Mỹ “khai tử” chương trình tàu chiến ba thân

VOV.VN - Kết thúc một nỗ lực hiện đại hóa Hải quân, Mỹ sau gần hai thập kỷ đã nhận ra chương trình tàu ba thân thất bại.

Chương trình tàu tác chiến duyên hải của Mỹ

Vào những năm 1990, Mỹ bắt đầu định hình chương trình Tàu tác chiến duyên hải, còn gọi là tàu tác chiến ven bờ (littoral combat ship - LCS), với mục đích tạo ra cho Hải quân Mỹ các tàu nhỏ (500 tấn), nhanh, nhẹ (có thể được mang trong một tàu lớn), rẻ tiền, tàng hình, có khả năng đánh bại các mối đe dọa chống tiếp cận và bất đối xứng ở các vùng duyên hải và chuỗi đảo.

LCS là một chương trình đầy tham vọng, về lý thuyết, tàu LCS có thể được triển khai ở Biển Đông, có thể được tích hợp một loạt các mô-đun chuyên biệt cho các nhiệm vụ cụ thể bao gồm cả tác chiến trên bộ, săn ngầm và quét mìn mà không phải quay trở lại Mỹ để trải qua một cuộc cải tạo tốn kém kinh phí và thời gian. Tuy nhiên, LCS dần dần biến thành một con tàu lớn hơn nhiều, trong khi chỉ được trang bị vũ khí nhẹ, khả năng phòng không và tác chiến mặt đất thấp hơn tàu khu trục.

Ban đầu, Hải quân Mỹ ước định mỗi tàu trị giá 220 triệu USD, nhưng Văn phòng Kiểm toán Chính phủ ước tính chi phí mua sắm cho 32 tàu đầu tiên hiện khoảng 21 tỷ USD, tương đương khoảng 655 triệu USD mỗi chiếc, gần gấp ba lần so với con số phía Hải quân đưa ra.

Trong một thập kỷ rưỡi kể từ khi chương trình lần đầu tiên được chuyển cho Quốc hội duyệt, LCS đã bị buộc phải thay đổi nhiều vấn đề lớn - ban đầu được thúc đẩy bởi mức chi phí cao, thiếu khả năng sống sót trong chiến đấu và sát thương kém được phát hiện trong quá trình thử nghiệm và triển khai, gần như làm lu mờ các lỗi kỹ thuật và trì hoãn tiến độ mỗi trong ba mô-đun chuyên dụng. Nỗ lực để chế tạo tới 55 LCS, Hải quân Mỹ đã chọn hai nhà máy đóng tàu - cơ sở Lockheed Martin ở Wisconsin và Austal ở Alabama - mỗi nhà máy chế tạo một biến thể.

Hai chiếc LCS lớp Độc lập (trái) và Tự do (phải); Nguồn: defensenews.com

Hai chiếc LCS lớp Độc lập (trái) và Tự do (phải); Nguồn: defensenews.com

 

LCS gồm hai lớp tàu mặt nước tương đối nhỏ Tự do (Freedom) và Độc lập (Independence) nhỏ hơn một chút so với tàu khu trục lớp Oliver Hazard Perry nhưng lớn hơn tàu tuần tra lớp Cyclone của Mỹ. Tàu tác chiến duyên hải đầu tiên - USS Freedom, được đưa vào hoạt động vào ngày 8/11/2008, và tàu thứ hai - USS Independence, được đưa vào hoạt động vào ngày 16/1/2010.

Mỗi chiếc đều có sàn bay và nhà chứa cho hai máy bay trực thăng SH-60 hoặc MH-60 Seahawk, khoang chứa các tàu nhỏ, khối lượng hàng hóa và vật tư để cung cấp cho một lực lượng tấn công nhỏ với xe chiến đấu đến một cơ sở cảng có thiết bị bốc dỡ. Vũ khí tiêu chuẩn bao gồm pháo Mk 110 cỡ nòng 57mm và tên lửa RIM-116 (Rolling Airframe Missiles - là tên lửa đất đối không nhỏ, nhẹ, dẫn đường bằng hồng ngoại). Chúng cũng được trang bị các thiết bị tự động hoạt động trên không, mặt đất và dưới nước.

Những khiếm khuyết không hề nhỏ

Theo trang asiatimes.com, vì LCS thiếu khả năng chiến đấu, Hải quân Mỹ đang bắt đầu quá trình loại biên số tàu này và thay thế chúng bằng tàu khu trục vũ trang mạnh dựa trên hệ thống FREMM rất thành công do Pháp và Ý phát triển. LCS đã bị ảnh hưởng bởi nhiều vấn đề bao gồm vết nứt thân tàu, rò rỉ, lỗi động cơ, ăn mòn và các vấn đề liên quan đến điều khiển động cơ diesel và tuabin. Tất cả mọi thứ, từ hệ thống chiến đấu đến cấu trúc, rất tốn kém để nâng cấp. Theo báo cáo mua sắm mới nhất của chương trình, để mua ba mô-đun chuyên biệt cần thêm khoảng 7,6 tỷ USD.

