Tiêm kích "rắn chúa" F-36 Kingsnake - ứng viên thay thế F-16 Viper

VOV.VN - Không quân Mỹ đang muốn có được một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ với tính năng thế hệ 4-5 để thay thế số F-16 Viper đang có trong trang bị, nhưng việc họ có đủ điều kiện để đưa nó vào hoạt động trước năm 2030 hay không, vẫn là một dấu hỏi lớn.

Tháng trước, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Charles K. Brown - đã gây xôn xao dư luận khi thông báo rằng Không quân đang xem xét mua một máy bay chiến đấu hoàn toàn mới để thay thế F-16 Viper. Một chiếc máy bay phản lực như vậy vẫn chưa tồn tại, nhưng nhờ các công nghệ kỹ thuật số mới, nó có thể được phát triển khá nhanh.

Theo Tướng Brown, máy bay chiến đấu mới nên được phát triển và nâng cấp nhanh hơn F-35, và không nhất thiết phải chứa cùng một cùng một lúc nhiều “công nghệ đỉnh cao”. Các nguyên tắc chính khi chế tạo máy bay chiến đấu được coi thuộc thế hệ 5 phải là: tốc độ phát triển, tính khả dụng và khả năng ứng dụng công nghệ mới trong tương lai.

Dựa trên các yêu cầu này, những người thực hiện sẽ cần: chuẩn bị sản xuất quy mô nhỏ với khả năng mở rộng quy mô (trong trường hợp có đơn đặt hàng xuất khẩu), chọn một hệ thống động cơ mạnh có thể phù hợp với các nâng cấp trong tương lai, không tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), tuân thủ hình thức đơn giản trong việc tạo thân máy bay, từ bỏ công nghệ tàng hình...

Trong một cuộc trò chuyện cởi mở với các phóng viên, Tướng Brown đã so sánh F-35 với một chiếc Ferrari. Các chuyên gia hài hước thêm rằng, “F-35 là Ferrari, F-22 là Bugatti Chiron, và Không quân Mỹ cần Nissan 300ZX” - một mẫu xe thể thao giá trung bình phổ biến vào cuối Thế kỷ 20!

Máy bay tiêm kích hạng nhẹ mới F-36 Kingsnake (Kingsnake - Rắn chúa - tên loại rắn có thói quen ăn thịt các loài rắn khác (kể cả rắn đuôi chuông), sinh sống ở châu Mỹ, từ Đông Nam Canada đến Nam Ecuador) - một sự ứng viên thay thế tiềm năng cho F-16.

Khi thảo luận về triển vọng của một máy bay chiến đấu mới, các chuyên gia đã đưa ra một đề xuất khá phổ biến đối với các nhà phát triển. Ở tất cả các giai đoạn của công việc, cần phải chỉ định một “vua của các Luddites” [những người Luddite đã phá hủy máy móc mà họ tin rằng đang đe dọa công việc của họ vào thế kỷ 19 - ND] - người sẽ “bác việc đưa bất kỳ công nghệ mới nào vào dự án và không cho phép tăng trọng lượng của sản phẩm trong quá trình phát triển”.

Điều này đòi hỏi “một người có ý chí đặc biệt mạnh mẽ, có trình độ hiểu biết khoa học và kỹ thuật cao”. Cách duy nhất để tránh quá trình phát triển một cách chậm chạp và tốn kém là phân tích mọi thứ trước - phân tích những gì cần thiết, đồng thời tính đến các khiếm khuyết và nhược điểm của F-35 để có thể nhanh chóng thay thế F-16.

1. Không quân Mỹ cần một máy bay chiến đấu thế hệ 4+ hoặc 5- hoàn toàn mới. Về tính năng chiến đấu, nên nằm trong khoảng giữa loại máy bay được chế tạo vào cuối những năm 1970 và các “tàng hình” cơ F-35 và F-22 hiện đại. Nhưng, do chi phí tàng hình quá cao nên tiêu chí này có thể loại bỏ.

2. Yêu cầu đầu tiên là giá cả - cho máy bay và toàn bộ vòng đời của nó. Các nỗ lực tạo ra một loại máy bay vạn năng tàng hình, giá rẻ và phổ cập đã chính thức thất bại. Giá của máy bay chiến đấu F-35 đã giảm đáng kể trong thập kỷ qua, từ gần 300 triệu USD cho chiếc đầu tiên xuống còn 77,9 triệu USD hiện nay. Nhưng ban đầu, vào năm 2001, tại buổi giới thiệu sản phẩm, mức giá “chào hàng” không quá 50 triệu USD (giá năm 2021 là 73 triệu USD). Giống như F-35, F-36 sẽ có khoang chứa vũ khí bên trong. Nhưng nó cũng sẽ mang vũ khí trên các giá treo dưới cánh.

