5 sai lầm cực kỳ nguy hiểm trong chăm sóc, điều trị F0 tại nhà

Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công.

Xông hơi, đánh gió giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.

1. Xông hơi, đánh gió quá nhiều lần mỗi ngày

Xông hơi, đánh gió không có tác dụng tiêu diệt virus!

Xông hơi, đánh gió giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, tuy nhiên nếu thực hiện quá nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải và có thể tổn thương niêm mạc đường hô hấp.


Chỉ nên xông hơi nếu không sốt cao, thực hiện ở nơi kín gió và cũng không nên nhiều hơn 1 lần mỗi ngày.

Nếu ngạt mũi nhiều thì nên nhỏ mũi nước muối sinh lý, dùng thuốc co mạch tại chỗ như Otrivin hay Coldi-B, và cũng chỉ nên xông mỗi ngày 1 lần.

Khi SpO2 còn trên 95%, khi chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: chống chỉ định dùng corticoid

2. Dùng kháng viêm corticoid trong những ngày đầu, khi SpO2 còn trên 95%

Đây là vấn đề "biết rồi, khổ lắm, nói mãi" nhưng chưa hề thấy suy giảm. Rất nhiều F0 dùng methylprednisolon (4 hoặc 16mg), dexamethasone hoặc prednisolon không đúng.

Kháng viêm corticoid bản chất là thuốc ức chế miễn dịch, khi cơ thể đang sốt cao, chiến đấu quyết liệt chống lại virus, thì lại đưa corticoid vào, ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, khác gì tiếp tay cho virus tấn công, "nhà tôi đây, mời anh xơi".

Khi SpO2 còn trên 95%, khi chưa phải thở oxy thì tất cả các nghiên cứu cho đến nay đều khuyến cáo mạnh mẽ: CHỐNG CHỈ ĐỊNH dùng corticoid!

Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, các bạn có thể chọn loại thuốc hay TPCN phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

3. Dùng quá nhiều loại thuốc không tác dụng để phòng lây nhiễm!

Khá nhiều người khi có nguy cơ lây nhiễm vội vàng tìm mua các loại thuốc được cho là phòng chống lây nhiễm tốt.

Tăng cường hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể chống được sự xâm nhập của virus, tuy nhiên đó là một quá trình lâu dài, và cần kết hợp các yếu tố khác nữa như ăn uống đủ chất, tập luyện đều đặn, ngủ nghỉ hợp lý.

Không có loại thần dược nào lại giúp tăng được sức đề kháng chỉ trong vài ngày cả.

Thay vì tiền mất tật mang, chỉ cần thực hiện tốt các hướng dẫn về bảo hộ và súc họng các dung dịch có chứa povidone iodin 1% hoặc chlorhexidin gluconat 0,12-0,20%. Trước và sau khi súc các dung dịch này nên súc thêm nước muối sinh lý. Mỗi ngày có thể súc 3-4 lần.

Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm a mi đan, viêm phế quản, viêm xoang... thì cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ 1 kháng sinh dự phòng là đủ.

4. Dùng quá nhiều thuốc bổ, vitamin, thuốc tăng cường miễn dịch

Cái gì nhiều quá đều không tốt!

Hiện tại, có một số nghiên cứu cho thấy việc sử dụng kẽm, vtm C, vtm D liều cao có thể giúp người bệnh COVID-19 nhanh bình phục hơn. Tuy nhiên, các bằng chứng khoa học là chưa rõ ràng, chưa có tính thuyết phục cao.

Nếu chỉ cần cung cấp thật nhiều kẽm hay vitamin C, vitamin D mà giúp nhanh khỏi bệnh thì nhân loại đã chẳng phải đau đầu tìm ra đủ loại thuốc để trị COVID-19.

Khá nhiều bà mẹ khi gửi hình ảnh các loại thuốc đang dùng cho con mình, có tới 3-4 loại có vitamin C, hoặc 3-4 loại đều có kẽm!

Mỗi ngày chỉ cần một viên vitamin tổng hợp là đủ. Quan trọng nhất là ăn uống đủ chất, không bị mất nước, điện giải và có giấc ngủ tốt.

