạt nhân. Tất cả các máy bay có khả năng kép đều có thể sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật. F-16 có 6 giá treo vũ khí dưới cánh và một giá treo dưới thân, để mang nhiều loại vũ khí khác nhau như tên lửa không đối đất, bom thông thường và vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Theo ông James Blake, tất cả những chiếc F-16 do Mỹ sản xuất, trong đó có cả những chiếc đã được chuyển giao cho các quốc gia khác đều có khả năng mang vũ khí hạt nhân. Các đồng minh của Washington có thể triển khai tiêm kích này để chiến đấu trong một cuộc chiến hạt nhân theo Chính sách Chia sẻ hạt nhân của NATO./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích "chim ưng" F-16 của Mỹ
Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích "chim ưng" F-16 của Mỹ

VOV.VN - Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện giữa máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của phương Tây với các đối thủ do Nga sản xuất như tiêm kích Su-30, Su-35 hay MiG-31.

Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích "chim ưng" F-16 của Mỹ

Chiến đấu cơ đáng gờm giúp Nga khắc chế tiêm kích "chim ưng" F-16 của Mỹ

VOV.VN - Nếu tiêm kích F-16 xuất hiện trên chiến trường Ukraine, thì nhiều khả năng sẽ xảy ra một cuộc đối đầu trực diện giữa máy bay chiến đấu mang tính biểu tượng của phương Tây với các đối thủ do Nga sản xuất như tiêm kích Su-30, Su-35 hay MiG-31.

Chuyên gia: Tiêm kích F-16 khó sống sót nếu hoạt động trên chiến trường Ukraine
Chuyên gia: Tiêm kích F-16 khó sống sót nếu hoạt động trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Ukraine đã hối thúc các nước phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nhằm làm giảm ưu thế trên không của Nga. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, trong trường hợp Kiev nhận được chiến đấu cơ này và triển khai trên chiến trường, chúng sẽ khó tồn tại được lâu.

Chuyên gia: Tiêm kích F-16 khó sống sót nếu hoạt động trên chiến trường Ukraine

Chuyên gia: Tiêm kích F-16 khó sống sót nếu hoạt động trên chiến trường Ukraine

VOV.VN - Ukraine đã hối thúc các nước phương Tây cung cấp máy bay chiến đấu F-16 nhằm làm giảm ưu thế trên không của Nga. Nhưng một số chuyên gia cho rằng, trong trường hợp Kiev nhận được chiến đấu cơ này và triển khai trên chiến trường, chúng sẽ khó tồn tại được lâu.

Tiêm kích F-16 không phải “viên đạn bạc” dành cho Ukraine
Tiêm kích F-16 không phải “viên đạn bạc” dành cho Ukraine

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, ngay cả khi Ukraine sớm nhận được F-16 từ phương Tây thì những tiêm kích này vẫn sẽ phải đối đầu với lực lượng không quân Nga có quy mô lớn hơn, sở hữu nhiều máy bay hiện đại và vũ khí tiên tiến hơn.

Tiêm kích F-16 không phải “viên đạn bạc” dành cho Ukraine

Tiêm kích F-16 không phải “viên đạn bạc” dành cho Ukraine

VOV.VN - Một số nhà phân tích cho rằng, ngay cả khi Ukraine sớm nhận được F-16 từ phương Tây thì những tiêm kích này vẫn sẽ phải đối đầu với lực lượng không quân Nga có quy mô lớn hơn, sở hữu nhiều máy bay hiện đại và vũ khí tiên tiến hơn.

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?
Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

VOV.VN - Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine?

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

Vì sao NATO “phớt lờ” đề nghị chuyển giao chiến đấu cơ F-15 và F-16 cho Ukraine?

VOV.VN - Chiến đấu cơ F-15 và F-16 được cho là 2 trong số những chiến đấu cơ tốt nhất trên thế giới, nhưng điều gì đã khiến NATO vẫn chưa chấp nhận đề nghị cung cấp các loại vũ khí này cho Ukraine?