Uy lực tàu ngầm mang siêu ngư lôi “thần biển” của Nga khiến Mỹ dè chừng

VOV.VN - Điều khiến Belgorod khác biệt so với bất kỳ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nào trong hạm đội Nga, hoặc các tàu ngầm hạt nhân khác trên thế giới là sứ mệnh của nó.

Hải quân Nga vừa tiếp nhận chiếc tàu ngầm dài nhất thế giới Belgorod có khả năng mang ngư lôi hạt nhân. Việc biên chế con tàu này sẽ mở ra cơ hội mới cho hải quân trong việc thực hiện các nghiên cứu khoa học, thám hiểm và hoạt động cứu hộ ở những khu vực xa xôi.

Belgorod là phiên bản sửa đổi của tàu ngầm mang tên lửa dẫn đường Oscar II của Nga, được thiết kế dài hơn với mục đích mang ngư lôi tàng hình trang bị vũ khí hạt nhân đầu tiên trên thế giới và thiết bị thu thập thông tin tình báo. Các chuyên gia quân sự cho rằng, nếu Belgorod có thể bổ sung thành công những khả năng mới vào hạm đội Nga, thì trong thập kỷ tới, nó có thể tạo tiền đề cho một viễn cảnh chiến tranh Lạnh dưới lòng đại dương, trong đó các tàu ngầm của Mỹ và Nga luôn tìm cách theo dõi và săn đuổi nhau.

Với chiều dài hơn 184m, Belgorod là tàu ngầm dài nhất hiện nay - thậm chí còn dài hơn cả tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo dẫn đường lớp Ohio của Hải quân Mỹ.

Sứ mệnh đặc biệt

Điều khiến Belgorod khác biệt so với bất kỳ tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân nào trong hạm đội Nga, hoặc các tàu ngầm hạt nhân khác trên thế giới là sứ mệnh của nó. Hãng thông tấn TASS cho biết, con tàu sẽ mang ngư lôi có khả năng hạt nhân Poseidon đang được phát triển, thể phóng từ khoảng cách xa hàng trăm dặm, vượt qua các hệ thống phòng thủ ven biển bằng cách di chuyển dọc theo đáy biển.

Chuyên gia tàu ngầm người Mỹ H. I. Sutton nhận định: “Ngư lôi hạt nhân siêu lớn này là ngư lôi “độc nhất vô nhị” trong lịch sử. Poseidon là loại vũ khí hoàn toàn mới, sẽ tái định hình các kế hoạch của cả Nga và phương Tây, đặt ra những yêu cầu mới về tác chiến dưới nước, cũng như đòi hỏi phát triển các loại vũ khí đối phó mới”.

Giới chức Nga cho biết, ngư lôi này có thể mang đầu đạn hạt nhân có đương lượng nổ lớn, tạo ra sóng phóng xạ khiến vùng bờ biển của đối phương trở thành “khu vực chết” trong nhiều thập kỷ.

Hồi tháng 11/2021, ông Christopher A. Ford – khi đó là trợ lý ngoại trưởng Mỹ phụ trách an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân cho rằng, Poseidon được chế tạo với mục đích “nhấn chìm các thành phố duyên hải của Mỹ bằng sóng thần phóng xạ”.

Một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) hồi tháng 4 cho biết, Poseidon đóng vai trò như một loại vũ khí đáp trả, được thiết kế để tấn công lại đối phương sau một cuộc tấn công hạt nhân vào Nga. Theo báo cáo của CRS, Belgorod có khả năng mang tới 8 ngư lôi Poseidon, dù một số chuyên gia vũ khí cho rằng tàu ngầm này có thể chỉ mang được tối đa 6 ngư lôi.

Chuyên gia Sutton nhận định, Poseidon có thể có đường kính 2m, chiều dài hơn 20m, sẽ là “ngư lôi lớn nhất từng được chế tạo hiện nay”. Kích thước của nó gấp 30 lần một ngư lôi hạng nặng thông thường.

