Những vũ khí bí mật chưa từng tiết lộ trong Thế chiến II

VOV.VN - Có nhiều vũ khí bí mật mang tính hủy diệt lớn từng suýt được đưa vào sử dụng nếu như Thế chiến thứ 2 kéo dài.

Landkreuzer P1000 Ratte: Nếu Đức hoàn thành việc chế tạo loại vũ khí này, Ratte nghìn tấn sẽ là chiếc xe tăng lớn nhất thế giới. Đức Quốc xã từng dự định Ratte sẽ là một "chiến hạm" trên mặt đất với pháo cỡ nòng 283 mm có khả năng đánh bại các mục tiêu cách xa hơn 27km. Với lớp bọc thép ở một số vị trí dày tới 3,6m, siêu tăng Ratte gần như bất khả chiến bại trước tất cả các cuộc ném bom lớn nhất của quân Đồng minh nếu nó được sản xuất và sử dụng.
A9 Amerikarakete: A9 là một phiên bản khác của tên lửa V2 nhưng nó chưa bao giờ được sử dụng trên chiến trường. Đức đã lựa chọn sử dụng các tàu ngầm U-boat neo đậu ngoài khơi để dẫn đường cho các tên lửa tới mục tiêu cuối cùng. Những tên lửa này có thể sẽ đi vào vận hành năm 1946 nếu Thế chiến thứ 2 chưa kết thúc.
Me 264: Máy bay ném bom Me 264 là thiết kế được ưa chuộng nhất trong chương trình ném bom nước Mỹ (Amerikabomber) của trùm phát xít Hitler. Chiếc máy bay này được cho là có thể bay từ châu Âu tới Mỹ và ngược lại. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Đức đang thất bại trên chiến trường nên họ không có thời gian và cũng không đủ nguyên liệu để thực hiện kế hoạch phát triển loại vũ khí này.
Sturer Emil: Đây là tên một loại tăng tự hành của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2 và Emil chỉ là một mẫu thí nghiệm được lắp trên khung tăng Henschel VK30.01. Emil có hiệu quả vô cùng lớn và chi phí không quá đắt đỏ nhưng việc thiếu nguyên liệu sản xuất và Thế chiến thứ 2 kết thúc là lý do ngăn cản Đức Quốc xã sản xuất hàng loạt loại vũ khí này.
Horten Ho 229: Loại vũ khí này có nhiều điểm giống với máy bay B-2 Spirit khiến người ta cho rằng có thể khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, Mỹ đã tìm được thiết kế mẫu máy bay này và nghiên cứu phát triển nó. Với tốc độ tối đa hơn 965 km/h với 2 pháo cỡ nòng 30 mm và 1 quả bom nặng 500 kg, máy bay ném bom Horten Ho 229 có thể phá hủy nước Anh nếu nó được sản xuất. 
Tàu ngầm lớp I-400: Trong số những bí mật được công bố khi Thế chiến thứ 2 kết thúc, 2 tàu ngầm đã đi vào vận hành của Nhật Bản có lẽ là một trong số những tiết lộ gây sốc nhất với quân Đồng minh. Theo đó, tàu ngầm lớp I-400 có thể chở 3 máy bay ném bom Seiran mà mỗi chiếc máy bay này lại có thể chở các quả bom nặng gần 1 tấn với khoảng cách đi được khoảng 500km. Những chiếc I-400 đặc biệt được thiết kế để tấn công bất ngờ các thành phố ven biển phía tây của Mỹ và thậm chí có khả năng phá hủy cả các vùng sâu trong đất liền như Las Vegas. Các vấn đề kỹ thuật, việc thiếu thời gian và cái chết của Đô đốc Yamamoto là lý do ngăn cản Nhật Bản triển khai loại vũ khí này với số lượng lớn.
Khinh khí cầu Fu-Go: Trong khi Đức bắn tên lửa V2, Nhật Bản đã tận dụng luồng gió để sử dụng một loại vũ khí đặc biệt. Đó là các khinh khí cầu ném bom có khả năng vượt đại dương mang tên Fu-Go.
Pháo V3: Nếu siêu pháo V3 được phát xít Đức hiện thực hóa, nó có thể dễ dàng đặt dấu chấm hết cho sự phản kháng của Anh trong Thế chiến thứ 2. Chỉ cần những siêu pháo V3 được triển khai ở bờ biển của Pháp, chúng có thể "san phẳng" London chỉ trong chưa tới 1 ngày.
Chó cảm tử: Trong Thế chiến thứ 2, quân đội Nga đã sử dụng một loại vũ khí vô cùng đặc biệt để tiêu diệt các xe tăng của Đức. Đó là những chú chó cảm tử mang trên mình hơn 10kg thuốc nổ. Theo một tài liệu không chính thức, Nga đã huấn luyện 40.000 chú chó cảm tử và khẳng định rằng 300 xe tăng của Đức đã bị phá hủy toàn bộ hoặc phá hủy một phần bởi loại "vũ khí" này.
Tia tử thần: Những tia tử thần từng là ý tưởng của Tesla với khả năng tiêu diệt kẻ thù trong khoảng cách hàng trăm km. Trong Thế chiến thứ 2, quân đội Nhật Bản thực sự đã có ý định sẽ nghiên cứu để hiện thực hóa ý tưởng này nhưng kích cỡ, chi phí, tầm bắn hạn chế, sự khó khăn khi sử dụng và một số yếu tố khác đã khiến loại siêu vũ khí này vẫn chỉ là ý tưởng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thiết kế siêu tàu ngầm chở xe tăng của Liên Xô sau Thế chiến II
Thiết kế siêu tàu ngầm chở xe tăng của Liên Xô sau Thế chiến II

