Hé lộ sức mạnh đáng gờm của hệ thống tên lửa Hàn Quốc

VOV.VN - Chương trình tên lửa Hàn Quốc theo đuổi từ những năm 1970 từ lâu đã phá vỡ thế độc quyền về tên lửa của Triều Tiên trên bán đảo Triều Tiên.

Trong hai năm trở lại đây, thế giới quan tâm rất nhiều tới những vụ thử tên lửa của Triều Tiên. Bằng năng lực phi thường trong điều kiện bị cấm vận, Triều Tiên vẫn phát triển được nhiều hệ thống tên lửa và mới đây nước này nói đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo vào ngày 4/7.

Tên lửa NHK-1 /Baekgom trong lễ duyệt binh ngày Lực lượng vũ trang của Hàn Quốc năm 1973. (Ảnh: Baek Jong-sik)

Trong lúc cả thế giới đổ dồn về theo dõi những vụ thử tên lửa của Triều Tiên, thì Hàn Quốc âm thầm phát triển hệ thống tên lửa riêng của mình.

Trong thời gian gần đây, dường như Washington đang nới lỏng lập trường của mình về chương trình tên lửa của Seoul. Cuối tháng 6 vừa qua, Hàn Quốc đã thử nghiệm tên lửa đạn đạo tiên tiến nhất của mình.

Phát triển sớm

Từ những năm 1970, Hàn Quốc bắt đầu nghiên cứu về tên lửa đạn đạo cùng lúc với khả năng phát triển vũ khí hạt nhân.

Khi Mỹ gây sức ép, Hàn Quốc đành nhượng bộ và bỏ tham vọng hạt nhân của mình nhưng không từ bỏ chương tình phát triển tên lửa. Thậm chí Washington còn nhượng bộ và cho Seoul thực hiện cải biến tên lửa phòng không Nike Hercules thành tên lửa đạn đạo đất đối đất.

Kết quả đầu tiên của chương trình tên lửa do Hàn Quốc thực hiện là tên lửa HNK-1 (còn được biết đến với tên gọi Baekgom) với nhiên liệu rắn, dài 12 m và có đường kính 0,8 m.

Dưới áp lực của Mỹ, Hàn Quốc buộc phải đồng ý thu hẹp tầm bắn của NKH-1 xuống 150 km và tên lửa này có tải trọng 500 kg. NHK-1 được chế tạo bởi Cục phát triển quốc phòng và được thử nghiệm lần đầu năm 1978.

Tên lửa đạn đạo NHK-2/Hyonmoo-1 trong lễ duyệt binh ngày Lực lượng vũ trang của Hàn Quốc năm 2013. (Ảnh: Reuters)

Một thời gian ngắn sau khi thử nghiệm NHK-1, Cục phát triển quốc phòng bắt đầu chế tạo phiên bản kế tiếp của tên lửa này với tên gọi NHK-2, hay còn gọi là Hyonmoo-1.

NHK-2 cũng sử dụng nhiên liệu rắn, có chiều dài và đường kính tương tự như NHK-1. Hàn Quốc thực hiện vụ thử nghiệm tên lửa NHK-2 lần đầu tiên vào năm 1985. NHK-2 được đánh giá là có tính linh hoạt hơn so với người tiền nhiệm, với khả năng trang bị một đầu đạn công phá cao hoặc đầu đạn chùm.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa NHK-2 và NHK-1 đó là tầm bắn của NHK-2 có thể tăng lên 250 km, song do có thỏa thuận trước đó nên Hàn Quốc giới hạn tầm bắn ở khoảng cách 180 km. Sau nhiều cuộc đàm phán bắt đầu từ năm 1995, cuối cùng Mỹ đồng ý cho Hàn Quốc gia nhập vào Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa vào năm 2001.

Sức mạnh

Bắt đầu từ thời điểm này, Hàn Quốc được quyền phát triển tên lửa có tải trọng 500 kg với tầm bắn tối đa 300 km, và không bị hạn chế tầm bắn với các tên lửa có tải trọng thấp hơn. Sau đó, Seoul triển khai phiên bản mới của NHK-2 có tên là NHK02 PIP A, hoặc còn được gọi là Hyonmoo-2A với tầm bắn xa hơn.

Xe chở tên lửa đạn đạo dòng Hyunmoo-2 trong lễ duyệt binh ngày Lực lượng vũ trang của Hàn Quốc năm 2013.

Thỏa thuận mới giữa Hàn Quốc và Mỹ vào năm 2012 đã bật đèn xanh cho Seoul nâng tầm bắn của tên lửa lên 800 km với tải trọng 500 kg.

Tầm bắn này cho phép tất cả tên lửa được phóng từ khu vực trung tâm Hàn Quốc với tới toàn bộ lãnh thổ của Triều Tiên. Thỏa thuận 2012 này còn cho phép Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo tầm ngắn với tải trọng 2 tấn.

Hàn Quốc nhanh chóng nâng tầm bắn của tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2B, đồng thời phát triển tên lửa đạn đạo Hyunmoo-2C và thử nghiệm tên lửa này vào tháng 6 vừa rồi.

Hyunmoo-2C có tầm bắn 800 km, đã được Seoul thử nghiệm 4 lần và dự kiến được đưa vào trang bị vào cuối năm nay. Giống như các phiên bản Hyunmoo-2 đời trước, Hyunmoo-2C được cho là phát triển trên nguyên mẫu hệ thống 9K720 Iskander-M của Nga.

Bên cạnh chương trình phát triển tên lửa đạn đạo với tầm bắn hạn chế, Hàn Quốc còn phát triển dòng tên lửa chống hạm Hyunmoo-3.