Các thuốc tăng cường miễn dịch về cơ bản đều tốt, nhưng cũng không nên dùng quá nhiều một lúc. Tăng cường miễn dịch là câu chuyện dài hạn, các bạn có thể chọn loại thuốc hay TPCN phù hợp, dùng với liều vừa phải và nên dùng lâu dài thì mới có hiệu quả.

5. Sử dụng 2 loại kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn

Kháng sinh không có tác dụng gì với virus!

Thực tế thì một số người cần sử dụng kháng sinh để dự phòng nhiễm khuẩn. Khi cơ thể bị nhiễm virus, sức đề kháng giảm, nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm sẽ cao hơn.

Với các bệnh nhân nhiều bệnh nền, sức đề kháng vốn đã kém thì nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn là có. Những người lúc bình thường hay viêm họng, viêm a mi đan, viêm phế quản, viêm xoang... thì cũng nên cân nhắc sử dụng kháng sinh sớm để dự phòng. Tuy nhiên, không nên dùng tới 2 loại để dự phòng, chỉ 1 kháng sinh dự phòng là đủ.

Thậm chí một số người, dù không có các nguy cơ trên, vẫn cứ theo các đơn thuốc truyền tai nhau, uống cùng lúc đến 2 loại kháng sinh mạnh, trong khi không hề có dấu hiệu nhiễm khuẩn!

Kháng sinh thì có nhiều loại, tuy nhiên các loại kháng sinh dùng đường uống hiện nay chỉ yếu 3 nhóm, các bạn muốn biết thì chỉ cần nhìn trên vỉ thuốc hoặc hộp thuốc, có dòng chữ nhỏ có kèm theo số mg hàm lượng.

+ Nhóm marcolid: erythromycine, azithromycine, clarithromycine...

+ Nhóm beta-lactam: amoxicillin/clavulanic, amoxicillin/sulbactam, cephalexine, ceforuxime, cefixime, cefpodoxime...

+ Nhóm quinolon: ciprofloxacine, levofloxacine...

Việc lạm dụng kháng sinh về cơ bản không gây chết người như kháng viêm corticoid, nhưng sẽ khiến gan, thận bị quá tải, trong khi cơ thể đang kiệt quệ do bị virus tấn công. Ngoài ra, nếu dùng không đúng, sẽ khiến vi khuẩn bị nhờn thuốc, lần sau nếu bị nhiễm khuẩn thì các kháng sinh đó không còn tác dụng.

Nhất thiết phải có sự tư vấn của BS, không được tự ý dùng kháng sinh./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dùng máy đo SpO2 thế nào cho chuẩn xác?
Dùng máy đo SpO2 thế nào cho chuẩn xác?

VOV.VN - Những ngày qua, dịch Covid-19 tại Hà Nội và nhiều địa phương đang rất “nóng”, tuy vậy, xác định sống chung với dịch bệnh trong hoàn cảnh “bình thường mới”, không ít người dân đã chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng “đối mặt” với SARS-CoV-2.

Dùng máy đo SpO2 thế nào cho chuẩn xác?

Dùng máy đo SpO2 thế nào cho chuẩn xác?

VOV.VN - Những ngày qua, dịch Covid-19 tại Hà Nội và nhiều địa phương đang rất “nóng”, tuy vậy, xác định sống chung với dịch bệnh trong hoàn cảnh “bình thường mới”, không ít người dân đã chuẩn bị mọi thứ để sẵn sàng “đối mặt” với SARS-CoV-2.

Bộ Y tế hướng dẫn F0 cách ly tại nhà điều trị một số triệu chứng
Bộ Y tế hướng dẫn F0 cách ly tại nhà điều trị một số triệu chứng

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, nếu người mắc Covid-19 tại nhà có triệu chứng sốt thì uống hạ sốt, ho thì dùng thuốc giảm ho.

Bộ Y tế hướng dẫn F0 cách ly tại nhà điều trị một số triệu chứng

Bộ Y tế hướng dẫn F0 cách ly tại nhà điều trị một số triệu chứng

VOV.VN - Theo Bộ Y tế, nếu người mắc Covid-19 tại nhà có triệu chứng sốt thì uống hạ sốt, ho thì dùng thuốc giảm ho.

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà
Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà

VOV.VN - Bộ Y tế vừa có hướng dẫn một số danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà.

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà

Danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà

VOV.VN - Bộ Y tế vừa có hướng dẫn một số danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho người mắc Covid-19 tại nhà.