Sức mạnh những mẫu chiến đấu cơ của Thế kỷ 21

VOV.VN - Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 có những tính năng cực kỳ ưu việt như tàng hình, siêu tốc và được trang bị hệ thống vũ khí dẫn đường tiên tiến.

F-22 Raptor là mẫu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 đầu tiên của thế giới. Loại máy bay này chính thức đi vào hoạt động tháng 12/2005 và đã được phát triển thêm một số biến thể. (Ảnh: Reuters)
F-22 được chế tạo để làm nhiệm vụ của một tiêm kích đa nhiệm và dần thay thế vai trò của F-15 Eagle. Tổng cộng có 187 chiếc F-22 đang phục vụ trong lực lượng Không quân Mỹ. (Ảnh: AFP)
F-35 là loại máy bay thứ hai thuộc dòng chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được Mỹ phát triển để thay thế cho dòng F-16. (Ảnh: Flickr)
Tổng sản lượng dự kiến của F-35 dự kiến đạt 2.500 chiếc. Trong năm 2015, 2016, Không quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã bắt đầu cho bay thử nghiệm F-35. Phiên bản F-35 dành cho Hải quân sẽ được bàn giao vào năm 2018. (Ảnh: Flickr)
Để tạo ra đối trọng với Raptor của Mỹ, Nga đã theo đuổi chương trình phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 được biết đến với tên gọi PAK FA với nguyên mẫu là chiếc T-50. (Ảnh: Sputnik)
Chiếc Sukhoi T-50 của Nga thực hiện chuyến bay đầu tiên hồi tháng 1/2010 và hiện đang ở giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. (Ảnh: Sputnik)
Nguyên mẫu chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ MiG-1.44 được hoàn thành thiết kế năm 2000. Dù MiG-1.44 không bao giờ cất cánh một lần nữa sau khi chương trình PAK FA được giới thiệu nhưng kỹ thuật được áp dụng trên loại máy bay này vẫn rất đáng chú ý. (Ảnh: Flickr)
Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Chiến đấu cơ J-20 của Trung Quốc cất cánh lần đầu tiên vào tháng 1/2011 là mẫu máy bay kết hợp ý tưởng thiết kế của F-22, MiG-1.44 và F-35. (Ảnh: AP)
Giống như chiếc J-20, vẫn còn những tranh cãi về việc liệu chiến đấu cơ J-31 của Trung Quốc có phải thuộc thế hệ thứ 5 hay không. J-31 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 10/2012. (Ảnh: Flickr)
Chiến đấu cơ hạng nhẹ X-2 Shinshin trước đây được biết đến với tên gọi ATD-X đã được phát triển ở Nhật Bản từ năm 2004 sau khi Washington chính thức từ chối bán F-22 cho Tokyo. (Ảnh: Reuters)
Ngoài các máy bay thuộc chương trình FGFA được phát triển trên cơ sở T-50 của Nga, Ấn Độ cũng đang muốn có chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. Dự án chính thức chế tạo loại máy bay này được khởi động từ năm 2011 và đến nay, các yêu tố kỹ thuật cơ bản đã được xác định. (Ảnh: Johnxx9)
Chương trình phát triển máy bay Qaher-313 hay còn gọi là Dominant-313 của Iran cho đến nay vẫn bị đặt dấu hỏi về khả năng vươn tới những tính năng của 1 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5. (Ảnh: AP)
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Quốc phòng Nga trình làng video Su-35S phô diễn sức mạnh
Bộ Quốc phòng Nga trình làng video Su-35S phô diễn sức mạnh

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã cho công bố đoạn video ghi lại cảnh “siêu” chiến đấu cơ Su-35 phô diễn sức mạnh trên bầu trời.

Bộ Quốc phòng Nga trình làng video Su-35S phô diễn sức mạnh

Bộ Quốc phòng Nga trình làng video Su-35S phô diễn sức mạnh

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga mới đây đã cho công bố đoạn video ghi lại cảnh “siêu” chiến đấu cơ Su-35 phô diễn sức mạnh trên bầu trời.

Sức mạnh máy bay cảnh báo sớm “mắt diều hâu” E-2C
Sức mạnh máy bay cảnh báo sớm “mắt diều hâu” E-2C

VOV.VN - E-2C “mắt diều hâu” là loại máy bay cảnh báo sớm chủ lực của Mỹ với nhiều tính năng vượt trội mà nhiều loại máy bay khác không có được.

Sức mạnh máy bay cảnh báo sớm “mắt diều hâu” E-2C

Sức mạnh máy bay cảnh báo sớm “mắt diều hâu” E-2C

VOV.VN - E-2C “mắt diều hâu” là loại máy bay cảnh báo sớm chủ lực của Mỹ với nhiều tính năng vượt trội mà nhiều loại máy bay khác không có được.