Tiêm kích FCAS sẽ như thế nào?

VOV.VN - FCAS là hệ thống vũ khí mới, tích hợp máy bay chiến đấu, vệ tinh trinh sát, UAV… và các máy bay phụ trợ.

Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai

Chương trình nghiên cứu máy bay chiến đấu thế hệ mới của Pháp, Đức (được khởi động từ tháng 7/2017) và Tây Ban Nha (tham gia 6/2019) được gọi Hệ thống Không quân Chiến đấu Tương lai (FCAS) bắt đầu vào năm 2018, dự kiến bay thử nghiệm vào năm 2025 và đi vào hoạt động vào năm 2040, nhằm thay thế khả năng tấn công của các tiêm kích thế hệ 4++ Eurofighter Typhoon, Dassault Rafale và F/A-18 Hornet hiện có trong biên chế Không quân châu Âu. Nó sẽ bao gồm chiến đấu cơ cùng các các thiết bị bay không người lái, vệ tinh và tên lửa hành trình. Các yêu cầu đối với các máy bay không người lái sẽ được quyết định vào năm 2027, và giai đoạn phát triển sẽ có thể bắt đầu vào năm 2030.

Hoạt động của hệ thống FCAS. Ảnh: ukdj.imgix.net.

Ngày 17/6/2019, Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã nhất trí phát triển máy bay chiến đấu và FCAS của châu Âu để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Tại Triển lãm Hàng không Paris, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, Đức và Tây Ban Nha đã ký một thỏa thuận xác định phương thức hợp tác giữa 3 nước tham gia dự án, bao gồm phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới. Thông tin về kinh phí dành cho dự án không được tiết lộ, song hãng thông tấn DPA ước tính vào khoảng 100 tỷ euro (112 tỷ USD).

Trước đó, vào tháng 2/2019, Pháp và Đức chuẩn bị một hợp đồng trị giá 65 triệu euro như một động thái đầu tiên trong chương trình phát triển chung máy bay chiến đấu thế hệ mới. Dassault Aviation và Airbus sẽ bắt đầu nghiên cứu mẫu và phác thảo các thông số kĩ thuật của chiếc máy bay thế hệ mới nhằm thay thế chiến đấu cơ Rafale và Eurofighter Typhoon. Hợp đồng trên sẽ kéo dài 2 năm và kinh phí được chia sẻ đều giữa Pháp và Đức.

Đức đã tạo điều kiện cho dự án này bằng việc nghe theo yêu cầu của Pháp loại bỏ chiến đấu cơ F-35 của Mỹ khỏi dự án thay thế cường kích Tornado, do việc mua F-35 sẽ phá hỏng kế hoạch phát triển máy bay chiến đấu của Pháp và Đức vào năm 2040. Nước Anh chuẩn bị rời EU, đã tuyên bố kế hoạch tự phát triển tiêm kích thế hệ mới có tên Tempest. Nhiều nhà quan sát quân sự cho rằng, 2 chương trình này có thể sẽ hợp làm một nhằm cạnh tranh với những đối thủ quốc tế và giảm bớt chi phí phát triển.

Tiêm kích FCAS sẽ như thế nào?

Mô hình máy bay FCAS đã được giới thiệu lần đầu tại Triển lãm Paris Air Show 2019 với sự hiện diện của Tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, các Bộ trưởng Quốc phòng Đức và Tây Ban Nha. Theo thông tin được tờ Aviationist tiết lộ, nhiều khả năng chương trinh máy bay FCAS có cả phiên bản có người lái và không người lái và chúng sẽ thuộc chiến đấu cơ tiệm cận thế hệ 6, là sản phẩm hợp tác giữa Tập đoàn Airbus liên thủ với hãng Dassaults của Pháp.

Giống chiếc Eurofighter Typhoon, chiến đấu cơ mới FCAS được trang bị 2 động cơ và tối ưu hóa khả năng chiến đấu không đối không. Loại máy bay mới (phiên bản có người lái) sẽ có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất tốt và có một số máy bay không người lái nhỏ bay kèm. Hãng Airbus cho biết thế hệ máy bay chiến đấu mới sẽ được kết nối và tương thích với hàng loạt máy bay, vệ tinh, các hệ thống của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng như các hệ thống tác chiến của lục quân và hải quân.

