Những tên lửa Iran có thể “vít cổ” máy bay ném bom B-52 của Mỹ

VOV.VN - Ngoài những loại vũ khí được Liên Xô, Mỹ, Nga và Trung Quốc cung cấp vào những thời điểm khác nhau trước đây, Iran có nhiều hệ thống phòng không sản xuất trong nước có “tầm với” tương đối cao, khiến bất cứ đối thủ tiềm tàng nào cũng phải dè chừng.

Sau vụ ám sát nhà vật lý hạt nhân Iran Fahridzadeh cuối tháng 11/2020, căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã gia tăng nghiêm trọng. Các tàu nổi và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa hành trình Tomahawk đã được điều đến vùng vịnh Ba Tư, và máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bắt đầu xuất hiện trên bầu trời. Cuối tháng 12, Bộ trưởng Ngoại giao Iran Zarif cảnh báo rằng đất nước của ông sẽ bảo vệ “an ninh và lợi ích quan trọng của mình”, bày tỏ quan ngại ngày càng tăng về các hành động của Mỹ, bao gồm cả các chuyến bay của B-52.

840 nhà khoa học Iran đã ký một lá thư gửi chỉ huy Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) kêu gọi tiêu diệt tàu chiến và máy bay của Mỹ, đặc biệt là B-52, nếu chúng xâm phạm biên giới trên biển hoặc trên không của Iran. Hãng tin Fars của Iran đã công bố bức thư và nói rằng IRGC cần phải “phá hủy hình ảnh không có thật và bịa đặt về nỗi sợ hãi và sức mạnh của Mỹ, vốn được các phương tiện truyền thông phương Tây, Zionist và Arab tung hô này”. B-52 có khả năng sống sót thấp ở cự ly gần, vì vậy chúng khó có thể xuất hiện trên không phận Iran ngay cả trong trường hợp có chiến tranh.

B-52 sẽ ở khoảng cách an toàn và khả năng sẽ không bay gần hơn 1.000 km tính từ biên giới Iran. Điều này là do khả năng chiến đấu của hệ thống phòng không Iran và máy bay chiến đấu hạng nặng F-14 Tomcat của Không quân Iran được tích hợp tên lửa không đối không Fakour 90, có tầm bắn 220 km. Iran có các hệ thống phòng không hiện đại tự phát triển là Bavar-373, Khordad-15, Khordad-3 và Mersad, cũng như radar và các phương tiện khác để chống lại các mục tiêu trên không.

Bavar-373

Được đưa vào trang bị tháng 8/2019, Bavar-373 (tiếng Ba Tư nghĩa là “Niềm tin”, và 373 là số Abjad, tên của nhà tiên tri Muhammad) là một hệ thống tên lửa đất đối không di động tầm xa của Iran - biến thể của hệ thống phòng không S-300. Sau khi Nga cấm xuất khẩu S-300 cho Iran (được dỡ bỏ vào năm 2015), Iran đã quyết định phát triển một hệ thống tương tự trong nước. Theo các nguồn tin quân sự Iran, hệ thống này có khả năng vượt trội hơn nhiều so với lớp S-300P.

Theo các nguồn tin Iran, Bavar-373 cơ động với 4 tên lửa được gắn trên mỗi bệ phóng xe bánh lốp, trong ống phóng hình chữ nhật, thẳng đứng với các chi tiết cho thấy là hệ thống phóng nóng, không giống như hệ thống như S-300 sử dụng cơ chế phóng lạnh (tên lửa được lực thuốc súng phóng ra khỏi ống phóng và kích hoạt động cơ đẩy chính). Bavar-373 có thể đồng thời theo dõi 100 mục tiêu ở khoảng cách 400-450km, có khả năng phóng 12 tên lửa Sayyad-4 với tốc độ Mach 6,8 để tấn công 6 mục tiêu ở khoảng cách lên đến 200km và độ cao 27km.