Bản thân F-35 đang dần rẻ hơn, nhưng chi phí cho một giờ bay của nó vẫn ở mức cắt cổ, khoảng 44.000 USD. Thời gian bay trung bình của phi công Không quân Mỹ là 200 giờ mỗi năm bình thường, hoặc 350 giờ mỗi năm trong thời gian triển khai, do đó, riêng chi phí bay cho một phi công mỗi năm từ 9 triệu đến 15,7 triệu USD, tức là hơn một nửa chi phí của một máy bay chiến đấu mới! Kể từ năm 2019, đã có nhiều nỗ lực để giảm chi phí của một giờ bay xuống “chỉ” 25.000 USD, nhưng Không quân rất nghi ngờ vào sự “thành công” này.

3. Phân tích quy mô chi phí, Không quân Mỹ cảnh báo Locheed Martin rằng họ có thể cắt giảm đơn hàng tiếp theo (Không quân cam kết mua 1.763 F-35A). Tuy nhiên, những chiếc F-35 được cho là sẽ cần được thay thế bằng một loại máy bay nào đó trong các phi đoàn.

4. Vì độ tuổi trung bình của 783 máy bay chiến đấu F-16C trong Không quân là 28,7 năm, nên không thể nghi ngờ gì về việc kéo dài thời gian phát triển một loại máy bay mới trong 20 năm. Máy bay chiến đấu mới đang cần gấp.

5. Để giảm thời gian và chi phí phát triển, cần sử dụng các công nghệ thiết kế kỹ thuật số và các cấu phần hiện có. Ví dụ, có thể sử dụng phiên bản đơn giản hóa của động cơ F119 từ máy bay chiến đấu F-22 làm động cơ cho F-36 Kingsnake. Trung bình, sẽ mất 3,5 năm để đưa những động cơ này vào sản xuất và động cơ Raptor sẽ phải được sử dụng cho những thử nghiệm đầu tiên.

Tuy nhiên, việc tiếp tục sản xuất F119 khá tốn kém và mất nhiều thời gian, nhiều khả năng F110-GE-129 và/hoặc F135 cải tiến sẽ được lắp trên F-36. F110 là một lựa chọn ít rủi ro hơn, bởi vì động cơ F-35 vẫn chưa hoàn chỉnh về mặt kỹ thuật. Việc tái sử dụng công nghệ hiện có sẽ đẩy nhanh quá trình sản xuất F-36. Ví dụ, từ phiên bản mới nhất của F-16, có thể sử dụng radar quét điện tử AN/APG-83 được cải tiến hoàn toàn và hệ thống cảm biến hồng ngoại, vốn đã được tạo ra trên cơ sở hệ thống dẫn đường quang điện tử của Legion.

7. Máy bay F-36 mới có tính năng rất đa năng đa nhiệm. Vũ khí trang bị của nó sẽ bao gồm các tên lửa không đối không và không đối đất thế hệ mới, và vì các yêu cầu về khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu đã được giảm bớt, nên không nhất thiết phải bố trí tất cả vũ khí bên trong máy bay.

F-36 sẽ có nhu cầu trên thị trường ngoài nước? Có nhiều khả năng như vậy. Nếu mọi thứ diễn ra đúng thời hạn và chiếc máy bay chiến đấu này đi vào hoạt động vào năm 2030, thì nó có thể sẽ “đụng chạm” đến hầu hết các dự án máy bay chiến đấu hạng nhẹ của châu Âu và châu Á. Vấn đề là thời gian, và liệu Không quân Mỹ có đủ điều kiện để đưa nó vào hoạt động trước năm 2030 hay không - vẫn là một dấu hỏi lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không quân Mỹ muốn chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 để thay thế F-16
Không quân Mỹ muốn chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 để thay thế F-16

VOV.VN - Thay vì thay thế F-16 Fighting Falcon bằng F-35 Joint Strike Fighter như kế hoạch trước đây, Không quân Mỹ đang cân nhắc mua một máy bay chiến đấu hoàn toàn mới có tính năng tương đương thế hệ 4,5, được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ kỹ thuật số mới với mức giá cạnh tranh hơn nhiều.

Không quân Mỹ muốn chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 để thay thế F-16

Không quân Mỹ muốn chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 4,5 để thay thế F-16

VOV.VN - Thay vì thay thế F-16 Fighting Falcon bằng F-35 Joint Strike Fighter như kế hoạch trước đây, Không quân Mỹ đang cân nhắc mua một máy bay chiến đấu hoàn toàn mới có tính năng tương đương thế hệ 4,5, được thiết kế và chế tạo bằng công nghệ kỹ thuật số mới với mức giá cạnh tranh hơn nhiều.

Không quân Mỹ “dọn đường” để chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon “tái xuất”
Không quân Mỹ “dọn đường” để chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon “tái xuất”

VOV.VN - Do chi phí cho tàng hình cơ F-35 quá cao, Không quân Mỹ có thể sớm đặt hàng máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 mới sau gần hai thập kỷ ký hợp đồng sản xuất cuối cùng.

Không quân Mỹ “dọn đường” để chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon “tái xuất”

Không quân Mỹ “dọn đường” để chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon “tái xuất”

VOV.VN - Do chi phí cho tàng hình cơ F-35 quá cao, Không quân Mỹ có thể sớm đặt hàng máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-16 mới sau gần hai thập kỷ ký hợp đồng sản xuất cuối cùng.