Dự án FCAS sẽ phát triển chiến cơ mới cho không quân châu Âu. Ảnh: defense.info.

Mặc dù trong giai đoạn đầu tiêm kích thế hệ mới vẫn phải dùng tên lửa Meteor - hiện có trong trang bị của tiêm kích thế hệ 4+ nhưng chúng vẫn không ảnh hưởng đến sức chiến đấu của chiến đấu cơ này, bởi Meteor hiện là một trong những dòng tên lửa không đối không hiện đại nhất. Meteor được thiết kế để có thể tiêu diệt mọi mối đe dọa trên không, với tầm bắn lên tới 300km và có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết cũng như áp chế điện tử của đối phương. Sau khi được đưa vào vận hành chính thức, sẽ phát triển loại tên lửa tối tân hơn để trang bị cho chiến đấu cơ mới.

Theo đại diện của liên doanh Dassault Aviation và Tập đoàn Airbus, với thế mạnh tàng hình cùng dàn vũ khí tối tân của tiêm kích thế hệ 6, máy bay FCAS đủ sức cho “đo ván” hầu hết chiến đấu cơ trên thế giới hiện nay và là khắc tinh đối với Su-57 của Nga. Để đánh bại tiêm kích hạng nặng Su-57, FCAS sở hữu những khả năng siêu việt, đặc biệt là không chiến tầm xa, radar của Su-57 phát hiện được mục tiêu bay từ cự ly 400km, nhưng đó phải là vật thể cỡ máy bay ném bom B-52 với diện tích phản xạ radar (RCS) 100m2.

Dự kiến, FCAS sẽ được trang bị radar theo dõi và bắn hạ mục tiêu từ ngoài tầm nhìn, công nghệ tàng hình đỉnh cao, cũng như hệ thống điều khiển bay và liên lạc tối tân. Tầm trinh sát của Su-57 sẽ giảm đi rất nhiều nếu đối tượng là một chiếc tiêm kích có kích thước gọn gàng như FCAS. Mặt khác, công nghệ quét mảng pha điện tử thụ động của Su-57 có đặc tính kỹ thuật không cao, ưu điểm là có thể nhìn thấy mục tiêu ở khoảng cách rất xa nhưng lại không thực sự chính xác. Loại tên lửa tầm bắn xa nhất của Su-57 là KS-172 có thể tiêu diệt được mục tiêu từ cách xa 300km (Nga chưa phát triển xong tên lửa mới cho Su-57), nhưng chỉ đối với những máy bay lớn có tính năng thao diễn kém như B-52, hoặc AWACS.

Công nghệ LTE AirNode thuộc chương trình liên lạc quân sự NFTS sẽ được ứng dụng cho FCAS. Ảnh: airbus.com.

Còn khi chạm trán tiêm kích đối phương, Su-57 vẫn phải trông chờ vào tên lửa R-77. Đối với R-77, trong thế đối đầu, Not Escape Zone - NEZ (vùng không thể trốn thoát - thuật ngữ để chỉ khu vực mà trong đó máy bay địch không thể sử dụng sự nhanh nhẹn thuần túy để tránh tên lửa), vào khoảng 30 - 40 km. Sát thủ Meteor của tiêm kích thế hệ 4+ có tầm bắn tối đa 185 km (so với 150 km của R-77) và đặc biệt chỉ số NEZ cực kỳ ấn tượng - trên 100 km, gấp 3 lần R-77.

Rõ ràng, Meteor đã mang lại cho FCAS lợi thế cực lớn khi giao chiến ngoài tầm nhìn trước Su-57, loại tên lửa này ưu việt đến mức Mỹ đang xem xét để trang bị nó như là vũ khí chính của F-22 và F-35. Mặc dù còn rất nhiều thông tin về tiêm kích FCAS chưa được tiết lộ nhưng chỉ với những gì được công khai, việc châu Âu tin rằng chiến đấu cơ này đủ sức đánh bại tiêm kích tàng hình Su-57 Nga là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ thay đổi khi những vũ khí chính của Su-57 sẽ được Nga hoàn thiện.