Còn theo giới chức Quốc phòng Iran, Bavar -373 “có thể phát hiện mục tiêu hoặc máy bay ở cự ly hơn 300km, khóa mục tiêu ở cự ly khoảng 250km và tiêu diệt nó ở cự ly 200km”. Iran đã lần đầu tiên sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa Bavar-373 trong cuộc tập trận phòng không mang mật danh “Guardians of Velayat Sky-99”, vào cuối tháng 10/2020.

Khordad-15

Khordad-15 là một hệ thống tên lửa đất đối không (SAM) được phát triển bởi Tổ chức Công nghiệp Hàng không Iran (IAIO) và được Bộ trưởng Quốc phòng Iran công bố tháng 6/2019, trong bối cảnh căng thẳng với Mỹ leo thang và châu Âu thất bại trong nỗ lực duy trì các cam kết đối với Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015. Hệ thống phòng không Khordad-15 được đặt tên để vinh danh các cuộc biểu tình năm 1963 ở Iran, mà theo lịch sử Iran, được gọi là cuộc nổi dậy Khordad 15.

Hệ thống này được trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động và các bệ phóng độc lập hoạt động kết hợp với nhau để phát hiện, đánh chặn và tiêu diệt các mối đe dọa tiềm tàng. Hệ thống Khordad-15 bao gồm hai xe tải quân sự bánh lốp, một chiếc gắn cơ cấu phóng hình chữ nhật, xoay trên bệ chứa 4 ống chứa-phóng tên lửa theo 2 hàng; một chiếc khác có gắn ăng ten radar hình phiến quay.

Sử dụng tên lửa Sayyad-3 có tầm bắn 200km, Khordad-15 có khả năng phát hiện máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình và máy bay chiến đấu không người lái (UCAV) từ khoảng cách 150km và có thể theo dõi chúng trong phạm vi 120km. Hệ thống cũng có thể phát hiện các mục tiêu tàng hình từ khoảng cách 85km và có thể đánh chặn và tiêu diệt đồng thời sáu mục tiêu trong phạm vi 45km.

Khordad-3

Khordad-3 (tương tự “Buk” của Nga) là một hệ thống tên lửa phòng không tầm trung cơ động đường bộ của Iran được công bố lần đầu tiên vào tháng 5/2014. Nó được đặt tên theo sự kiện giải phóng Khorramshahr diễn ra vào Khordad thứ 3 theo lịch Ba Tư.

Khordad-3 được cho là phiên bản nâng cấp của hệ thống phòng không Ra”ad và có phần vượt trội hơn so với phiên bản khác của Ra”ad là Tabas, mặc dù nó giống với Ra”ad hơn. Chính nó đã được dùng để tấn công một chiếc Northrop Grumman RQ-4 Global Hawk của Mỹ gần eo biển Hormuz vào tháng 6/2019.

Mỗi hệ thống Khordad-3 có thể mang 3 tên lửa Taer-2B có tầm bắn 50-105km và tiêu diệt mục tiêu ở độ cao 25-30km. Khordad-3 sử dụng radar mảng xung tích cực băng tần X, có thể phát hiện đồng thời 100 mục tiêu, phóng 4 tên lửa để tấn công và dẫn đường cho 2 tên lửa đánh một mục tiêu. Mỗi khẩu đội của Khordad-3 bao gồm 9 tên lửa sẵn sàng xạ kích, mỗi tiểu đoàn có 4 khẩu đội và có thể tấn công 16 mục tiêu cùng lúc.

Mersad

Mersad (tiếng Ba Tư nghĩa là “Phục kích”) là một hệ thống phòng không tầm thấp đến tầm trung của Iran được phát triển vào năm 2010, sử dụng tên lửa Shahin (Falcon) - phiên bản nâng cấp nội địa của tên lửa đất đối không MIM-23 Hawk của Mỹ. Mersad sử dụng một loạt radar theo dõi và dò tìm mục tiêu khác nhau, mạng phần mềm và phần cứng, bệ phóng cho tên lửa Shahin và một trung tâm chỉ huy và điều khiển được sản xuất trong nước, có khả năng bắn trúng mục tiêu ở cự ly 70-150km ở độ cao 18km.