Hoài nghi về tính hiệu quả

Trong một bài phát biểu năm 2018, Tổng thống Nga Putin cho biết: “Poseidon hoạt động rất yên tĩnh, có tính cơ động cao và hầu như không có bất cứ điểm yếu nào để đối phương có thể lợi dụng”. “Nếu được trang bị đầu đạn thông thường, Poseidon có thể được sử dụng để chống lại các mục tiêu "bao gồm nhóm tác chiến tàu sân bay, công sự và cơ sở hạ tầng trên bờ biển", ông Putin nói.

Tuy vậy, một số nhà phân tích vẫn nghi ngờ về tính hiệu quả của loại vũ khí này cũng như đang xem xét liệu nó có được bổ sung vào kho vũ khí của Nga hay không.

Ông Hans Kristensen, Giám đốc Dự án Thông tin hạt nhân tại Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ cho rằng: “Đây là công nghệ vẫn đang trong quá trình phát triển, cả ngư lôi lẫn tàu ngầm. Poseidon có thể chưa sẵn sàng được triển khai cho đến nửa cuối thế kỷ này”. Còn theo CRS, Nga nhiều khả năng sẽ không triển khai Poseidon cho đến năm 2027.

Nhà phân tích Hans Kristensen lưu ý, Belgorod bước đầu mới chỉ là một tàu ngầm thử nghiệm của lớp tàu ngầm Khabarovsk chạy bằng năng lượng hạt nhân sắp được chế tạo và chiếc đầu tiên của lớp này có thể được hạ thủy trong năm nay. Theo chuyên gia này, “chiến trường Ukraine là lời nhắc nhở rằng, vũ khí tiên tiến của Nga không phải là đạn bạc và vẫn có lý do để tin rằng, một ngư lôi hạt nhân liên lục địa sẽ có những vấn đề riêng”.  

Nhưng các chuyên gia khác cho rằng, những gì diễn ra trong cuộc chiến tại Ukraine có thể chưa phản ánh chính xác tiềm năng quân sự của Nga. Ông Thomas Shugart: “Nếu chỉ nhìn vào hoạt động của lực lượng mặt đất và không quân chiến thuật của Nga đối mặt trên chiến trường có thể dẫn đến việc đánh giá thiếu chính xác năng lực của lực lượng hạt nhân cũng như của lực lượng tàu ngầm của Nga”.

Trò chơi “mèo vờn chuột” dưới nước

Theo đánh giá của CRS, Belgorod có thể là chiếc đầu tiên của hạm đội tàu ngầm gồm 4 chiếc của Nga có khả năng mang ngư lôi Poseidon, trong đó 2 chiếc sẽ được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga và 2 chiếc khác sẽ được bàn giao cho Hạm đội phương Bắc. Chuyên gia Sutton cho rằng, 3 tầu ngầm có khả năng mang ngư lôi Poseidon tiếp theo của Nga “có thể sẽ trở thành lực lượng định hình bối cảnh quân sự của những năm 2020 vì đại diện cho một thế hệ vũ khí mới lạ và khó đối phó”.

Nói về đặc tính riêng biệt của tàu ngầm lớp Khabarovsk, chuyên gia Sutton nhận định: “Các lực lượng hải quân khác không có khả năng mô phỏng nó nhưng họ sẽ muốn chống lại nó”. Chuyên gia này nói thêm: “Trò chơi mèo vờn chuột dưới nước, nơi mà các tàu ngầm của Hải quân Mỹ và Hải quân Hoàng gia (Anh) cũng như tàu ngầm của Nga săn đuổi lẫn nhau có thể sắp diễn ra. Khi đó, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ở Bắc Cực, Bắc Đại Tây Dương và Bắc Thái Bình Dương".

Mặc dù Belgorod có thể là tàu ngầm thử nghiệm mang ngư lôi Poseidon trong tương lai, nhưng ông Sutton cho rằng tàu ngầm này cũng có thể hoạt động như một phương tiện thu thập thông tin tình báo.

Tuy vậy, trong tuyên bố đưa ra hồi đầu tháng 7, tập đoàn đóng tàu lớn nhất của Nga Sevmash Shipyard đã nêu bật năng lực phi sát thương của tàu ngầm Belgorod, khẳng định con tàu này sẽ “mở ra những cơ hội mới cho Nga” để “thực hiện những các nhiệm vụ khoa học và cứu nạn cứu hộ ở những khu vực xa xôi nhất của đại dương trên thế giới"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?
Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?

