Tên lửa được Su-34 của Nga mang theo “phòng thân” có gì đặc biệt?

VOV.VN - Chiến đấu cơ Su-34 của Nga đã được trang bị tên lửa không đối không trong mỗi phi vụ xuất kích diệt IS ở Syria. Đây đều là những tên lửa hiện đại nhất hiện nay...

Là máy bay tiêm kích-bom, song nhiệm vụ chính của Su-34 là cường kích. Tuy vậy, khả năng tiêm kích trên không của nó cũng không “xoàng” nhờ được trang bị các loại tên lửa không đối không cực kỳ hiện đại…

Theo thiết kế, Su-34 có thể mang tới hơn 8.000kg vũ khí. Ngoài các loại tên lửa không đối đất, bom, rocket, chiến đấu cơ này có thể mang các tên lửa không đối không R-73 và RVV-AE. Sau vụ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ Su-24 của Nga, không quân Nga đã treo lắp tên lửa không đối không cho Su-34 trong mỗi phi vụ không kích…

R-73, khó bị cắt đuôi, khai hỏa ngay trong cận chiến

Đây là tên lửa tầm ngắn, chủ yếu được dùng cho các phi vụ không chiến ở tầm gần.

Mặc dù được đưa vào sử dụng từ năm 1985, song đến nay, R-73 vẫn được đánh giá là một trong những loại tên lửa không đối không hiện đại bậc nhất, có uy lực cao trong khắc chế các loại máy bay như tiêm kích, ném bom, không người lái, thậm chí là tên lửa hành trình của đối phương.

Tên lửa hoạt động theo nguyên lý “tìm nhiệt”, cụ thể là trong không chiến, nó sẽ tìm đến động cơ máy bay đối phương để "triệt hạ" đối thủ, vì động cơ có nhiệt lượng tỏa ra rất lớn.

Tên lửa R-73.

Thiết bị cảm ứng của tên lửa R-73 cho phép nó bắt mục tiêu ở góc lên tới 60 độ. Hệ thống kết nối sẽ hiển thị các thông số về mục tiêu lên màn hình gắn trên mũ phi công, tạo điều kiện thuận lợi cho phi công lựa chọn mục tiêu và quyết định khai hỏa.

Cũng nhờ góc bắt mục tiêu lớn nên R-73 có thể bắt, bám sát và tiêu diệt mục tiêu ngay ở bên sườn máy bay của mình. 

Nhờ thiết kế các cánh mũi và cánh thân hợp lý, nên khả năng cơ động của R-73 cực kỳ linh hoạt và nó có thể điều chỉnh dễ dàng khi bị chệch hướng. Ngoài ra, hình dạng khí động học tối ưu cho phép R-73 chịu tải lên đến 12G, nên nó rất khó bị “cắt đuôi” cho dù máy bay của đối phương vòng gấp nhằm tạo quá tải lớn.

Thêm nữa, do tầm bắn tối thiểu của R-73 chỉ là 300m, nên cực kỳ thích hợp cho phi công xạ kính trong tình huống quần vòng khi cận chiến.

R-73 có trọng lượng 105kg; dài 2,9m; vận đốc đạt Mach 2,5; tầm bay tối đa 30km và với phiên bản cải tiến có thể đạt tới 40km; đầu nổ có trọng lượng 7,4kg.

Ngoài Su-34, R-73 còn có thể được lắp cho nhiều loại chiến đấu cơ khác của Nga, như: Mig-21, Mig-23, Mig-29, Su-25, Su-27, Su-35…, thậm chí trên các loại trực thăng như Mi-24, Ka-50...

Qua 35 năm sử dụng, R-73 đã được cải tiến thành các phiên bản hiện đại hơn, có thể hạn chế hiệu quả việc đối phương chống phá quá trình đo hồng ngoại...

