Hồ sơ mật về sự cố hạt nhân suýt gây thảm họa kinh hoàng với nước Mỹ

VOV.VN - Vào ngày 5/12/1964, xảy ra một trong những sự cố nguy hiểm nhất liên quan đến vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Kỹ thuật viên làm việc tại giếng phóng tên lửa đã vô tình kích hoạt một vụ nổ đẩy bật đầu đạn hạt nhân ra khỏi đầu tên lửa đạn đạo liên lục địa, khiến nó rơi xuống đáy bằng bê tông cứng của giếng phóng. Ngày nay, rất ít thông tin về sự cố này và nó cũng không được đưa vào danh sách những “Sự cố hạt nhân” (Broken Arrow) nghiêm trọng. 

Một vụ thử hạt nhân của Mỹ. Ảnh: National Archives.

Theo tờ Bưu điện hạt Butte, sự cố xảy ra trong khi các nhân viên của đơn vị bảo trì đang cố gắng sửa chữa hệ thống an ninh bảo vệ Lima-02 – tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Minuteman I. Minuteman I là ICBM đầu tiên của Mỹ, được đưa vào biên chế từ năm 1962 đến 1969, có tầm bắn khoảng 10.000 km và đầu đạn nhiệt hạch W-59 có đương lượng nổ 1 megaton. Quả bom hạt nhân mà Mỹ thả xuống Hiroshima năm 1945 có sức công phá tương đương 16.000 tấn TNT, trong khi đó, một đầu đạn nhiệt hạch 1 megaton có sức công phá tương đương 1 triệu tấn TNT.

Tại thời điểm đó, nhân viên bảo trì do thiếu dụng cụ để tháo lắp cầu chì nên đã sử dụng tuốc nơ vít thay thế. Hành động này đã khiến dòng điện chạy qua giếng phóng tăng vọt và kích hoạt tên lửa đẩy được thiết kế để làm chậm tốc độ của đầu đạn hạt nhân W-59 trong khi hồi quyển. Vụ nổ đã làm bật đầu đạn ra khỏi tên lửa, khiến nó rơi xuống đáy giếng phóng, ở độ sâu gần 20m. Rất may mắn, đầu đạn đã không phát nổ. W-59 được trang bị một số lượng lớn thiết bị an toàn cho phép nó không dễ phát nổ nếu không có đầy đủ cơ chế hoạt động. Vụ việc có thể đã gây ra  một đám cháy lớn do việc đốt động cơ tên lửa, thổi bay đầu đạn và giải phóng vật liệu hạt nhân bên trong. Nếu đầu đạn rơi ra ngoài giếng phóng, nó sẽ gây đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.

Sau khi tên lửa trở về chế độ an toàn, đầu đạn được gỡ bỏ và tháo rời. Số phận tên lửa này đến nay vẫn chưa rõ nhưng có khả năng nó đã ngừng hoạt động. Giếng phóng sau đó bị bỏ không và khu vực xung quanh giờ là nơi hoạt động của một nhà máy khai thác mật ong./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung
Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung

VOV.VN - Mỹ đang có nhu cầu phát triển vũ khí hạt nhân công suất thấp để đối kháng với Nga, Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung

Mỹ thay đổi chiến lược vũ khí hạt nhân để dễ bề “chơi” với Nga-Trung

VOV.VN - Mỹ đang có nhu cầu phát triển vũ khí hạt nhân công suất thấp để đối kháng với Nga, Trung Quốc nếu chiến tranh nổ ra.

Viễn cảnh chết chóc toàn thế giới do chiến tranh hạt nhân Mỹ-Nga
Viễn cảnh chết chóc toàn thế giới do chiến tranh hạt nhân Mỹ-Nga

VOV.VN - Chiến tranh hạt nhân được dự báo không chỉ gây chết người tại chỗ mà còn gây ra hiện tượng “mùa đông hạt nhân” khiến toàn thế giới chết chóc.

Viễn cảnh chết chóc toàn thế giới do chiến tranh hạt nhân Mỹ-Nga

Viễn cảnh chết chóc toàn thế giới do chiến tranh hạt nhân Mỹ-Nga

VOV.VN - Chiến tranh hạt nhân được dự báo không chỉ gây chết người tại chỗ mà còn gây ra hiện tượng “mùa đông hạt nhân” khiến toàn thế giới chết chóc.

Vũ khí nhiệt áp - vũ khí hạt nhân không phóng xạ
Vũ khí nhiệt áp - vũ khí hạt nhân không phóng xạ

VOV.VN - Mặc dù rất nguy hiểm, vũ khí nhiệt áp hoàn toàn không bị cấm bởi các công ước quốc tế từ trước đến nay

Vũ khí nhiệt áp - vũ khí hạt nhân không phóng xạ

Vũ khí nhiệt áp - vũ khí hạt nhân không phóng xạ

VOV.VN - Mặc dù rất nguy hiểm, vũ khí nhiệt áp hoàn toàn không bị cấm bởi các công ước quốc tế từ trước đến nay