Những điểm khác biệt lớn giữa tàu ngầm diesel của Pháp và tàu ngầm hạt nhân của Mỹ, Anh

VOV.VN - Khác với tàu ngầm diesel, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thế mạnh là mang được nhiên liệu đủ cho 30 năm hoạt động.

Quyết định của Australia xé bỏ thỏa thuận với Pháp về 12 tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel và thay vào đó, chọn đóng các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân với Anh và Mỹ, là một sự kiện quan trọng đối với địa chính trị châu Á - Thái Bình Dương và ngành công nghiệp quốc phòng toàn cầu. 

Động cơ đẩy dùng diesel và năng lượng hạt nhân

Sự khác biệt chính giữa tàu ngầm do Pháp chế tạo và tàu ngầm mới đề xuất nằm ở công nghệ động cơ mà chúng sẽ sử dụng. Các tàu của Pháp dựa trên thiết kế lớp Barracuda chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng sẽ dùng động cơ điện vận hành bằng năng lượng do động cơ diesel cung cấp. Một trong những ưu điểm là các tàu ngầm diesel-điện có xu hướng nhỏ hơn và có thể chạy yên lặng bằng cách tắt động cơ diesel, sử dụng năng lượng ắc-quy. Tuy nhiên, một điều bất lợi là các con tàu này cần phải thường xuyên nổi lên nhằm khởi động lại động cơ diesel để sạc lại ắc-quy.

Trong khi đó, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được chế tạo có sức bền dẻo dai hơn. Chúng được trang bị một lò phản ứng để tạo ra điện năng cung cấp cho động cơ điện và quay cánh quạt; đồng thời theo một cách khác - nhiệt từ lò phản ứng được sử dụng để tạo ra hơi nước làm quay các tuabin. Ban đầu, Australia đã chọn tàu ngầm diesel-điện của Pháp để thay thế đội tàu lớp Collins thông thường của họ.

Bảo vệ quyết định của Australia trong tuần này, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết, đã bày tỏ băn khoăn với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron vào tháng 6 rằng "những vấn đề rất thực tế là liệu khả năng tàu ngầm thông thường" có giải quyết được nhu cầu an ninh chiến lược của Australia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hay không. Các quan chức Pháp cho biết, Paris đã đề nghị chuyển đổi các tàu ngầm chạy bằng diesel thành chạy bằng năng lượng hạt nhân vì nước này có công nghệ đó, nhưng đã vấp phải sự im lặng.

Tuy nhiên, lựa chọn tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân sẽ không phải là không đặt ra những thách thức do Australia thiếu cơ sở hạ tầng trọng yếu. Toàn bộ, từ con người đến hệ thống an toàn và cơ sở hạ tầng hải cảng, cơ sở hạ tầng hạt nhân mà nước này cần, đều rất tốn kém… và đấy chỉ là một vài ví dụ cụ thể, theo Trevor Taylor từ Viện Dịch vụ Hoàng gia Anh của Vương quốc Anh.

Tàng hình và bị phát hiện

Lợi ích lớn nhất của tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là chúng có thể lặn trong nước và tàng hình trong thời gian dài so với các tàu thông thường. Các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân có thể mang đủ nhiên liệu cho thời gian hoạt động lên đến 30 năm và chỉ phải quay trở lại cảng để bảo dưỡng và nhận thực phẩm.

Theo một chuyên gia quốc phòng, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân là cỗ máy phức tạp nhất mà con người tạo ra, thậm chí còn phức tạp hơn cả tàu con thoi. Tàu có một lò phản ứng hạt nhân ở phía sau, chứa chất nổ mạnh ở phía trước, ở giữa là một khách sạn, nơi thủy thủ đoàn sinh sống; và toàn bộ mọi thứ đều chìm dưới nước trong nhiều tháng.

Hiện vẫn chưa rõ Canberra sẽ chọn kiểu thiết kế nào. Tuy nhiên, có khả năng sẽ dựa trên các thiết kế tàu ngầm Astute của Anh, do BAE Systems chế tạo, hoặc lớp Virginia tương đương của Hải quân Mỹ, do General Dynamics Electric Boat và Newport News Shipbuilding (Mỹ) chế tạo. Một trong những vấn đề quan trọng sẽ là công nghệ thủy âm và hoạt động không gây ồn của tàu mà Anh và Mỹ sẽ cung cấp cho Australia.

Khả năng vũ khí

Theo thỏa thuận ba bên, Australia cũng sẽ tăng cường khả năng vũ khí của mình một cách đáng kể. Richard Fontaine, người đứng đầu Trung tâm An ninh Mỹ mới, cho biết, Australia sẽ triển khai nhiều tên lửa thông thường hơn, so với vũ khí có trên các tàu của Pháp. Quyết định mua tên lửa Tomahawk có thể bắn từ tàu thủy hoặc tàu ngầm cũng đánh dấu sự bổ sung quan trọng cho sức mạnh của Australia.

Tomahawk biến một tàu hải quân mặt nước thành một vũ khí chiến lược có thể tấn công các cơ sở quân sự trên bờ từ hàng nghìn dặm. Tomahawk sẽ giúp Australia có thêm khả năng tấn công các mục tiêu trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Tomahawk mở ra cánh cửa cho các cuộc tấn công tầm xa nhằm vào các mục tiêu trên bộ như hạ gục các hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tích hợp hoặc nhà chứa máy bay... Eric Sayers, chuyên gia quốc phòng tại Viện Doanh nghiệp Mỹ, cho rằng, Canberra có xu hướng sử dụng các loại vũ khí thông thường khác của Mỹ, bao gồm vũ khí chống hạm như ngư lôi MK48 và LRASM, một loại tên lửa có thể phóng từ máy bay chiến đấu F18.