Không những vậy, chương trình cũng đã phải đối mặt với tình trạng vượt chi phí (mà Lầu Năm Góc đã cố gắng che giấu) và trì hoãn nghiêm trọng về tiến độ. Được trang bị nhẹ với một khẩu pháo 57mm thiết kế của Thụy Điển chưa được kiểm chứng và chưa hoàn chỉnh do công ty Bofors sản xuất, LCS chỉ được duy nhất Hải quân Mexico mua.

Hải quân ưu tiên tàu tốc độ trên 47 hải lý/giờ, các tàu LCS có vũ khí chỉ hơn của tàu tuần duyên, dựa vào các mô-đun chức năng để có vũ khí chống ngầm và chống tàu, và chúng chỉ có khả năng phòng thủ trước các mối đe dọa trên không... tỏ ra kém hiệu quả trong việc chống lại các hạm đội mạnh của các cường quốc như Trung Quốc và Nga.

Tàu LCS có qua nhiều khiếm khuyết; Nguồn: wikipedia.org

Tàu LCS có qua nhiều khiếm khuyết; Nguồn: wikipedia.org

 

Đáng nói là sau hơn một thập kỷ phát triển, không có mô-đun chuyên dụng nào hoạt động đầy đủ, chỉn chu. Các động cơ hiệu suất cao giúp tàu chạy tốc độ nhanh trên biển gặp rắc rối, đến nỗi năm 2016, Hải quân đã đưa 4 tàu đầu tiên ra khỏi khối trực chiến và biến chúng thành tàu thử nghiệm cho phần còn lại của hạm đội LCS. 12 tàu LCS còn lại thiếu các mô-đun đặc chủng trong nhiều năm không thể triển khai để hoàn thành các nhiệm vụ theo chức năng.

Nhưng cho đến nay, vấn đề lớn nhất mà Hải quân Mỹ phải đối mặt là làm thế nào để sử dụng các LCS. Ngoài các cuộc tuần tra dạng “trình diễn” bao gồm cả ở Thái Bình Dương, và các hoạt động chống cướp biển (yêu cầu có đội ngũ Hải giám Mỹ trên tàu cùng với thủy thủ đoàn), các con tàu chưa bao giờ được sử dụng trong bất kỳ hoạt động tuần tra nghiêm túc nào tại Vịnh Ba Tư cũng như biển Đài Loan.

Hải quân Mỹ muốn loại biên 4 LCS gây tranh cãi, trong đó có một tàu chỉ mới xuất xưởng được 6 năm vì không thể triển khai để chiến đấu - mâu thuẫn với mục tiêu của Hải quân sở hữu một hạm đội 355 tàu vào năm 2030. Điều đáng ngạc nhiên là Hải quân Mỹ không thể tìm ra lý do để giữ các tàu này hoạt động ít nhất là cho đến năm 2030, thậm chí tiếp tục sử dụng chúng làm tàu huấn luyện hoặc tàu với nhiệm vụ đơn giản hơn.

Kết thúc một nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Mỹ

Năm 2013 và 2014, yêu cầu của Hải quân đối với LCS đã bị cắt giảm dần từ 55 xuống còn 32 chiếc để đầu tư cho tàu khu trục, có khả năng chiến đấu với cường độ cao hơn (tuy nhiên Quốc hội Mỹ đã cho phép bổ sung 3 tàu, tổng số là 35 tàu). Tháng 12/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã ra lệnh cho Hải quân giảm mua sắm LCS và tàu khu trục FF theo kế hoạch từ 52 xuống 40, và chỉ dùng một biến thể vào năm 2019. Tháng 7/2017, Hải quân đã đưa ra yêu cầu cung cấp khinh hạm trang bị tên lửa dẫn đường đa nhiệm vụ mới có thể thực hiện vai trò tương tự như LCS nhưng có khả năng tấn công và phòng thủ cao hơn.

Chi 30 tỷ USD trong khoảng hai thập kỷ, Hải quân Mỹ đã có được 35 chiếc LCS có lượng choán nước 3.000 tấn. 16 chiếc đã đưa vào sử dụng vào cuối năm 2018, trong đó, 4 chiếc là tàu thử nghiệm, 6 chiếc là tàu huấn luyện. Năm 2019, chỉ có 6 LCS theo lý thuyết, có thể triển khai. Tỷ lệ hoạt động thấp của LCS đã đặt ra câu hỏi về khoản đầu tư của Hải quân đối với loại tàu này.

