Sức mạnh F-16V “Rắn hổ lục” - Tiêm kích được nhiều nước lựa chọn

VOV.VN - F-16V được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4++ hàng đầu thế giới.

Ra đời để làm máy bay đa năng

F-16 Fighting Falcon là máy bay chiến đấu phản lực đa năng do General Dynamics và Lockheed Martin chế tạo, được khai sinh bởi một chương trình nhằm tìm kiếm mẫu máy bay chiến đấu hạng nhẹ, một người lái, một động cơ cho Không quân Mỹ đầu những năm 1970. Nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm thành công với hơn 4.500 chiếc đã được chế tạo từ năm 1976, song hành cùng tiêm kích F-15 “Eagle”. Độ linh hoạt và giá thành không quá cao là lợi thế chính mang lại thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu đến 25 quốc gia.

F-16 thuộc Không quân Hoàng gia Na Uy. Nguồn ảnh: wikipedia.org.

F-16 có buồng lái gắn kính hình bong bóng, hoàn toàn không có điểm “mù”, vị trí thanh điều khiển thuận lợi cho tác nghiệp trong điều kiện trọng lực cao, ghế nghiêng 30 độ giúp giảm hiệu ứng trọng lực lên phi công. Đây cũng là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên có thiết kế chống lại trọng lực quay vòng, là một trong số ít máy bay phản lực có tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng lớn hơn một, nhờ đó, có khả năng tăng tốc rất tốt. Dù không được trang bị thêm, F-16 vẫn giữ một vai trò quan trọng trong Không quân Mỹ hiện nay và tương lai gần và vẫn được chế tạo cho xuất khẩu..

F-16 có chiều dài 15m, sải cánh: 9,96m, bán kính tác chiến khi mang đầy đủ vũ khí là 550km, tầm bay khoảng 4.200km khi mang bình xăng phụ. Tuy chỉ có một động cơ, nhưng máy bay có thể đạt vận tốc trên Mach 2, lấy độ cao 15.240m/phút - có khả năng đánh chặn tốt. Tiêm kích này được trang bị 11 giá treo để mang vũ khí các loại như tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải, nhiều loại bom dẫn đường thông minh khác, cùng một pháo Gatling 6 nòng cỡ nòng 20mm với cơ số đạn 511 viên để không chiến tầm gần. Tuy là tiêm kích hạng nhẹ nhưng tải trọng vũ khí của F-16 lên tới 7,7 tấn, vượt cả tiêm kích hạng nặng Su-27 của Nga, gần bằng Su-35 (8 tấn).

F-16 đã tham gia chiến dịch Bão táp Sa mạc (1991) khi khả năng đa nhiệm của F-16 được thể hiện bằng việc làm tê liệt hoàn toàn mạng lưới phòng không của Iraq từ diệt radar đến đánh chặn, tiếp theo là tuần tra các vùng “Cấm bay” tại nước này. Sau đó, F-16 được liên quân sử dụng trong cuộc chiến tại Balkan và không kích Nam Tư. Các quốc gia mua F-16 còn tích hợp các thiết bị chuyên dùng cho các nhiệm vụ riêng biệt như thiết bị gây nhiễu điện tử (ECM), thiết bị dẫn bắn, cảm biến v.v… đảm bảo cho F-16 tiếp tục hiện diện trong môi trường không chiến với các đòi hỏi ngày càng cao.

Dễ dàng cập nhật các loại vũ khí

Tiêm kích hạng nhẹ đa nhiệm F-16V. Nguồn ảnh: lockheedmartin.com.

Theo Lockheed Martin, công nghệ cốt lõi mang lại sức mạnh cho Viper nằm ở radar quét mạng pha điện tử chủ động (AESA) AN/APG-83 (tầm hoạt động xa gấp 2 lần con số 296 km của AN/APG-68 trên F-16C/D Block 60), cho phép phát hiện, phân loại mục tiêu với độ chính xác cao, cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến. Ngoài ra, các chùm tia điện tử được truyền đi trên nhiều tần số khác nhau sẽ khiến đối phương rất khó phát hiện cũng như thực hiện biện pháp gây nhiễu, giúp máy bay có thể bí mật tung đòn tấn công ở cự ly an toàn.

Ngoài khả năng mang tất cả các loại tên lửa, bom tiên tiến nhất, F-16V Viper còn được trang bị thiết bị bổ trợ bắn Sniper, tự động phát hiện, theo dõi mục tiêu và cung cấp tọa độ GPS để dẫn đường cho vũ khí tấn công. Phi công cũng được trang bị hệ thống ngắm bắn gắn trên mũ bay, tăng khả năng tác chiến của tên lửa tầm nhiệt AIM-9X. Hầu hết các thiết bị cơ điện trong buồng lái của F-16V đã được thay thế bởi một màn hình hiển thị đa năng. Máy bay này tương tác được với F-35 và F-22 thông qua một đường liên kết dữ liệu đặc biệt, được quản lý bởi hệ thống máy tính trung tâm thế hệ mới.

Ngoài việc có thể sử dụng hơn 180 loại vũ khí khác nhau, hệ thống điện tử kiến trúc mở cho phép F-16V dễ dàng cập nhật các vũ khí không phải do Mỹ sản xuất, đưa nó trở thành một trong những máy bay chiến đấu linh hoạt nhất thế giới. F-16 Viper của Đài Loan còn có thêm một tính năng đáng lưu ý khác - được nâng cao khả năng tàng hình nhờ lớp phủ radar HAVE GLASS II (RAM) giúp giảm diện tích phản xạ radar 20 - 30% - một công nghệ cao cấp chỉ được Mỹ chia sẻ cho một vài đồng minh thân thiết.