VOV.VN - Các tàu ngầm nhỏ lớp Gotland của Thụy Điển đã được chứng minh là có khả năng hoạt động rất tốt, mặc dù giá thành chỉ bằng 1/3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?

Tàu ngầm “sát thủ” của Thụy Điển sẽ mang lại cho NATO lợi thế trước Nga?

VOV.VN - Các tàu ngầm nhỏ lớp Gotland của Thụy Điển đã được chứng minh là có khả năng hoạt động rất tốt, mặc dù giá thành chỉ bằng 1/3 tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Giải mật chiến tích bắt giữ tàu ngầm “quái vật” U-boat của đặc nhiệm Mỹ
Giải mật chiến tích bắt giữ tàu ngầm “quái vật” U-boat của đặc nhiệm Mỹ

VOV.VN - Việc thu giữ tàu ngầm U-boat đã giúp Mỹ có được nhiều tài liệu và bí mật quan trọng của Đức Quốc xã.

Giải mật chiến tích bắt giữ tàu ngầm “quái vật” U-boat của đặc nhiệm Mỹ

Giải mật chiến tích bắt giữ tàu ngầm “quái vật” U-boat của đặc nhiệm Mỹ

VOV.VN - Việc thu giữ tàu ngầm U-boat đã giúp Mỹ có được nhiều tài liệu và bí mật quan trọng của Đức Quốc xã.

Australia chi 7,4 tỷ USD xây căn cứ cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân
Australia chi 7,4 tỷ USD xây căn cứ cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Chính phủ Australia sẽ chi ít nhất 10 tỷ AUD (tương đương 7,4 tỷ USD) để xây dựng một căn cứ mới cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong tương lai.

Australia chi 7,4 tỷ USD xây căn cứ cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân

Australia chi 7,4 tỷ USD xây căn cứ cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Chính phủ Australia sẽ chi ít nhất 10 tỷ AUD (tương đương 7,4 tỷ USD) để xây dựng một căn cứ mới cho hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong tương lai.

Ba thách thức lớn khiến Nhật Bản khó sở hữu tàu ngầm hạt nhân
Ba thách thức lớn khiến Nhật Bản khó sở hữu tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Australia quyết định đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự hỗ trợ của Mỹ, Anh và Hàn Quốc cũng đang tỏ ra quan tâm đến việc mua tàu ngầm này, nhiều chính trị gia tại Nhật Bản tự hỏi rằng liệu đã đến lúc nước này phải làm điều tương tự?

Ba thách thức lớn khiến Nhật Bản khó sở hữu tàu ngầm hạt nhân

Ba thách thức lớn khiến Nhật Bản khó sở hữu tàu ngầm hạt nhân

VOV.VN - Sau khi Australia quyết định đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân với sự hỗ trợ của Mỹ, Anh và Hàn Quốc cũng đang tỏ ra quan tâm đến việc mua tàu ngầm này, nhiều chính trị gia tại Nhật Bản tự hỏi rằng liệu đã đến lúc nước này phải làm điều tương tự?

Tàu ngầm Mỹ USS Connecticut có thể đã va vào giàn khoan dầu ở Biển Đông
Tàu ngầm Mỹ USS Connecticut có thể đã va vào giàn khoan dầu ở Biển Đông

VOV.VN - Tàu ngầm Mỹ USS Connecticut có thể đã bị hư hại trong vụ va chạm với một giàn khoan dầu bị bỏ hoang ở Biển Đông trong sự cố xảy ra hồi đầu tháng 10/2021, tờ South Morning Post dẫn nhận định của một chuyên gia hàng hải cho biết.

Tàu ngầm Mỹ USS Connecticut có thể đã va vào giàn khoan dầu ở Biển Đông

Tàu ngầm Mỹ USS Connecticut có thể đã va vào giàn khoan dầu ở Biển Đông

VOV.VN - Tàu ngầm Mỹ USS Connecticut có thể đã bị hư hại trong vụ va chạm với một giàn khoan dầu bị bỏ hoang ở Biển Đông trong sự cố xảy ra hồi đầu tháng 10/2021, tờ South Morning Post dẫn nhận định của một chuyên gia hàng hải cho biết.