Liên Xô từng định chế tạo tàu ngầm P-2 với hỏa lực bằng 10 tàu ngầm Mỹ, đủ sức làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Thiết kế siêu tàu ngầm chở xe tăng của Liên Xô sau Thế chiến II

Thiết kế siêu tàu ngầm chở xe tăng của Liên Xô sau Thế chiến II

Liên Xô từng định chế tạo tàu ngầm P-2 với hỏa lực bằng 10 tàu ngầm Mỹ, đủ sức làm nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Hình ảnh những phi công da màu của Mỹ trong Thế chiến II
Hình ảnh những phi công da màu của Mỹ trong Thế chiến II

VOV.VN - Trước năm 1940, người Mỹ gốc Phi không được ứng tuyển vào làm phi công trong lực lượng Không quân nước này bởi sự phân biệt chủng tộc.

Hình ảnh những phi công da màu của Mỹ trong Thế chiến II

Hình ảnh những phi công da màu của Mỹ trong Thế chiến II

VOV.VN - Trước năm 1940, người Mỹ gốc Phi không được ứng tuyển vào làm phi công trong lực lượng Không quân nước này bởi sự phân biệt chủng tộc.

Xe tăng IS-2: Nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II
Xe tăng IS-2: Nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Nhờ lớp giáp dày, hỏa lực mạnh, xe tăng IS-2 là mũi nhọn của Liên Xô đè bẹp phát xít Đức trong giai đoạn cuối cuộc chiến.

Xe tăng IS-2: Nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Xe tăng IS-2: Nỗi kinh hoàng với phát xít Đức trong Thế chiến II

Nhờ lớp giáp dày, hỏa lực mạnh, xe tăng IS-2 là mũi nhọn của Liên Xô đè bẹp phát xít Đức trong giai đoạn cuối cuộc chiến.

Hành trình “sống sót” của tàu sân bay USS Enterprise qua Thế chiến II
Hành trình “sống sót” của tàu sân bay USS Enterprise qua Thế chiến II

VOV.VN- Nhật Bản nhiều lần lầm tưởng đã đánh chìm hàng không mẫu hạm The USS Enterprise của Mỹ  trong Thế chiến II, song con tàu này vẫn "sống sót kỳ diệu".

Hành trình “sống sót” của tàu sân bay USS Enterprise qua Thế chiến II

Hành trình “sống sót” của tàu sân bay USS Enterprise qua Thế chiến II

VOV.VN- Nhật Bản nhiều lần lầm tưởng đã đánh chìm hàng không mẫu hạm The USS Enterprise của Mỹ  trong Thế chiến II, song con tàu này vẫn "sống sót kỳ diệu".