Tuy vậy, theo AFP, ngay tại "sân nhà", FCAS đã có đối thủ, đó là máy bay tàng hình Tempest của Anh - một dự án có sự chung sức của cả Italy và Hà Lan. Đây là sản phẩm hợp tác giữa các công ty BAE Systems, Rolls Royce, MBDA và Leonardo. Theo BBC, Anh sẽ đầu tư 2,65 tỷ USD để thết kế xây dựng nguyên mẫu của Tempest cho tới năm 2025 và mục tiêu là đưa mẫu máy bay mới vào sử dụng trong năm 2035./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?
Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

Không quân Ấn Độ “quá lời” về ưu thế Su-30 Nga trước Typhoon của Anh?

VOV.VN - Sau cuộc không chiến mô phỏng, các phi công Anh đã phản bác các phi công Ấn Độ cho rằng Su-30 chiếm ưu thế tuyệt đối trước Typhoon.

Bí ẩn máy bay tấn công không người lái "Thợ săn" Okhotnik-B của Nga
Bí ẩn máy bay tấn công không người lái "Thợ săn" Okhotnik-B của Nga

VOV.VN-Tổ hợp máy bay tấn công - trinh sát không người lái Okhotnik-B của Nga đang là tâm điểm của những phỏng đoán từ truyền thông và các chuyên gia quân sự.

Bí ẩn máy bay tấn công không người lái "Thợ săn" Okhotnik-B của Nga

Bí ẩn máy bay tấn công không người lái "Thợ săn" Okhotnik-B của Nga

VOV.VN-Tổ hợp máy bay tấn công - trinh sát không người lái Okhotnik-B của Nga đang là tâm điểm của những phỏng đoán từ truyền thông và các chuyên gia quân sự.

Tên lửa đánh chặn của Nga bắn thử thành công từ đất Kazakhstan
Tên lửa đánh chặn của Nga bắn thử thành công từ đất Kazakhstan

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 4/6 thông báo rằng lực lượng phòng không của họ đã phóng thử thành công một quả tên lửa đánh chặn mới từ lãnh thổ Kazakhstan.

Tên lửa đánh chặn của Nga bắn thử thành công từ đất Kazakhstan

Tên lửa đánh chặn của Nga bắn thử thành công từ đất Kazakhstan

VOV.VN - Bộ Quốc phòng Nga hôm 4/6 thông báo rằng lực lượng phòng không của họ đã phóng thử thành công một quả tên lửa đánh chặn mới từ lãnh thổ Kazakhstan.

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên
Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

Phi công Mỹ không chiến dữ dội với tiêm kích MiG của Triều Tiên

VOV.VN - Là tư lệnh không đoàn, phi công Mỹ Gabby trực tiếp ra trận nhiều lần để nghiên cứu chiến thuật đối phó với tiêm kích MiG trong Chiến tranh Triều Tiên.

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?
Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

Cận chiến trên không: Tiêm kích F-15C (Mỹ) có thể hạ gục Su-57 (Nga)?

VOV.VN - Siêu tiêm kích Su-57 của Nga có nhiều lợi thế nhưng không quân Mỹ và các nhà thầu của họ vẫn tìm cách khắc chế Su-57 bằng máy bay F-15C.

Nghi vấn máy bay bị bắn hạ đổ dồn về “siêu mắt thần” RQ-4C của Mỹ
Nghi vấn máy bay bị bắn hạ đổ dồn về “siêu mắt thần” RQ-4C của Mỹ

VOV.VN - Vụ Iran bắn hạ máy bay do thám không người lái của Mỹ đã thổi bùng nghi vấn về khả năng và độ tin cậy của siêu mất thần Mỹ MQ-4C.

Nghi vấn máy bay bị bắn hạ đổ dồn về “siêu mắt thần” RQ-4C của Mỹ

Nghi vấn máy bay bị bắn hạ đổ dồn về “siêu mắt thần” RQ-4C của Mỹ

VOV.VN - Vụ Iran bắn hạ máy bay do thám không người lái của Mỹ đã thổi bùng nghi vấn về khả năng và độ tin cậy của siêu mất thần Mỹ MQ-4C.