Giao dịch vũ khí toàn cầu lập mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh

VOV.VN - Nhu cầu về vũ khí tăng mạnh từ Trung Đông và châu Á đã đẩy việc chuyển giao vũ khí toàn cầu lên mức cao nhất trong hàng thập kỷ qua.

Kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) được công bố ngày 20/2 cho thấy, giao dịch vũ khí toàn cầu trong 5 năm qua đã tăng lên mức cao nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh. Cụ thể, hoạt động mua bán vũ khí trên toàn thế giới đã tăng 8,4% trong giai đoạn 2012-2016 so với thời kỳ 2007-2011.

Mỹ và Nga đóng góp trên một nửa sản lượng vũ khí thế giới trong 5 năm qua.

Về xuất khẩu, Mỹ vẫn là nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới, chiếm thị phần 33%. Kế tiếp là Nga với tỉ lệ 23%. Cùng với Trung Quốc (6,2%), Pháp (6%), Đức (5,6%), Mỹ và Nga kiểm soát gần 75% thị trường xuất khẩu vũ khí hạng nặng trên thế giới.

Thị phần của 10 nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Nghiên cứu của SIPRI còn chỉ ra rằng, Mỹ và Pháp là hai nước cung cấp vũ khí chính cho Trung Đông, trong khi Nga và Trung Quốc là nguồn cung cấp cho châu Á.

Ấn Độ, Saudi Arabia dẫn đầu về nhập khẩu vũ khí

Nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới là Ấn Độ, do nước này ít hoặc hầu như không sản xuất vũ khí trong nước. Ấn Độ mua phần lớn khí tài từ Nga với thị phần 13%. Đứng vị trí thứ hai là Saudi Arabia với thị phần 8%. Trong 5 năm qua, Saudi Arabia đã tăng gần gấp ba lượng vũ khí nhập khẩu so với giai đoạn 2007-2011 và nước này mua một nửa số lượng khí tài của Mỹ và phần còn lại từ Anh và Tây Ban Nha.

Trung Quốc, các Tiểu Vương quốc Arab Thống nhất và Algeria cũng là những nước nhập khẩu lớn về vũ khí.

Khu vực Trung Đông tăng gần gấp đôi lượng khí tài nhập khẩu trong 5 năm qua so với giai đoạn 2007-2011, chiếm thị phần 29%.

Mỹ là nước cung cấp vũ khí hạng nặng chính cho khu vực Trung Đông

Khu vực châu Á và châu Đại Dương chiếm 43% lượng nhập khẩu vũ khí trong giai đoạn 2012-2016. Theo SIPRI, trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại Biển Đông, một số nước Đông Nam Á đã đẩy mạnh nhập khẩu tàu hải quân, tầu ngàu và máy bay chiến đấu.

Nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ Latinh giảm

Hoạt động nhập khẩu vũ khí từ châu Âu trong 5 năm qua giảm 1/3 do chi tiêu quốc phòng cắt giảm, do đó, châu lục này chỉ chiếm thị phần 11% nhập khẩu vũ khí toàn cầu. Ngoại trừ Mexico đẩy mạnh nhập khẩu, khu vực châu Mỹ Latinh cũng giảm đáng kể lượng vũ khí nhập khẩu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Nga sẽ không tham gia đàm phán về cấm vũ khí hạt nhân
Nga sẽ không tham gia đàm phán về cấm vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Nga cho biết sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán xây dựng một hiệp ước ràng buộc pháp lý về cấm vũ khí hạt nhân.

Nga sẽ không tham gia đàm phán về cấm vũ khí hạt nhân

Nga sẽ không tham gia đàm phán về cấm vũ khí hạt nhân

VOV.VN - Nga cho biết sẽ không tham gia vào các cuộc đàm phán xây dựng một hiệp ước ràng buộc pháp lý về cấm vũ khí hạt nhân.

Iran chỉ trích phe đối lập sử dụng vũ khí hóa học tại Syria
Iran chỉ trích phe đối lập sử dụng vũ khí hóa học tại Syria

VOV.VN - Các tay súng Hồi giáo Sunni chống lại quân Chính phủ Syria đang sử dụng vũ khí hóa học và đây là điều không thể tha thứ được.

Iran chỉ trích phe đối lập sử dụng vũ khí hóa học tại Syria

Iran chỉ trích phe đối lập sử dụng vũ khí hóa học tại Syria

VOV.VN - Các tay súng Hồi giáo Sunni chống lại quân Chính phủ Syria đang sử dụng vũ khí hóa học và đây là điều không thể tha thứ được.

Mỹ - Hàn bàn việc triển khai vũ khí chiến lược tham gia tập trận chung
Mỹ - Hàn bàn việc triển khai vũ khí chiến lược tham gia tập trận chung

VOV.VN - Các vũ khí chiến lược có thể được huy động vào các cuộc tập trận chung sắp tới giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Mỹ - Hàn bàn việc triển khai vũ khí chiến lược tham gia tập trận chung

Mỹ - Hàn bàn việc triển khai vũ khí chiến lược tham gia tập trận chung

VOV.VN - Các vũ khí chiến lược có thể được huy động vào các cuộc tập trận chung sắp tới giữa Mỹ và Hàn Quốc.

OSCE yêu cầu rút ngay vũ khí hạng nặng khỏi vùng chiến sự ở Ukraine
OSCE yêu cầu rút ngay vũ khí hạng nặng khỏi vùng chiến sự ở Ukraine

VOV.VN - Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) một lần nữa yêu cầu rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực giới tuyến quân sự ở miền Đông Ukraine.

OSCE yêu cầu rút ngay vũ khí hạng nặng khỏi vùng chiến sự ở Ukraine

OSCE yêu cầu rút ngay vũ khí hạng nặng khỏi vùng chiến sự ở Ukraine

VOV.VN - Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) một lần nữa yêu cầu rút toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi khu vực giới tuyến quân sự ở miền Đông Ukraine.

Việt Nam mua sắm vũ khí vì nền quốc phòng hòa bình là chính đáng
Việt Nam mua sắm vũ khí vì nền quốc phòng hòa bình là chính đáng

VOV.VN - Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã có phản ứng chính thức về thông tin Ấn Độ chào bán tên lửa Akash cho Việt Nam.

Việt Nam mua sắm vũ khí vì nền quốc phòng hòa bình là chính đáng

Việt Nam mua sắm vũ khí vì nền quốc phòng hòa bình là chính đáng

VOV.VN - Ngày 12/1, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình đã có phản ứng chính thức về thông tin Ấn Độ chào bán tên lửa Akash cho Việt Nam.

IS biến máy bay không người lái thương mại thành vũ khí sát thương
IS biến máy bay không người lái thương mại thành vũ khí sát thương

VOV.VN - Ở Iraq, lực lượng phiến quân IS đã biến các máy bay không người lái thành phương tiện ném lựu đạn lên quân đội Iraq.

IS biến máy bay không người lái thương mại thành vũ khí sát thương

IS biến máy bay không người lái thương mại thành vũ khí sát thương

VOV.VN - Ở Iraq, lực lượng phiến quân IS đã biến các máy bay không người lái thành phương tiện ném lựu đạn lên quân đội Iraq.