RVV-AE, không thể thiếu với chiến đấu cơ hiện đại

Đây là tên lửa không đối không tầm trung của Nga, được dẫn đường bằng radar, còn được gọi bằng cái tên R-77, do Cục thiết kế Vympel của Liên Xô chế tạo. NATO gọi loại tên lửa này là AA-12 Adder và hiện nó vẫn được coi là đối thủ tiềm năng của tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM của Mỹ

RVV-AE được phát triển vào năm 1982 và bay lần đầu tiên năm 1984. Ngay từ khi được đưa vào biên chế, nó đã trở thành vũ khí không thể thiếu đối với các máy bay tiêm kích và tiêm kích đa nhiệm của Nga.

RVV-AE được thiết kế và sử dụng để tiêu diệt các máy bay chiến đấu phản lực, trực thăng và tên lửa có cánh của đối phương.

Tên lửa RVV-AE.

Hình dạng khí động học đặc trưng của RVV-AE là có 4 cánh lái ở đuôi dạng hình lưới và 4 cánh ổn định ở gần giữa thân.

Nguyên lý hoạt động của RVV-AE là dẫn đường quán tính  trong giai đoạn đầu và sau đó được radar chủ động dẫn đường.  

RVV-AE có trọng lượng 175kg; dài 3,6m; vận tốc đạt Mach 4; tầm bay 90km và với phiên bản cải tiến có thể vươn tới 175km; trần bay từ 5m-25km; trọng lượng đầu nổ 30kg.

Hiện nay, RVV-AE nằm trong thành phần vũ khí trang bị cho các máy bay chiến đấu hiện đại của Nga như Mig-29, Mig-31, Su-27, Su-30, Su-34, Su-35…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mỹ tạm ngừng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống S-400
Mỹ tạm ngừng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống S-400

VOV.VN - Liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu đã tạm ngưng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống phòng không S-400 tối tân của mình ở đây.

Mỹ tạm ngừng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống S-400

Mỹ tạm ngừng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống S-400

VOV.VN - Liên quân chống IS do Mỹ đứng đầu đã tạm ngưng không kích ở Syria sau khi Nga triển khai hệ thống phòng không S-400 tối tân của mình ở đây.

Mỹ phát triển UAV và tên lửa hành trình mới để đối phó với Nga
Mỹ phát triển UAV và tên lửa hành trình mới để đối phó với Nga

VOV.VN - Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung nên họ chủ động phát triển UAV và tên lửa hành trình tầm xa mới để đối phó.

Mỹ phát triển UAV và tên lửa hành trình mới để đối phó với Nga

Mỹ phát triển UAV và tên lửa hành trình mới để đối phó với Nga

VOV.VN - Mỹ cáo buộc Nga vi phạm Hiệp ước Lực lượng Hạt nhân Tầm trung nên họ chủ động phát triển UAV và tên lửa hành trình tầm xa mới để đối phó.

“Điểm mặt” tàu chiến, máy bay tên lửa Nga sử dụng đánh IS
“Điểm mặt” tàu chiến, máy bay tên lửa Nga sử dụng đánh IS

VOV.VN - Đến nay, các loại vũ khí được Nga sử dụng để tấn công IS tại Syria đã trở nên đa chủng loại và vô cùng hiện đại…

“Điểm mặt” tàu chiến, máy bay tên lửa Nga sử dụng đánh IS

“Điểm mặt” tàu chiến, máy bay tên lửa Nga sử dụng đánh IS

VOV.VN - Đến nay, các loại vũ khí được Nga sử dụng để tấn công IS tại Syria đã trở nên đa chủng loại và vô cùng hiện đại…

Su-34 lần đầu xuất kích ở Syria mang theo tên lửa “không đối không"
Su-34 lần đầu xuất kích ở Syria mang theo tên lửa “không đối không"

VOV.VN - Các tên lửa được trang bị đầu đạn có dẫn đường và đủ khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 60 km.

Su-34 lần đầu xuất kích ở Syria mang theo tên lửa “không đối không"

Su-34 lần đầu xuất kích ở Syria mang theo tên lửa “không đối không"

VOV.VN - Các tên lửa được trang bị đầu đạn có dẫn đường và đủ khả năng đánh trúng mục tiêu trên không ở khoảng cách đến 60 km.