Tăng tốc cuộc đua vũ trang với Nga - Trung, Mỹ đạt dấu mốc lớn về tên lửa siêu thanh

VOV.VN - Một máy bay B-52 của Mỹ đã hoàn thành cuộc thử nghiêm tên lửa siêu thanh giữa bối cảnh Lầu Năm Góc đang tăng tốc trong cuộc đua vũ trang với Nga và Trung Quốc để phát triển thế hệ vũ khí tiếp theo.

Máy bay ném bom B-52 Stratofortress đã có chuyến bay 13 tiếng từ Alaska tới Căn cứ Không quân Barksdale ở Louisiana để thử nghiệm hệ thống truyền dữ liệu và cảm biến mục tiêu cho vũ khí phản ứng nhanh từ trên không AGM-183 (hay ARRW) ngày 5/5, một tuyên bố của Không quân Mỹ ngày 13/5 cho hay.

ARRW là tên lửa siêu thanh do Lockheed Martin phát triển cho lực lượng Không quân Mỹ. Trong hành trình này, B-52 có thể nhận dữ liệu của mục tiêu từ hệ thống cảm biến qua thí nghiệm Khả năng Tiến hành Chiến dịch ở mọi phạm vi (ADOC-E), cách Căn cứ Elmendorf-Richardson ở Anchorage hơn 1.000 hải lý.

Khi nhận được dữ liệu từ ADOC-E, máy bay ném bom này có thể bắn hạ mục tiêu cách 600 hải lý sử dụng tên lửa siêu thanh.

Trung tá Joe Little, Phó Chỉ huy Nhóm Điều hành thử nghiệm 53 cho biết họ đang thu thập các dữ liệu để hoàn thành quy trình "kill chain" (thuật ngữ quân sự liên quan đến cấu trúc của một cuộc tấn công gồm xác định mục tiêu, điều lực lượng đến mục tiêu, quyết định và ra lệnh tấn công mục tiêu, cuối cùng là tiêu diệt mục tiêu - ND), cũng như thu thập phản hồi để đánh giá khả năng và hiệu quả của tên lửa siêu thanh.

"Đội ngũ này đã làm việc hiệu quả cả theo kế hoạch và trong quá trình triển khai. Đây là một thắng lợi cho Không quân Mỹ nói riêng cũng như Bộ Quốc phòng nói chung và chúng tôi chỉ mới bắt đầu", Trung tá Matt Guasco, chỉ huy Phi đội Đánh giá và Thử nghiệm 49 cho hay.

Người phát ngôn Không quân Mỹ nhận định cuộc thử nghiệm này là một "dấu mốc quan trọng". Cuộc thử nghiệm bay ARRW đã bị trì hoãn sau khi được lên kế hoạch vào tháng 12/2020. Không quân Mỹ không giải thích chính xác tại sao cuộc thử nghiệm này bị hoãn mà chỉ đưa ra những lý do như đại dịch Covid-19 và các số liệu kỹ thuật.

Hồi đầu tháng 4, cuộc thử nghiệm trên cuối cùng đã diễn ra nhưng sau đó gặp thất bại sau khi tên lửa ARRW không được phóng từ máy bay mang nó. Đây là cuộc thử nghiệm thứ 7 của ARRW.

Các tên lửa siêu thanh có thể tạo nên một cuộc cách mạng trong chiến tranh bởi nó có các đặc điểm khiến các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay khó có thể đánh chặn. Nga và Trung Quốc đều đang đầu tư lớn vào nghiên cứu công nghệ siêu thanh và Moscow đã triển khai được 2 loại vũ khí siêu thanh.

ARRW có thể bay với tốc độ từ 8.000 - 10.000 km/h, tương đương từ Mach 6,5 - Mach 8. Không quân Mỹ đã hoàn tất thử nghiệm ARRW giai đoạn đầu và hy vọng sẽ đưa vào hoạt động vào tháng 9/2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điểm yếu lớn nhất khiến Trung Quốc khó trở thành siêu cường quân sự
Điểm yếu lớn nhất khiến Trung Quốc khó trở thành siêu cường quân sự

VOV.VN - Dù Trung Quốc có lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh nhưng nhưng nước này vẫn thiếu khả năng điều động các hạm đội tàu tới những vùng biển khác.

Điểm yếu lớn nhất khiến Trung Quốc khó trở thành siêu cường quân sự

Điểm yếu lớn nhất khiến Trung Quốc khó trở thành siêu cường quân sự

VOV.VN - Dù Trung Quốc có lực lượng hải quân ngày càng lớn mạnh nhưng nhưng nước này vẫn thiếu khả năng điều động các hạm đội tàu tới những vùng biển khác.

S-500 có thể là “thuốc giải độc” của Nga đối với vũ khí siêu thanh của kẻ thù
S-500 có thể là “thuốc giải độc” của Nga đối với vũ khí siêu thanh của kẻ thù

VOV.VN - Theo các chuyên gia, S-500 có thể là “liều thuốc giải độc” của Nga đối với vũ khí siêu thanh của kẻ thù mà Tổng thống Putin nhắc đến trong cuộc họp báo ngày 17/12.

S-500 có thể là “thuốc giải độc” của Nga đối với vũ khí siêu thanh của kẻ thù

S-500 có thể là “thuốc giải độc” của Nga đối với vũ khí siêu thanh của kẻ thù

VOV.VN - Theo các chuyên gia, S-500 có thể là “liều thuốc giải độc” của Nga đối với vũ khí siêu thanh của kẻ thù mà Tổng thống Putin nhắc đến trong cuộc họp báo ngày 17/12.

Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản chống tàu
Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản chống tàu

VOV.VN - Ấn Độ hôm nay (1/12) đã thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản chống tàu. Đây là một trong những hệ thống tên lửa có tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay.

Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản chống tàu

Ấn Độ thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản chống tàu

VOV.VN - Ấn Độ hôm nay (1/12) đã thử thành công tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos phiên bản chống tàu. Đây là một trong những hệ thống tên lửa có tốc độ nhanh nhất trên thế giới hiện nay.