Dòng tên lửa này có tầm bắn xa hơn so với tên lửa đạn đạo nhưng có tải trọng thấp hơn 500kg. Theo báo cáo của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) năm 2016, tên lửa Hyunmoo-3 sử dụng cùng kết cấu và công nghệ dẫn đường với Tomahawk, nhưng có tầm bắn thấp hơn.

Hyunmoo-3 được cho là có sai số chỉ khoảng 3m và sở hữu hệ thống dẫn đường quán tính cùng khả năng định vị theo địa hình.

Xe chở tên lửa chống hạm Hyunmoo-3C trong lễ duyệt binh ngày Lực lượng vũ trang của Hàn Quốc năm 2013. (Ảnh: Yonhap)

Tên lửa Hyunmoo-3A được phát triển lần đầu vào năm 2006 và được cho là có tầm bắn 500 km. Ba năm sau, Hàn Quốc tiết lộ tên lửa Hyunmoo-3B với tầm bắn lên đến 1.000 km, đủ khả năng với tới các mục tiêu tại Triều Tiên lẫn các khu vực khác như Bắc Kinh hay Tokyo.

Năm 2010, Hàn Quốc bắt đầu phát triển tên lửa Hyunmoo-3C với tầm bắn tối đa 1.500 km.

Theo một số cơ quan truyền thông Hàn Quốc, tên lửa Hyunmoo-3C có khả năng “mang đầu đạn 450 kg với chiều dài 6 m, đường kính 0,53-0,6 m và tổng trọng lượng 1,5 tấn”.

Tên lửa Hyunmoo-3C được cho là đi vào hoạt động năm 2012, đưa Hàn Quốc trở thành một trong số ít các quốc gia sở hữu tên lửa có tầm bắn từ 1.500 km trở lên.

Bên cạnh đó, năm 2013 Hàn Quốc còn ký hợp đồng với Đức để mua khoảng 170-180 tên lửa không đối hạm Taurus KEPD 350K. Số tên lửa này được giao vào năm ngoái và được tích hợp với máy bay Boeing F-15K Slam Eagle của Hàn Quốc với hệ thống định vị GPS chống gây nhiễu và có tầm bắn trên 500 km./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ, Hàn Quốc lập tức tập trận đáp trả vụ Triều Tiên phóng tên lửa
Mỹ, Hàn Quốc lập tức tập trận đáp trả vụ Triều Tiên phóng tên lửa

VOV.VN - Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tên lửa chung sau khi Triều Tiên tuyên bố đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa tầm xa của họ.

Mỹ, Hàn Quốc lập tức tập trận đáp trả vụ Triều Tiên phóng tên lửa

Mỹ, Hàn Quốc lập tức tập trận đáp trả vụ Triều Tiên phóng tên lửa

VOV.VN - Mỹ và Hàn Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận tên lửa chung sau khi Triều Tiên tuyên bố đã thực hiện thành công vụ phóng thử tên lửa tầm xa của họ.

Thái Lan mua 8 máy bay quân sự của Hàn Quốc trị giá 258 triệu USD
Thái Lan mua 8 máy bay quân sự của Hàn Quốc trị giá 258 triệu USD

VOV.VN–Ngày 11/7, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, nội các Thái Lan đã phê chuẩn việc mua thêm 8 máy bay T-50 trị giá 258 triệu USD từ Hàn Quốc.

Thái Lan mua 8 máy bay quân sự của Hàn Quốc trị giá 258 triệu USD

Thái Lan mua 8 máy bay quân sự của Hàn Quốc trị giá 258 triệu USD

VOV.VN–Ngày 11/7, Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha cho biết, nội các Thái Lan đã phê chuẩn việc mua thêm 8 máy bay T-50 trị giá 258 triệu USD từ Hàn Quốc.

Sức mạnh khủng và tham vọng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc
Sức mạnh khủng và tham vọng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

VOV.VN - Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng. Nước này đang phấn đấu để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Sức mạnh khủng và tham vọng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

Sức mạnh khủng và tham vọng của công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc

VOV.VN - Hàn Quốc đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp quốc phòng. Nước này đang phấn đấu để trở thành một nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Hàn Quốc nỗ lực tiếp nhận quyền chỉ huy tác chiến thời chiến
Hàn Quốc nỗ lực tiếp nhận quyền chỉ huy tác chiến thời chiến

VOV.VN - Lập trường của Hàn Quốc là nỗ lực để sớm tiếp nhận quyền chỉ huy tác chiến thời chiến do Mỹ chuyển giao.

Hàn Quốc nỗ lực tiếp nhận quyền chỉ huy tác chiến thời chiến

Hàn Quốc nỗ lực tiếp nhận quyền chỉ huy tác chiến thời chiến

VOV.VN - Lập trường của Hàn Quốc là nỗ lực để sớm tiếp nhận quyền chỉ huy tác chiến thời chiến do Mỹ chuyển giao.

Nhật Bản và Hàn Quốc chạy đua xuất khẩu vũ khí
Nhật Bản và Hàn Quốc chạy đua xuất khẩu vũ khí

Các công ty sản xuất vũ khí châu Á dần tiến tới một chỗ đứng đáng kể trên thị trường vũ khí thế giới khi đang ráo riết chào bán nhiều hợp đồng khí tài.

Nhật Bản và Hàn Quốc chạy đua xuất khẩu vũ khí

Nhật Bản và Hàn Quốc chạy đua xuất khẩu vũ khí

Các công ty sản xuất vũ khí châu Á dần tiến tới một chỗ đứng đáng kể trên thị trường vũ khí thế giới khi đang ráo riết chào bán nhiều hợp đồng khí tài.