Ai sẽ đóng tàu?

Thủ tướng Anh Boris Johnson có thể đã nói về tác động tiềm tàng đối với ngành công nghiệp của Anh nhưng các quan chức quốc phòng cho biết còn quá sớm để nói thỏa thuận có thể có ý nghĩa gì đối với các nhà thầu của nước này.

Tuy nhiên, một nhà phân tích tại Agency Partners cho biết, “một chương trình thiết bị quốc phòng trị giá hơn 50 tỷ USD, thậm chí trải dài trong 20 năm, sẽ tạo ra một số lợi thế, đặc biệt là khi Australia gắn bó với Mỹ và Anh. Nước này không có ngành công nghiệp hạt nhân của riêng mình, và vì vậy, sẽ cần hỗ trợ mạnh mẽ trong nhiều thập kỷ, bao gồm cả nguồn cung cấp trực tiếp nhiên liệu hạt nhân".

BAE, công ty đóng tàu ngầm cho Hải quân Hoàng gia tại cơ sở Barrow-in-Furness ở Cumbria, tây bắc nước Anh, được coi là đối tác tiềm năng. Công ty này đang chế tạo một phiên bản khinh hạm Type-26 cho Australia tại một nhà máy đóng tàu mới ở Adelaide. Rolls-Royce, công ty cung cấp hệ thống đẩy cho tàu ngầm của Anh, có thể xây dựng các lò phản ứng cho đội tàu ngầm của Australia. Bất chấp những vấn đề riêng của Anh với chương trình Astute, vốn bị cản trở bởi sự chậm trễ và chi phí gia tăng khi bắt đầu, các tàu ngầm này vẫn rẻ hơn so với các đối tác của Mỹ.

Thời gian chế tạo

Thủ tướng Australia Morrison cho biết trong tuần này rằng, ông dự kiến ​​tàu ngầm hạt nhân đầu tiên sẽ được chế tạo ở Adelaide vào năm 2040. Có thể vẫn còn nhiều trục trặc, việc đóng tàu ngầm là một công việc khổng lồ và hầu hết các chương trình đều được biết đến về sự chậm trễ và vượt ngân sách. Các tàu ngầm Astute mới của Anh có thể hiện đại nhưng việc mua sắm chúng là một lời nhắc nhở rằng mọi việc sẽ mất nhiều thời gian hơn - và chi phí cao hơn - so với dự kiến ​​ban đầu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phản ứng của Philippines về AUKUS
Phản ứng của Philippines về AUKUS

VOV.VN - Sự ra đời của liên minh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ đang tạo ra một trục quan hệ quốc tế mới. Tiếp sau Indonesia, Malaysia và Singapore, Philippines cũng đã có phản ứng chính thức về động thái này.

Phản ứng của Philippines về AUKUS

Phản ứng của Philippines về AUKUS

VOV.VN - Sự ra đời của liên minh AUKUS giữa Australia, Anh và Mỹ đang tạo ra một trục quan hệ quốc tế mới. Tiếp sau Indonesia, Malaysia và Singapore, Philippines cũng đã có phản ứng chính thức về động thái này.

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS
Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

VOV.VN - Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

Lý do Ấn Độ không phản ứng gay gắt về AUKUS

VOV.VN - Thỏa thuận giữa Australia, Anh và Mỹ về chia sẻ công nghệ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đã khiến nhiều người ở Ấn Độ đặt câu hỏi vì sao nước này không được Mỹ chia sẻ công nghệ tương tự. Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng, Ấn Độ vẫn được hưởng lợi từ AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?
Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

Ấn Độ có thể đóng góp cho liên minh AUKUS của Mỹ trong ứng phó Trung Quốc như thế nào?

VOV.VN - AUKUS được ngầm hiểu là liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia trong ứng phó với Trung Quốc. Các công nghệ chiến lược đóng vai trò quan trọng trong hợp tác của liên minh này. Với trình độ công nghệ của mình và những điểm tương đồng về lợi ích, Ấn Độ có thể hỗ trợ rất nhiều cho AUKUS.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động
Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

Thỏa thuận tàu ngầm hạt nhân Mỹ-Australia khiến NATO và Pháp rúng động

VOV.VN - Các động thái ngầm của Mỹ với Australia trong nỗ lực kiềm chế Trung Quốc, cụ thể là thỏa thuận về chuyển giao công nghệ tàu ngầm hạt nhân vừa qua, khiến EU và NATO cảm thấy bị phớt lờ. Riêng Pháp cảm thấy bị sốc nặng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy
Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia rất phức tạp, phức tạp hơn những gì được thấy

VOV.VN - Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đan cài phức tạp trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, theo hướng phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau hơn người ta vẫn tưởng.

Châu Âu đồng loạt lên tiếng về thương vụ tàu ngầm giữa Pháp và Australia đổ bể
Châu Âu đồng loạt lên tiếng về thương vụ tàu ngầm giữa Pháp và Australia đổ bể

VOV.VN - Sau khi Thỏa thuận đối tác an ninh mới được ký kết giữa Mỹ, Australia và Anh (gọi tắt AUKUS), Pháp liên tiếp có những phản ảnh ứng mạnh mẽ và EU cũng không đứng ngoài cuộc.

Châu Âu đồng loạt lên tiếng về thương vụ tàu ngầm giữa Pháp và Australia đổ bể

Châu Âu đồng loạt lên tiếng về thương vụ tàu ngầm giữa Pháp và Australia đổ bể

VOV.VN - Sau khi Thỏa thuận đối tác an ninh mới được ký kết giữa Mỹ, Australia và Anh (gọi tắt AUKUS), Pháp liên tiếp có những phản ảnh ứng mạnh mẽ và EU cũng không đứng ngoài cuộc.