4 lợi ích rõ rệt khi bạn đi ngủ sớm
Chỉ cần tập thói quen ngủ sớm, bạn sẽ ngạc nhiên với các tác động tích cực của thói quen này.
1. Tuân thủ nhịp điệu sinh học của cơ thể
Theo các nhà khoa học mô tả, nhịp sinh học được xem như là một chu kỳ 24 giờ, bao gồm các thay đổi trong hành vi, tinh thần và nhu cầu của con người. Các thay đổi này chủ yếu tương thích với cường độ ánh sáng và bóng tối trong môi trường xung quanh.
Việc ngủ sớm theo đúng nhịp sinh học giúp toàn bộ cơ thể thư giãn và phục hồi hiệu quả. Nếu chúng ta không đảm bảo giấc ngủ tự nhiên phù hợp với nhịp sinh học của cơ thể thì việc phải gánh chịu những hậu quả tiêu cực về sức khỏe là chắc chắn.
2.Ổn định cảm xúc và chống trầm cảm
Một nhóm các chuyên gia nghiên cứu sức khỏe tâm thần tại Mỹ do Tiến sĩ James E. Gangwisch đứng đầu, đã tiến hành một nghiên cứu quy mô lớn để đánh giá tác động của giờ đi ngủ lên sức khỏe tinh thần.
Cụ thể là xem xét mối liên hệ giữa giờ đi ngủ với tỷ lệ thanh thiếu niên bị trầm cảm và có ý định tự tử. Khảo sát của nhóm nghiên cứu bao gồm dữ liệu về giờ giấc đi ngủ của hơn 15.500 thanh thiếu niên từ lớp 7-12.
Các nhà nghiên cứu đã viết trong báo cáo rằng, thanh thiếu niên có thói quen đi ngủ vào khoảng nửa đêm hoặc trễ hơn có tới 24% khả năng bị trầm cảm và tăng 20% khả năng tự tử hơn những thiếu niên đi ngủ lúc 10 giờ tối hoặc sớm hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng giờ đi ngủ sớm hơn thường kéo dài thời gian ngủ tổng thể và do đó bảo vệ chống lại các rối loạn tâm trạng ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
3.Giúp giảm cân và giữ thân hình thon thả
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Nam Úc đánh giá những tác động thời gian ngủ về tình trạng trọng lượng và hoạt động thể chất của thanh thiếu niên. Nghiên cứu gồm 2.200 người trong độ tuổi 9 - 17 tuổi.
Trong kết quả công bố trên tạp chí Y học, nhóm nghiên cứu đã báo cáo rằng thanh thiếu niên trong nhóm ngủ sớm trước 11 giờ đêm đã được chứng minh có khả năng hoạt động thể chất linh hoạt hơn và ít có khả năng bị béo phì nhất so với các nhóm còn lại.
4.Thúc đẩy sức khỏe tim
Các nhà nghiên cứu từ Phòng khám Y tế Misao ở Gifu, Nhật Bản đã tiến hành một nghiên cứu dài hạn về thói quen ngủ của 251 công nhân nam khỏe mạnh, tất cả dưới 61 tuổi. Những phát hiện của nghiên cứu này có thể khiến bạn kinh ngạc.
Tiến sĩ Yu Misao giải thích rằng đối tượng khảo sát được chia thành ba nhóm dựa trên số giờ họ đã ngủ mỗi đêm: ít hơn 6 giờ, sáu đến 7 giờ, và 7 giờ hoặc lâu hơn. Các nhà nghiên cứu thấy rằng những người đàn ông luôn đi ngủ trước nửa đêm có động mạch vành khỏe mạnh hơn nhưng người có thói quen thức khuya và thường ngủ sau 12 giờ đêm. Các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh, điều này đúng ở cả những người có số giờ ngủ nhiều hay ít./.