TRG-230 Tiger - “sát thủ” tăng bí ẩn trên chiến trường Syria?

VOV.VN - Giới chuyên gia và báo giới đang nghi ngờ các xe tăng bị “lột” tháp pháo của quân chính phủ Syria mới đây là nạn nhân của “sát thủ” bí ẩn TRLG-230 Tiger do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Vũ khí bí ẩn của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria

Trong các cuộc giao tranh mới đây ở Nam Idlib, xe tăng của quân đội Syria liên tiếp bị tấn công và bị phá hủy bởi một loại vũ khí bí ẩn của các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân được nước này hậu thuẫn. Các nguồn tin từ Syria nhận định, nhiều khả năng các xe tăng quân chính phủ bị đạn pháo của phiến quân Idlib bắn trúng, tuy nhiên, việc hạ gục một xe tăng từ khoảng cách xa bằng đạn pháo thông thường là điều gần như không thể.

Giới chuyên gia phán đoán, có thể UAV Thổ Nhĩ Kỳ đã chỉ điểm vị trí của xe tăng Syria để lực lượng mặt đất của nước này hoặc phiến quân tấn công bằng đạn pháo hoặc tên lửa dẫn đường bằng laser. Trước đó có thông tin Thổ Nhĩ Kỳ từng thử nghiệm hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser TRLG-230 Tiger do nước này tự phát triển tại chiến trường Nagorno-Karabakh mới đây. Do đó, nhiều khả năng Ankara đang làm điều tương tự ở Syria…

Hệ thống pháo phản lực TRLG-230 Tiger của Thổ Nhĩ Kỳ

Các tài liệu cho thấy, TRG-230 Tiger (còn gọi là TRG-300 Kasirga) là hệ thống tên lửa dẫn đường của Thổ Nhĩ Kỳ có tầm bắn từ 20-120km do ROKETSAN phát triển. Tên lửa có thể được phóng từ Hệ thống bệ phóng rôc-ket nhiều nòng ROKETSAN (Multi-Barrel Rocket Launcher - MBRL), Hệ thống Vũ khí Pháo binh đa cỡ nòng MCL (Multi-Calibre Launcher) và các nền tảng khác có giao diện tương thích. TRG-300 Kasirga MBRL dựa trên WS-1B (Wei Shi; Guardian) của Trung Quốc, với một số sửa đổi về thiết kế với bệ phóng rất giống với bệ phóng của WS-1B.

Năm 1997, một thỏa thuận đã được ký kết với Công ty Xuất nhập khẩu Máy móc Chính xác Trung Quốc (CPMIEC) để cùng phát triển và sản xuất một nhánh của hệ thống WS-1. Hệ thống Kasirga lần đầu tiên được đưa vào sử dụng vào năm 2000. Năm 2016, hệ thống TRG-300 Kasirga đã được bán cho Azerbaijan. Tháng 3/2019, ROKETSAN đã đạt được hợp đồng cung cấp một trung đoàn nhiều bệ phóng tên lửa dẫn đường tầm trung cho Bangladesh.

Roketsan Roket Sanayii ve Ticaret A.S là nhà sản xuất vũ khí và nhà thầu quốc phòng lớn của Thổ Nhĩ Kỳ có trụ sở tại Thủ đô Ankara. Được thành lập vào năm 1988 bởi Ủy ban Điều hành Công nghiệp Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ (SSİK) làm cơ sở công nghiệp quốc gia về công nghệ tên lửa, công ty đã nhanh chóng vươn lên trở thành một trong 500 tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Thổ Nhĩ Kỳ. Những cổ đông hiện tại của Roketsan bao gồm các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ (55,5%), ASELSAN (15%), MKEK (15%), Vakıflar Bankası (10%), HAVELSAN (4,5%). Roketsan nổi tiếng với nhiều loại tên lửa không điều khiển cũng như tên lửa dẫn đường bằng laser và hồng ngoại như Cirit và UMTAS.