Bộ trưởng Quốc phòng Iran Vahidi nói, hệ thống phòng không Mersad có khả năng vượt trội và bao gồm nhiều khả năng hơn các đối thủ phương Tây như hệ thống phòng thủ tầm trung Hawk. Mersad có khả năng chống chiến tranh điện tử và có thể được sử dụng như một phần của mạng lưới hệ thống radar và phòng không và được số hóa hoàn toàn. Iran đang tiến hành cải tiến Mersad giai đoạn hai bao gồm nâng gấp đôi tầm bắn tầm bắn và độ cao tiêu diệt mục tiêu.

Như đã thấy, Iran có gì đó để “tiếp đón” B-52 của Mỹ, chưa kể các vũ khí Iran được Liên Xô, Mỹ, Nga và Trung Quốc cung cấp vào những thời điểm khác nhau trước đây./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Iran thử nghiệm phiên bản mới hệ thống phòng không sản xuất trong nước
Iran thử nghiệm phiên bản mới hệ thống phòng không sản xuất trong nước

VOV.VN - Iran đã thử nghiệm phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa sản xuất trong nước trong một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Iran thử nghiệm phiên bản mới hệ thống phòng không sản xuất trong nước

Iran thử nghiệm phiên bản mới hệ thống phòng không sản xuất trong nước

VOV.VN - Iran đã thử nghiệm phiên bản mới của hệ thống phòng thủ tên lửa sản xuất trong nước trong một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn.

Tổng thống Iran: tên lửa mới chế tạo để phòng vệ, không phải gây hấn
Tổng thống Iran: tên lửa mới chế tạo để phòng vệ, không phải gây hấn

VOV.VN - Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, các loại vũ khí tiên tiến của Iran dựa trên chiến lược phòng vệ răn đe hơn là hành động gây hấn.

Tổng thống Iran: tên lửa mới chế tạo để phòng vệ, không phải gây hấn

Tổng thống Iran: tên lửa mới chế tạo để phòng vệ, không phải gây hấn

VOV.VN - Tổng thống Iran Hassan Rouhani khẳng định, các loại vũ khí tiên tiến của Iran dựa trên chiến lược phòng vệ răn đe hơn là hành động gây hấn.

Hệ thống phòng không mới của Iran có thể phá hủy 6 mục tiêu cùng lúc
Hệ thống phòng không mới của Iran có thể phá hủy 6 mục tiêu cùng lúc

VOV.VN - Quân đội Iran vừa công bố hệ thống phòng không mới do nước này tự sản xuất, có khả năng theo dõi và bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

Hệ thống phòng không mới của Iran có thể phá hủy 6 mục tiêu cùng lúc

Hệ thống phòng không mới của Iran có thể phá hủy 6 mục tiêu cùng lúc

VOV.VN - Quân đội Iran vừa công bố hệ thống phòng không mới do nước này tự sản xuất, có khả năng theo dõi và bắn hạ 6 mục tiêu cùng lúc.

'Cha đẻ' vũ khí hạt nhân Iran - “Mục tiêu” của nhiều chính quyền và cơ quan tình báo
'Cha đẻ' vũ khí hạt nhân Iran - “Mục tiêu” của nhiều chính quyền và cơ quan tình báo

VOV.VN - Theo một báo cáo của Mỹ năm 2007, công việc giảng dạy của nhà khoa học Iran Mohsen Fakhrizadeh chỉ là bình phong cho vai trò của ông ta trong việc phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran.