Thấy gì từ việc trí tuệ nhân tạo đánh thắng F-16 do phi công điều khiển?
Thấy gì từ việc trí tuệ nhân tạo đánh thắng F-16 do phi công điều khiển?

VOV.VN - Một máy bay chiến đấu không người lái được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo đã thắng một chiếc F-16 có người lái trong cả 5 trận không chiến.

Thấy gì từ việc trí tuệ nhân tạo đánh thắng F-16 do phi công điều khiển?

Thấy gì từ việc trí tuệ nhân tạo đánh thắng F-16 do phi công điều khiển?

VOV.VN - Một máy bay chiến đấu không người lái được hỗ trợ bởi trí tuệ nhân tạo đã thắng một chiếc F-16 có người lái trong cả 5 trận không chiến.

Không quân Mỹ thừa nhận chương trình F-35 thất bại?
Không quân Mỹ thừa nhận chương trình F-35 thất bại?

VOV.VN - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Charles Brown - muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4,5, giá cả phải chăng để thay thế hàng trăm chiếc F-16 thời Chiến tranh Lạnh và bổ sung cho đội bay với số lượng ít các chiến đấu cơ tàng hình phức tạp, đắt tiền nhưng không đáng tin cậy.

Không quân Mỹ thừa nhận chương trình F-35 thất bại?

Không quân Mỹ thừa nhận chương trình F-35 thất bại?

VOV.VN - Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Charles Brown - muốn phát triển một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ thế hệ 4,5, giá cả phải chăng để thay thế hàng trăm chiếc F-16 thời Chiến tranh Lạnh và bổ sung cho đội bay với số lượng ít các chiến đấu cơ tàng hình phức tạp, đắt tiền nhưng không đáng tin cậy.

Đằng sau việc Mỹ lại hoãn sản xuất “siêu tiêm kích” thế hệ năm F-35
Đằng sau việc Mỹ lại hoãn sản xuất “siêu tiêm kích” thế hệ năm F-35

VOV.VN - Do quá trình thử nghiệm bị trì hoãn, Lầu Năm Góc buộc phải hoãn việc khởi động sản xuất công suất đầy đủ tiêm kích cơ đa năng tàng hình hiện đại bậc nhất thế giới F-35, được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.

Đằng sau việc Mỹ lại hoãn sản xuất “siêu tiêm kích” thế hệ năm F-35

Đằng sau việc Mỹ lại hoãn sản xuất “siêu tiêm kích” thế hệ năm F-35

VOV.VN - Do quá trình thử nghiệm bị trì hoãn, Lầu Năm Góc buộc phải hoãn việc khởi động sản xuất công suất đầy đủ tiêm kích cơ đa năng tàng hình hiện đại bậc nhất thế giới F-35, được phát triển để thực hiện các nhiệm vụ như tấn công các mục tiêu trên mặt đất, trinh sát và phòng không.

Những đánh giá bi quan về chiến đấu cơ tàng hình F-35
Những đánh giá bi quan về chiến đấu cơ tàng hình F-35

VOV.VN - F-35 tiếp tục bị trì hoãn và theo nhiều cách, hoạt động không chuẩn; việc dừng F-22 là một sai lầm?

Những đánh giá bi quan về chiến đấu cơ tàng hình F-35

Những đánh giá bi quan về chiến đấu cơ tàng hình F-35

VOV.VN - F-35 tiếp tục bị trì hoãn và theo nhiều cách, hoạt động không chuẩn; việc dừng F-22 là một sai lầm?

Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga
Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga

VOV.VN - Vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga trên cổng thông tin Trung Quốc Sina được cho là hư cấu

Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga

Thực hư vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga

VOV.VN - Vụ F-35 Mỹ không thể đuổi kịp Tu-160 Nga trên cổng thông tin Trung Quốc Sina được cho là hư cấu

Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?
Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?

VOV.VN - Siêu tiêm kích tàng hình F-35 được mệnh danh là "kẻ thay đổi cuộc chơi", tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết.

Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?

Siêu tiêm kích tàng hình đắt nhất thế giới F-35 có được như kỳ vọng?

VOV.VN - Siêu tiêm kích tàng hình F-35 được mệnh danh là "kẻ thay đổi cuộc chơi", tác chiến hiệu quả trong mọi điều kiện thời tiết.

10 lý do khiến F-35 vẫn là chiến đấu cơ tàng hình thống trị thế giới
10 lý do khiến F-35 vẫn là chiến đấu cơ tàng hình thống trị thế giới

VOV.VN - Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu, F-35 hiện vẫn là máy bay chiến đấu hiệu quả nhất về chi phí trong khối NATO.

10 lý do khiến F-35 vẫn là chiến đấu cơ tàng hình thống trị thế giới

10 lý do khiến F-35 vẫn là chiến đấu cơ tàng hình thống trị thế giới

VOV.VN - Mặc dù vẫn còn nhiều điểm yếu, F-35 hiện vẫn là máy bay chiến đấu hiệu quả nhất về chi phí trong khối NATO.