Những chiếc MiG khiến NATO “khiếp đảm”

VOV.VN -Đau đầu vì MiG suốt 70 năm qua, nhưng không phải lúc nào NATO cũng tìm được câu trả lời về sức mạnh và hiệu quả của những chiếc tiêm kích “đáng sợ” này.

MiG-15

Một trong những chiếc tiêm kích MiG tốt nhất, MiG-15 thuộc hàng “ông nội” của những chiếc máy bay Liên Xô. Với gần 18.000 chiếc, MiG-15 là chiếc tiêm kích được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử.

(Ảnh: TASS)

Được thiết kế ngay sau Thế chiến 2, chiếc tiêm kích này đã cho thấy hiệu quả tốt nhất trong Chiến tranh Triều Tiên – khi nó “chạm mặt” với F-85 Sabre của Mỹ trong vô số các cuộc đấu tay đôi. MiG-15 và F-85 là đối thủ xứng tầm của nhau. Trong khi Sabre hiệu quả hơn ở tầm thấp thì MiG lại vượt trội ở tầm cao hơn.

MiG-15 cũng là “tác giả” chịu trách nhiệm cho một trong những chương đen tối nhất trong lịch sử Không quân Mỹ, còn được biết đến với sự kiện “Thứ Năm đen tối” khi Mỹ mất tới 16 chiếc máy bay ném bom B-29 và 10 chiếc F-80 trong trận không chiến Áp Lục ngày 12/4/1951 (Chiến tranh Triều Tiên).

Một sự kiện khác trong Chiến tranh Triều Tiên là ngày 23/10/1951, các phi công Liên Xô lái MiG-15 đã bắn hạ 8 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-29A Superfortress và 2 chiếc tiêm kích hộ tống F-84, trong khi chỉ mất 1 chiếc máy bay trận chiến này.

MiG-21

Với 11.496 chiếc được chế tạo, MiG-21 là chiếc máy bay siêu thanh được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử. Nhờ việc sản xuất hàng loạt, giá thành của mỗi chiếc MiG-21 được giảm xuống. Một chiếc MiG-21 có chi phí còn thấp hơn cả một chiếc xe chiến đấu bộ binh BMP-1.

(Ảnh: Sputnik)

MiG-21 khá phổ biến trên thế giới và phục vụ tại 65 nước. Mặc dù chuyến bay đầu tiên của MiG-21 diễn ra cách đây hơn 60 năm, nhưng ngày nay một số nước (Angola. Ai Cập, Việt Nam...) vẫn tiếp tục sử dụng loại máy bay này.

Trong số nhiều cuộc chiến tranh và xung đột mà MiG-21 đã tham gia, cuộc chiến tranh Việt Nam chứng kiến thời hoàng kim của loại tiêm kích này.  Tuy hoàn toàn bị áp đảo về số lượng bởi Không quân Mỹ, các phi công Việt Nam đã thể hiện được những kết quả đáng chú ý: bắn hạ 165 máy bay địch nhưng cũng bị thiệt hại 65 chiếc của ta.. Ngày 3/1/1968, phi công Hà Văn Chúc cùng chiếc MiG-21, một mình đương đầu với phi đội 36 máy bay Mỹ và bắn hạ được một máy bay chỉ huy.

MiG-25

Chiếc máy bay đánh chặn siêu thanh được thiết kế nhằm ngăn chặn những chiếc máy bay ném bom B-58 của Mỹ có khả năng xuyên thủng hệ thống phòng thủ Liên Xô và tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân. MiG-25 cũng được sử dụng để chặn máy bay trinh sát SR-71 do Lockheed Martin sản xuất.

(Ảnh: Global Look Press)

Sự xuất hiện của máy bay đánh chặn Liên Xô với tốc độ tối đa 3.000km/h là sự bất ngờ khó chịu đối với người Mỹ. Kết quả là Quốc hội Mỹ đã tổ chức một phiên họp bất thường, trong đó quyết định đẩy nhanh tiến độ của dự án F-14 và F-15.

Một trong những vụ phản bội tai hại nhất trong lịch sử Liên Xô cũng liên quan đến MiG-25. Tháng 9/1976, Thượng úy Viktor Belenko đã bỏ trốn tới Nhật Bản trên chiếc MiG-25. Chiếc máy bay đánh chặn này sau đó được tháo dỡ và giao cho các chuyên gia Mỹ nghiên cứu trước khi nó được trả lại cho Liên Xô.

Do tất cả những bí mật đã bị phơi bày trước kẻ thù tiềm tàng, các thiết bị của MiG-25 đã nhanh chóng được thay thế.