'Cha đẻ' vũ khí hạt nhân Iran - “Mục tiêu” của nhiều chính quyền và cơ quan tình báo

'Cha đẻ' vũ khí hạt nhân Iran - “Mục tiêu” của nhiều chính quyền và cơ quan tình báo

VOV.VN - Theo một báo cáo của Mỹ năm 2007, công việc giảng dạy của nhà khoa học Iran Mohsen Fakhrizadeh chỉ là bình phong cho vai trò của ông ta trong việc phát triển vũ khí hạt nhân của Tehran.

Iran đang ở đâu trên hành trình hướng tới sở hữu bom hạt nhân?
Iran đang ở đâu trên hành trình hướng tới sở hữu bom hạt nhân?

VOV.VN - Nỗ lực quốc tế nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran đang đối mặt với thách thức mới bởi việc nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực hạt nhân của Tehran bị sát hại.

Iran đang ở đâu trên hành trình hướng tới sở hữu bom hạt nhân?

Iran đang ở đâu trên hành trình hướng tới sở hữu bom hạt nhân?

VOV.VN - Nỗ lực quốc tế nhằm hồi sinh thỏa thuận hạt nhân Iran đang đối mặt với thách thức mới bởi việc nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực hạt nhân của Tehran bị sát hại.

Súng điều khiển từ xa được sử dụng hoàn hảo để ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran
Súng điều khiển từ xa được sử dụng hoàn hảo để ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran

VOV.VN - Từ thực tiễn thế giới và vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran mới đây, có thể nói, điều khiển từ xa đã trở thành xu hướng chiến tranh và vũ khí của thế kỷ 21.

Súng điều khiển từ xa được sử dụng hoàn hảo để ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran

Súng điều khiển từ xa được sử dụng hoàn hảo để ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran

VOV.VN - Từ thực tiễn thế giới và vụ ám sát nhà khoa học hạt nhân Iran mới đây, có thể nói, điều khiển từ xa đã trở thành xu hướng chiến tranh và vũ khí của thế kỷ 21.

Cội nguồn căng thẳng Mỹ - Iran
Cội nguồn căng thẳng Mỹ - Iran

VOV.VN - Hành động của cả Mỹ và Iran đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể khơi mào cho cuộc chiến tranh tổng lực vô tiền khoáng hậu.

Cội nguồn căng thẳng Mỹ - Iran

Cội nguồn căng thẳng Mỹ - Iran

VOV.VN - Hành động của cả Mỹ và Iran đều tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể khơi mào cho cuộc chiến tranh tổng lực vô tiền khoáng hậu.

Bí ẩn Lực lượng đặc nhiệm Quds Iran
Bí ẩn Lực lượng đặc nhiệm Quds Iran

VOV.VN - Lực lượng đặc nhiệm Quds được mệnh danh là "cánh tay nối dài giúp Iran tăng cường ảnh hưởng ở Trung Đông"

Bí ẩn Lực lượng đặc nhiệm Quds Iran

Bí ẩn Lực lượng đặc nhiệm Quds Iran

VOV.VN - Lực lượng đặc nhiệm Quds được mệnh danh là "cánh tay nối dài giúp Iran tăng cường ảnh hưởng ở Trung Đông"

5 vũ khí của quân Mỹ không thể thiếu trong trận mở màn chống lại Iran
5 vũ khí của quân Mỹ không thể thiếu trong trận mở màn chống lại Iran

VOV.VN - Căn cứ vào đối phương và điều kiện địa lý, nếu xung đột Mỹ-Iran nổ ra, 5 vũ khí sau của Mỹ sẽ tham gia mở màn.

5 vũ khí của quân Mỹ không thể thiếu trong trận mở màn chống lại Iran

5 vũ khí của quân Mỹ không thể thiếu trong trận mở màn chống lại Iran

VOV.VN - Căn cứ vào đối phương và điều kiện địa lý, nếu xung đột Mỹ-Iran nổ ra, 5 vũ khí sau của Mỹ sẽ tham gia mở màn.