Tháng 7/2020, ROKETSAN đã đưa vào sử dụng tên lửa TRG-230 với tầm bắn 70km, một phiên bản chính xác của tên lửa TR-230 230mm (9 inch), được dẫn đường bằng hệ thống định vị toàn cầu và quán tính (GPS/INS) với độ chính xác CEP 10m. Đầu đạn nổ cao có khối lượng 50kg có thể được kích nổ ở độ cao nhất định hoặc sau khi chạm mục tiêu. TRLG-230, có thể tấn công các mục tiêu di động trên mặt đất, tăng độ chính xác thông qua chỉ điểm mục tiêu bằng máy bay không người lái (UAV) hay máy bay chiến đấu không người lái (UCAV).

TRG-300 Kasirga MBRLS bao gồm hai bộ phận chính - hệ thống 4 ống vận chuyển-phóng (T-300) và tên lửa TRG-300. T-300 MBRL dựa trên khung gầm xe tải việt dã MAN Diesel (6×6) 26.372 của Đức, có khối lượng khoảng 23 tấn, chiều dài 9,2m, chiều rộng 2,5m, chiều cao 3,1m; kíp xe 3 thành viên; dự trữ hành trình 950km, tốc độ tối đa 75km. TR-230 Tiger có góc tầm 0-60°, góc hướng 360°; được trang bị một súng đại liên M2 Browning 12.7×99mm.

Được trang bị hệ thống dẫn đường cực kỳ chính xác, TRLG-230 Tiger là hệ thống pháo phản lực hiệu quả cao trong tấn công các mục tiêu trong phạm vi 20-120km, như hệ thống pháo binh và trận địa phòng không, hệ thống radar cảnh giới, điểm tập trung quân, hệ thống chỉ huy và các địa điểm tập kết của tăng thiết giáp đối phương... ROKETSAN gần đây đã tích hợp tên lửa đất đối đất TRG-230 của mình với đầu tìm tia laser và đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống tên lửa dẫn đường bằng laser mới, mục tiêu được chỉ thị bởi UAV Bayraktar TB2.

Mỗi hệ thống TRG-230 Tiger có thể mang tới 4 tên lửa có đường kính 300mm dùng nhiên liệu rắn tổng hợp (HTPB), trong lượng từ 585 kg tới 670kg, khối đầu đạn nặng 105-190kg tùy từng phiên bản có thể dễ dàng thổi tung những chiếc xe tăng hạng nặng. Mỗi tên lửa có bốn cánh cố định và đạt độ cao bay tối đa 30.000m với tốc độ tối đa Mach 4,2. Ngoài đầu đạn chứa thuốc nổ cực mạnh, TRG-230 còn có thể trang bị đầu đạn phân mảnh với 26.000 viên bi thép để sát thương một diện tích có đường kính 160m. Kết hợp với sự chỉ dẫn từ các UAV trinh sát TRG-230 sẽ cho hiệu suất chiến đấu tốt với khả năng phá hủy mục tiêu gần như tuyệt đối.

Trong biên chế của lực lượng mặt đất Thổ Nhĩ Kỳ, hệ thống TRG-300 Kasirga MBRL 300mm hỗ trợ hỏa lực tầm xa, tăng cường sức mạnh cho Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ ở Aegean và Đông Địa Trung Hải. Khẩu đội Kasirga điển hình bao gồm một phương tiện chỉ huy và điều khiển cùng từ 6 đến 9 phương tiện phóng (F-302T) và một số lượng tương đương phương tiện tiếp tế và nạp đạn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

London “chống lưng” Ankara giữa lúc căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp leo thang
London “chống lưng” Ankara giữa lúc căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp leo thang

VOV.VN - Trong bối cảnh căng thẳng địa-chính trị Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp leo thang, Washington đứng về phía Athens, “bật đèn xanh” cho Hy Lạp sở hữu F-35, Anh lại “chống lưng” Thổ Nhĩ Kỳ trong việc theo đuổi phát triển máy bay chiến đấu TF-X thế hệ thứ 5 của nước này

London “chống lưng” Ankara giữa lúc căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp leo thang

London “chống lưng” Ankara giữa lúc căng thẳng Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp leo thang

