“Sát thủ trên bầu trời” B-2 Spirit của Mỹ đáng sợ như thế nào?

VOV.VN - B-2 là máy bay ném bom tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ, có khả năng mang được bom trọng lực hạt nhân.

B-2 Spirit là một trong 3 máy bay ném bom chiến lược hạng nặng của không quân Mỹ, ban đầu được chế tạo với mục đích xâm nhập mạng lưới phòng không của Liên Xô và tấn công các mục tiêu bằng vũ khí hạt nhân. Qua nhiều thập kỷ, sứ mệnh của nó đã được phát triển để thực hiện cả các cuộc tấn công chính xác thông thường. B-2 là máy bay ném bom tàng hình tiên tiến nhất của Mỹ và là loại duy nhất trong 3 loại  máy bay ném bom có khả năng mang được bom trọng lực hạt nhân.

Máy bay ném bom tàng hình B-2 Spirit của Mỹ. Ảnh: National Interest.

Phiên bản hoàn hảo thay thế B-1A

Vào cuối những năm 1970, chính quyền Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã phản đối việc sử dụng máy bay ném bom B-1A tốc độ cao, cho đây là một sự lãng phí tiền bạc của chính phủ. Để thay thế B-1A, Tổng thống Carter yêu cầu phát triển máy bay ném bom công nghệ tiên tiến hay máy bay ném bom tàng hình. Ở thời điểm đó,  người ta biết rất ít về máy bay ném bom công nghệ tiên tiến, ngoại trừ việc nó có thể kết hợp các công nghệ tránh radar mới và có thể có hình dạng khác biệt so với những máy bay ném bom trước đây.

Không quân Mỹ đã gửi yêu cầu về Đề xuất chế tạo máy bay mới vào năm 1980 và đến tháng 10/1981, tập đoàn vũ khí Northrop (Mỹ) giành được hợp đồng ban đầu trị giá 7,3 tỷ USD để sản xuất 127 máy bay mới. Northrop nghiên cứu về công nghệ tàng hình kể từ ít nhất giữa những năm 1960. Tại cơ sở nghiên cứu ở Rancho Palos Verdes, tập đoàn này đã xem xét và phát triển hình dạng máy bay chống radar, cũng như nguyên vật liệu chống radar. 

B-2 được phát triển dưới dạng một chương trình mật, có cả ưu và nhược điểm. Quá trình phát triển được giữ bí mật tối đa, vì thế rất ít người biết về hình dáng loại máy bay này cho đến khi nó ra mắt vào năm 1988. Kinh phí cho toàn bộ chương trình B-2 đội giá từ 37,5 tỷ USD lên 42,8 tỷ USD cũng được giữ kín.  Khoảng 1 tỷ trong số này được đầu tư để gia cố cánh máy bay vì theo yêu cầu của lực lượng không quân B-2 cần phải bay được ở độ cao thấp.

Vào ngày 22/11/1988, chiếc B-2 đầu tiên được ra mắt tại Nhà máy không quân 42 ở Palmdale, California, có tên gọi “Spirit”. Chiếc máy bay này có hình thức giống boomerang  (loại vũ khí nguyên thủy của thổ dân Australia, hình chữ V) với phần phía sau có răng cưa. Giống như các thiết kế trước đây của Northdrop, máy bay B-2 sử dụng thiết kế cánh liền thân và không có đuôi đứng, trang bị 4 động cơ turbine phản lực General Electric F118-GE-100 giấu trong thân.

Tại thời điểm ra mắt, giá của một chiếc B-2 vào khoảng 515 triệu USD, khiến nó trở thành máy bay đắt đỏ nhất từng được chế tạo. Tính năng tàng hình của máy bay này vẫn chưa được chứng minh trong chiến đấu và Quốc hội Mỹ bắt đầu lo ngại về kinh phí để mua 132 chiếc theo dự kiến. Ngoài các vấn đề về chi phí và tính hiệu quả của B-2, việc nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev thực hiện chương trình cải cách Perestroika cũng làm giảm đáng kể căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô, hạ thấp nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột hạt nhân, vì thế số lượng máy bay B-2 mà quốc hội Mỹ yêu cầu đã được cắt giảm xuống chỉ còn 21.

Tính năng vượt trội của B-2

B-2 dài 21 m, cao hơn 5 m, sải cánh 52 m giống như của XB-35 và YB-49, tốc độ 1.100 km/h và trần bay trên 15 km. Mỗi chiếc có thể bay liên tục 9.650 km không nghỉ. Khoảng cách này được tăng đáng kể nhờ khả năng tiếp liệu trên không. B-2 là một trong những máy bay quân sự đầu tiên sử dụng vật liệu tổng hợp mới. Gần 80% máy bay được chế tạo từ vật liệu tổng hợp từ sợi thủy tinh, carbon và than chì, phần còn lại làm bằng nhôm và titan. B-2 Spirit cũng có lớp vỏ ngoài hấp thụ radar, làm gia tăng khả năng tàng hình.