MiG-31

Một trong những chiếc máy bay chiến đấu nhanh nhất trên thế giới (tốc độ lên tới 3000km/h), MiG-31 dựa trên nền tảng MiG-25. Không giống như phiên bản tiền nhiệm, MiG-31 có 2 chỗ ngồi: cho phi công và cho hoa tiêu.

(Ảnh: United Aircraft Corporation)

Chiếc máy bay đánh chặn này có khả năng theo dõi tới 10 mục tiêu và đánh trúng 6 mục tiêu và cùng lúc. Bốn chiếc MiG-31 có thể kiểm soát một dải 1.100km trên không.

Cuối những năm 1980, những chiếc MiG-31 rất hiệu quả trong việc chặn hoạt động của máy bay trinh sát SR-71 Blackbird gần biên giới Liên Xô. Ngày nay, những chiếc tiêm kích đánh chặn này phục vụ ở Syria, nơi nó hộ tống các máy bay ném bom và đã thay thế một phần những chiếc máy bay A-50 AWACS trong việc phát hiện mục tiêu cho các cuộc không kích.

MiG-29

Một trong những chiếc tiêm kích hiện đại nhất, MiG-29, hiện đang phục vụ tại 28 nước. Chiếc máy bay Liên Xô này thậm chí có thể tìm thấy trong các căn cứ không quân Mỹ: Năm 1997, Moldova bán 21 chiếc MiG-29 cho Mỹ. Sau khi trải qua một cuộc kiểm tra, một số trong những chiếc MiG-29 này được đem ra trưng bày.

(Ảnh: Global Look Press)

MiG-29 là mô hình cơ bản để phát triển các phiên bản khác nhau, trong đó có cả MiG-29K, chuyên hoạt động trên tàu sân bay. Những chiếc máy bay này là lực lượng không kích chính trên tàu sân bay Vikramaditya của Ấn Độ và tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga (cùng với Su-33).

Các giai đoạn khi những chiếc tiêm kích của Liên Xô/Nga đụng độ nhau có thể “chưa đếm hết 1 bàn tay”. Nổi tiếng nhất phải kể đến Chiến tranh Eritrean–Ethiopia (1998-2000).

Trong một số cuộc đấu tay đôi trên không, chiếc Su-27K tiên tiến của Ethiopia (mua của Nga) áp đảo chiếc MiG-29 từ những năm 1980 mà Eritrea mua lại từ Belarus./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

MiG-41 có là “hậu duệ” hoàn hảo của MiG-31 huyền thoại?
MiG-41 có là “hậu duệ” hoàn hảo của MiG-31 huyền thoại?

VOV.VN - Hiện đang xuất hiện nhiều hoài nghi về "hậu duệ" của MiG-31 huyền thoại - tiêm kích đánh chặn MiG-41

MiG-41 có là “hậu duệ” hoàn hảo của MiG-31 huyền thoại?

MiG-41 có là “hậu duệ” hoàn hảo của MiG-31 huyền thoại?

VOV.VN - Hiện đang xuất hiện nhiều hoài nghi về "hậu duệ" của MiG-31 huyền thoại - tiêm kích đánh chặn MiG-41

Máy bay tiêm kích MiG-29 rơi ở Slovakia, phi công thoát chết
Máy bay tiêm kích MiG-29 rơi ở Slovakia, phi công thoát chết

VOV.VN - Chiếc máy bay quân sự MiG-29 rơi và vỡ tan thành nhiều mảnh. Viên phi công Slovakia kịp thoát hiểm ngay trước đó nhưng vẫn phải vào viện điều trị.

Máy bay tiêm kích MiG-29 rơi ở Slovakia, phi công thoát chết

Máy bay tiêm kích MiG-29 rơi ở Slovakia, phi công thoát chết

VOV.VN - Chiếc máy bay quân sự MiG-29 rơi và vỡ tan thành nhiều mảnh. Viên phi công Slovakia kịp thoát hiểm ngay trước đó nhưng vẫn phải vào viện điều trị.

Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”
Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”

VOV.VN - Chiến cơ được sản xuất từ năm 1964 này vẫn có tốc độ nhanh hơn bất cứ chiến cơ nào thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5.

Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”

Chiến cơ MiG-25 từng khiến NATO “khiếp đảm” vì tốc độ “điên cuồng”

VOV.VN - Chiến cơ được sản xuất từ năm 1964 này vẫn có tốc độ nhanh hơn bất cứ chiến cơ nào thuộc thế hệ thứ 4 và thứ 5.