Mỹ sẽ trang bị tàu khu trục mang tên lửa thay vì tàu ba thân; Nguồn: nationalinterest.org

Mỹ sẽ trang bị tàu khu trục mang tên lửa thay vì tàu ba thân; Nguồn: nationalinterest.org

 

Trong thực tế, năm 2018, Hải quân đã không triển khai thêm một LCS nào mặc dù nổ lực tập trung để đưa vào hoạt động ba tàu của năm tài chính 2018, mà sau khi khảo sát vào năm 2016 phát hiện thấy các vấn đề liên quan đến chỉ huy và kiểm soát cũng như điều khiển LCS. Kể từ đó, Hải quân Mỹ đã không công khai 4 lần mỗi năm về tiến trình công việc triển khai LCS đầu tiên kể từ khi giao hàng theo hợp đồng mua bán.

Hiện nay, Hải quân Mỹ đã tuyên bố họ đang từ bỏ hai tiêu chí cơ bản của chương trình: một con tàu đa nhiệm vụ với các mô-đun chuyên dụng có thể hoán đổi và cách điều khiển hoàn toàn mới. Thay vào đó, mỗi tàu LCS sẽ có một nhiệm vụ duy nhất và một thủy đoàn lớn hơn đáng kể có đủ kỹ năng chuyên môn. Trong quá trình lập kế hoạch ngân sách năm 2021, Hải quân Mỹ đã khuyến nghị loại 4 tàu vào năm 2021, trước 10 năm so với kế hoạch trước đó với lý do được giải thích bởi Đô đốc Mike Gilday - Tư lệnh các chiến dịch Hải quân - trong Hội nghị WEST, ngày 2/3/2020.

Thế chỗ 20 LCS bị hủy, Hải quân có kế hoạch mua 20 tàu khu trục tên lửa mới FFG (X). Năm 2019, các cơ quan chức năng đã yêu cầu Quốc hội Mỹ chi khoảng 1 tỷ USD cho mỗi tàu đầu tiên trong lớp mới này. Sự khác biệt rất lớn giữa LCS và FFG (X) mới là sức mạnh hỏa lực và khả năng tấn công tàu địch và các cơ sở trên đất liền từ cự li khá xa của FFG (X).

Hải quân Mỹ đang chuẩn bị chế tạo FFG (X) trong bối cảnh ngân sách đóng tàu năm 2021 thấp hơn 20% so với năm 2020; các LCS không có các mô-đun chuyên biệt sẽ bị loại biên khi các tàu khu trục mới xuất xưởng. Khi FFG (X) đi vào hoạt động, tùy thuộc vào vũ khí mà Hải quân Mỹ chọn, các LCS còn lại sẽ bị loại biên, kết thúc một chương không không mấy sáng sủa trong nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Mỹ, mà phải mất gần hai thập kỷ để họ nhận ra chương trình LCS đã thất bại./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu chiến Australia đối đầu với Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông
Tàu chiến Australia đối đầu với Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Các tàu chiến của Australia trên hành trình đi qua Biển Đông đã đối đầu với các tàu của Hải quân Trung Quốc trong tuần vừa qua.

Tàu chiến Australia đối đầu với Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông

Tàu chiến Australia đối đầu với Hải quân Trung Quốc trên Biển Đông

VOV.VN - Các tàu chiến của Australia trên hành trình đi qua Biển Đông đã đối đầu với các tàu của Hải quân Trung Quốc trong tuần vừa qua.

Tàu chiến Mỹ áp sát Trường Sa ngay sau tuyên bố về Biển Đông
Tàu chiến Mỹ áp sát Trường Sa ngay sau tuyên bố về Biển Đông

VOV.VN - Tàu chiến Mỹ trang bị tên lửa Ralph Johnson đã hoạt động gần khu vực quần đảo Trường Sa hôm 14/7 ngay sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông.

Tàu chiến Mỹ áp sát Trường Sa ngay sau tuyên bố về Biển Đông

Tàu chiến Mỹ áp sát Trường Sa ngay sau tuyên bố về Biển Đông

VOV.VN - Tàu chiến Mỹ trang bị tên lửa Ralph Johnson đã hoạt động gần khu vực quần đảo Trường Sa hôm 14/7 ngay sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ về Biển Đông.

Australia điều tàu chiến tham gia tập trận tại Ấn Độ - Thái Bình Dương
Australia điều tàu chiến tham gia tập trận tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

VOV.VN - Nhiều tàu chiến của Australia được lệnh rời căn cứ để chuẩn bị tham gia các cuộc tập trận cùng Mỹ và các nước đối tác tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Australia điều tàu chiến tham gia tập trận tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

Australia điều tàu chiến tham gia tập trận tại Ấn Độ - Thái Bình Dương

VOV.VN - Nhiều tàu chiến của Australia được lệnh rời căn cứ để chuẩn bị tham gia các cuộc tập trận cùng Mỹ và các nước đối tác tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.