VOV.VN - Trong bối cảnh căng thẳng địa-chính trị Thổ Nhĩ Kỳ-Hy Lạp leo thang, Washington đứng về phía Athens, “bật đèn xanh” cho Hy Lạp sở hữu F-35, Anh lại “chống lưng” Thổ Nhĩ Kỳ trong việc theo đuổi phát triển máy bay chiến đấu TF-X thế hệ thứ 5 của nước này

Đục nước béo cò, Israel trục lợi từ căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ
Đục nước béo cò, Israel trục lợi từ căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Hy Lạp và Israel sẽ ký một thỏa thuận trị giá 1,68 tỷ USD, theo đó Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Elbit Systems của Israel sẽ thành lập và vận hành một học viện bay để đào tạo phi công và cung cấp các máy bay huấn luyện phản lực cho Lực lượng Không quân Hellenic (HAF) của Hy Lạp.

Đục nước béo cò, Israel trục lợi từ căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ

Đục nước béo cò, Israel trục lợi từ căng thẳng Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Hy Lạp và Israel sẽ ký một thỏa thuận trị giá 1,68 tỷ USD, theo đó Tập đoàn hàng không vũ trụ và quốc phòng Elbit Systems của Israel sẽ thành lập và vận hành một học viện bay để đào tạo phi công và cung cấp các máy bay huấn luyện phản lực cho Lực lượng Không quân Hellenic (HAF) của Hy Lạp.

Thổ Nhĩ Kỳ đưa pháo tự hành Т-155 Firtina hiện đại hóa vào trang bị
Thổ Nhĩ Kỳ đưa pháo tự hành Т-155 Firtina hiện đại hóa vào trang bị

VOV.VN - T-155 Fırtına có thể được coi là một mẫu khá tốt trong phân khúc của nó - một thiết kế khá hiện đại với tính năng cao và linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Thổ Nhĩ Kỳ đưa pháo tự hành Т-155 Firtina hiện đại hóa vào trang bị

Thổ Nhĩ Kỳ đưa pháo tự hành Т-155 Firtina hiện đại hóa vào trang bị

VOV.VN - T-155 Fırtına có thể được coi là một mẫu khá tốt trong phân khúc của nó - một thiết kế khá hiện đại với tính năng cao và linh hoạt, đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Long đong, hẩm hiu số phận tăng “quốc bảo” Altay Thổ Nhĩ Kỳ
Long đong, hẩm hiu số phận tăng “quốc bảo” Altay Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Có ý chí nhưng thiếu kinh nghiệm chế tạo xe tăng, Ankara buộc phải sử dụng công nghệ của nước ngoài, tuy vậy, tương lai của “quốc bảo” Altay vẫn mờ mịt, khó đoán định.

Long đong, hẩm hiu số phận tăng “quốc bảo” Altay Thổ Nhĩ Kỳ

Long đong, hẩm hiu số phận tăng “quốc bảo” Altay Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Có ý chí nhưng thiếu kinh nghiệm chế tạo xe tăng, Ankara buộc phải sử dụng công nghệ của nước ngoài, tuy vậy, tương lai của “quốc bảo” Altay vẫn mờ mịt, khó đoán định.

Sahi 209 Block II - súng điện từ nhanh nhất thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ
Sahi 209 Block II - súng điện từ nhanh nhất thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Ứng dụng súng điện từ được cho sẽ là cuộc cách mạng trong lĩnh vực quốc phòng thập kỷ tới.

Sahi 209 Block II - súng điện từ nhanh nhất thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ

Sahi 209 Block II - súng điện từ nhanh nhất thế giới của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Ứng dụng súng điện từ được cho sẽ là cuộc cách mạng trong lĩnh vực quốc phòng thập kỷ tới.

Lộ diện chiến đấu cơ thế hệ 5 TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ
Lộ diện chiến đấu cơ thế hệ 5 TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Các tính năng kỹ chiến thuật của TF-X được cho là sẽ không hề thua kém F-35.

Lộ diện chiến đấu cơ thế hệ 5 TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ

Lộ diện chiến đấu cơ thế hệ 5 TF-X của Thổ Nhĩ Kỳ

VOV.VN - Các tính năng kỹ chiến thuật của TF-X được cho là sẽ không hề thua kém F-35.