F-16V được các chuyên gia quân sự đánh giá là một trong những chiến đấu cơ thế hệ 4 ++ hàng đầu thế giới, có năng lực tác chiến không thua các chiến đấu cơ như JAS 39E/F của Thụy Điển hay Eurofighter Typhoon của châu Âu. Nó được đánh giá là ngang ngửa với tiêm kích Su-35 của Nga ở một số khía cạnh, thậm chí năng lực không chiến ngoài tầm nhìn của F-16V còn được đánh giá cao hơn nhờ được trang bị radar có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách hơn 400km./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ảnh: Một số loại máy bay Mỹ từng gây tội ác ở Hà Nội năm 1972
Ảnh: Một số loại máy bay Mỹ từng gây tội ác ở Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Giáng sinh năm 1972, quân đội Mỹ huy động lượng lớn máy bay ném bom và cường kích để hủy diệt thủ đô Hà Nội. Và nhiều phi cơ trong số đó đã bị bắn hạ.

Ảnh: Một số loại máy bay Mỹ từng gây tội ác ở Hà Nội năm 1972

Ảnh: Một số loại máy bay Mỹ từng gây tội ác ở Hà Nội năm 1972

VOV.VN - Giáng sinh năm 1972, quân đội Mỹ huy động lượng lớn máy bay ném bom và cường kích để hủy diệt thủ đô Hà Nội. Và nhiều phi cơ trong số đó đã bị bắn hạ.

Robot máy bay và xe tăng sẽ là nòng cốt của quân đội Nga tương lai
Robot máy bay và xe tăng sẽ là nòng cốt của quân đội Nga tương lai

VOV.VN - Nga chủ trương: máy bay và xe tăng không người lái sẽ giữ vai trò trung tâm trong các chiến dịch quân sự tương lai của quân đội nước này.

Robot máy bay và xe tăng sẽ là nòng cốt của quân đội Nga tương lai

Robot máy bay và xe tăng sẽ là nòng cốt của quân đội Nga tương lai

VOV.VN - Nga chủ trương: máy bay và xe tăng không người lái sẽ giữ vai trò trung tâm trong các chiến dịch quân sự tương lai của quân đội nước này.

Vì sao máy bay không người lái Iran trở thành cơn “ác mộng” của Mỹ?
Vì sao máy bay không người lái Iran trở thành cơn “ác mộng” của Mỹ?

VOV.VN - Việc Iran và đồng minh tăng cường sử dụng máy bay không người lái để tiến hành nhiều hoạt động trên khắp Trung Đông đã khiến Mỹ lo ngại.

Vì sao máy bay không người lái Iran trở thành cơn “ác mộng” của Mỹ?

Vì sao máy bay không người lái Iran trở thành cơn “ác mộng” của Mỹ?

VOV.VN - Việc Iran và đồng minh tăng cường sử dụng máy bay không người lái để tiến hành nhiều hoạt động trên khắp Trung Đông đã khiến Mỹ lo ngại.

Chiến dịch Bão táp Sa mạc đánh bật quân đội Iraq ra khỏi Kuwait 1991
Chiến dịch Bão táp Sa mạc đánh bật quân đội Iraq ra khỏi Kuwait 1991

VOV.VN - Năm 2016 là tròn 25 năm kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu thực hiện Chiến dịch Bão táp Sa mạc chống lại lực lượng quân sự Iraq chiếm đóng Kuwait.

Chiến dịch Bão táp Sa mạc đánh bật quân đội Iraq ra khỏi Kuwait 1991

Chiến dịch Bão táp Sa mạc đánh bật quân đội Iraq ra khỏi Kuwait 1991

VOV.VN - Năm 2016 là tròn 25 năm kể từ khi liên quân do Mỹ đứng đầu thực hiện Chiến dịch Bão táp Sa mạc chống lại lực lượng quân sự Iraq chiếm đóng Kuwait.

Trung Quốc dọa cắt đứt làm ăn nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan
Trung Quốc dọa cắt đứt làm ăn nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

VOV.VN - Bắc Kinh đe dọa sẽ cấm các công ty Mỹ liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan làm ăn với Trung Quốc.

Trung Quốc dọa cắt đứt làm ăn nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

Trung Quốc dọa cắt đứt làm ăn nếu Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan

VOV.VN - Bắc Kinh đe dọa sẽ cấm các công ty Mỹ liên quan đến việc bán vũ khí cho Đài Loan làm ăn với Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh khốc liệt Iran-Iraq 1980-1988
Cuộc chiến tranh khốc liệt Iran-Iraq 1980-1988

VOV.VN - Iran và Iraq trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc trong thập niên 1980, với thiệt hại nặng nề cho hai bên chiến tuyến. Sau đó, họ trở về vạch xuất phát.

Cuộc chiến tranh khốc liệt Iran-Iraq 1980-1988

Cuộc chiến tranh khốc liệt Iran-Iraq 1980-1988

VOV.VN - Iran và Iraq trải qua cuộc chiến tranh tàn khốc trong thập niên 1980, với thiệt hại nặng nề cho hai bên chiến tuyến. Sau đó, họ trở về vạch xuất phát.