B-2 được trang bị 2 khoang vũ khí phần bụng, có thể chứa 27 tấn chất nổ. Mỗi khoang có thể mang được 8 giá để bom. Với vai trò là máy bay ném bom có khả năng hạt nhân, B-2 có thể mang tới 16 quả bom hạt nhân các loại, gồm B61-7, B61-11 và bom nhiệt hạch B-83-1. Ngoài ra B-2 Spirit cũng có thể mang bom hạt nhân mới B-61-12, có đương lượng nổ tới 50 kiloton. B-2 không mang theo bất cứ loại tên lửa nào được trang bị hạt nhân vào thời điểm này, nhưng trong tương lai nó sẽ được tích hợp tên lửa hành trình hạt nhân Long Range Standoff.

Nhu cầu xâm nhập vào mạng lưới phòng không tiên tiến của đối phương trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh Lạnh đã khiến quân đội Mỹ phải trang bị cho B-2 khả năng tấn công thông thường. B-2 có thể mang tối đa 16 quả bom dẫn đường bằng vệ tinh (JDAM), mỗi quả nặng gần 1 tấn.

Đối với các cuộc tấn công độc lập, Spirit có thể mang theo tên lửa hành trình AGM-158 JASSM và tên lửa hành trình tầm xa JASSM-ER. Cuối cùng B-2 có thể mang theo hai quả bom diệt boongke hạng nặng  MOP để tấn công các mục tiêu cứng đầu.

Chứng minh hiệu quả trên chiến trường

B-2 đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc tấn công thông thường, đầu tiên là chiến tranh Kosovo năm 1999, tiếp đến là cuộc chiến tranh Iraq năm 2003. B-2 nằm trong số những máy bay ném bom đầu tiên không kích phiến quân Taliban và Al Qaeda tại Afghanistan sau sự kiện khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, không kích các lực lượng Libya vào năm 2011. Tuy nhiên, loại máy bay này bị hạn chế bay ở một số khu vực có điều kiện khí hậu đặc biệt dễ làm ảnh hưởng tới lớp sơn phủ bên ngoài hấp thụ radar của chúng.

Trong trường hợp Mỹ tấn công nhằm loại bỏ chương trình hạt nhân của Triều Tiên, máy bay ném bom B-2 chắc chắn sẽ được điều động để tham gia cuộc chiến này và đóng vai trò mũi nhọn. B-2 Spirit sẽ thả các quả bom MOD vào hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Triều Tiên, phá vỡ khả năng ban hành mệnh lệnh phóng tên lửa. Ngoài ra, B-2 còn có thể phá hủy các căn cứ tên lửa và các kho vũ khí hạt nhân được bảo vệ kiên cố của Triều Tiên nếu chiến tranh xảy ra.

Dù là chiến tranh thông thường hay chiến tranh hạt nhân, B-2 Spirit có thể thực hiện hầu như tất cả các nhiệm vụ tấn công chính xác trong bất cứ hoàn cảnh nào, tại bất cứ địa điểm nào trên trái đất. Máy bay ném bom B-21 Raider mới dự kiến đưa vào hoạt động vào giữa những năm 2020, dường như cũng có những đặc tính tương tự như B-2. Phi đội B-2 nhiều khả năng sẽ còn hoạt động 20 năm nữa hoặc lâu hơn. Điều này sẽ khiến nó trở thành một trong những oanh tạc cơ uy lực nhất mà quân đội Mỹ sử dụng kể từ Chiến tranh thế giới thứ 2./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ bắt đầu chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider
Mỹ bắt đầu chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider

VOV.VN - Nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman đã bắt đầu chế tạo chiếc máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, B-21 Raider, cho Không quân Mỹ.

Mỹ bắt đầu chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider

Mỹ bắt đầu chế tạo máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider

VOV.VN - Nhà thầu quốc phòng Northrop Grumman đã bắt đầu chế tạo chiếc máy bay ném bom thế hệ tiếp theo, B-21 Raider, cho Không quân Mỹ.

Máy bay ném bom tàng hình B-21 của Mỹ sẽ bay thử vào cuối năm 2021
Máy bay ném bom tàng hình B-21 của Mỹ sẽ bay thử vào cuối năm 2021

VOV.VN - Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider mới của Không quân Mỹ dự kiến có chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 12/2021.

Máy bay ném bom tàng hình B-21 của Mỹ sẽ bay thử vào cuối năm 2021

Máy bay ném bom tàng hình B-21 của Mỹ sẽ bay thử vào cuối năm 2021

VOV.VN - Máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider mới của Không quân Mỹ dự kiến có chuyến bay thử đầu tiên vào tháng 12/2021.

Video: Máy bay ném bom tàng hình B-2 được tiếp nhiên liệu trên không
Video: Máy bay ném bom tàng hình B-2 được tiếp nhiên liệu trên không

VOV.VN - Chiếc phi cơ chở nhiên liệu KC-135 đã thực hiện việc tiếp nhiên liệu rất ngoạn mục cho máy bay ném bom tàng hình B-2 ở tít trên cao giữa không trung.

Video: Máy bay ném bom tàng hình B-2 được tiếp nhiên liệu trên không

Video: Máy bay ném bom tàng hình B-2 được tiếp nhiên liệu trên không

VOV.VN - Chiếc phi cơ chở nhiên liệu KC-135 đã thực hiện việc tiếp nhiên liệu rất ngoạn mục cho máy bay ném bom tàng hình B-2 ở tít trên cao giữa không trung.