8 cách sơ cấp cứu ai cũng nên biết

VOV.VN - Chuyên gia cấp cứu nêu 8 tình huống bất ngờ cần xử lý nhanh nhất để cứu mạng sống và giữ an toàn cho bạn, cũng như những người xung quanh.

Xử lý vết bỏng: Dựa vào mức độ nghiêm trọng của vết bỏng, nếu bị bỏng độ ba (da đen hoặc khô) và vùng bỏng lớn hơn 7cm, hoặc bỏng xảy ra ở tay, chân, mặt, háng, khớp lớn... hãy gọi ngay cấp cứu. Khi mức độ bỏng nhẹ, bạn có thể ngâm vùng bị ảnh hưởng trong 10-15 phút trong nước lạnh, sau đó phủ lớp mỏng gạc vô trùng lên vết thương.

Xử lý vết thương khi bị cắt: Đầu tiên bạn hãy nhanh chóng dùng một miếng gạc sạch trực tiếp quấn vào vết thương, đồng thời ấn vào vết thương để giúp cầm máu. Nếu vẫn chảy máu nhiều, bạn cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.

Xử lý vết thương do bỏng lạnh: Trong trường hợp bị tê cóng, bạn nên vào phòng ngay để cởi bỏ quần áo đã nhiễm lạnh và ướt ra khỏi vùng cơ thể bị ảnh hưởng. Ngâm phần cơ thể bị bỏng lạnh vào nước ấm (không chà xát) cho đến khi da trở nên mềm mại và cảm giác được phục hồi, sau đó nhanh chóng đến bệnh viện gần nhất.

Xử lý tình huống khi bị sốc nhiệt hoặc say nắng: Nếu bạn có triệu chứng say nắng, bạn nên đi ngay vào vùng bóng râm. Bạn có thể đứng trước quạt, hoặc ngâm chân tay trong nước lạnh. Nếu bạn không cảm thấy đỡ hơn sau 30 phút, tốt nhất nên đi khám bác sĩ.

 Xử lý tình huống khi bị vật chèn đường thở: Hóc dị vật rất dễ xảy ra ở trẻ nhỏ, gây chặn đường thở. Gặp tình huống này, bạn cần bình tĩnh và xử lý nhanh bằng cách vỗ lòng bàn tay thật mạnh 5-7 vài vùng giữa hai xương bả vai trên lưng trẻ. Hành động này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực trẻ tăng lên để tống đẩy dị vật ra ngoài. Nếu trẻ vẫn khó thở, tím tái, bạn cần đặt bé nằm ngửa, dùng hai ngón trỏ ấn nhanh, mạnh, đột ngột vào xương ức, đồng thời ngay lập tức gọi cấp cứu.

Xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm: Với người có triệu chứng ngộ độc thực phẩm hoặc nuốt phải hóa chất, bạn hãy ngay lập tức đưa người bị nạn đến bệnh viện và không tự ý sử dụng thuốc.

 Xử lý khi gặp người bị đột quỵ: Sơ cứu đột quỵ đúng cách, người bệnh sẽ thoát cơn nguy kịch đến tính mạng và tránh được những biến chứng lâu dài. Bạn cần nhớ nguyên tắc FAST trong xử lý tình huống này. Khi các nhân viên cấp cứu chưa tới, bạn chú ý đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao 30-45 độ. Trong trường hợp phải di chuyển người bệnh, bạn phải di chuyển nhẹ nhàng, tránh va đập mạnh.

Xử lý khi gặp tình huống bệnh tim: Các triệu chứng đau tim không phải lúc nào cũng rõ ràng. Người bệnh có thể đau ngực, khó chịu ở ngực, khó thở, đổ mồ hôi lạnh... Bạn nên gọi cấp cứu trước, sau đó cho bệnh nhân nhai và nuốt một viên aspirin./.


Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kỷ lục 10.000 người hiến tạng cứu sống cậu bé ung thư máu tại Anh
Kỷ lục 10.000 người hiến tạng cứu sống cậu bé ung thư máu tại Anh

VOV.VN - 10.000 người tham gia hiến tạng đã giúp cứu sống cậu bé ung thư máu khi chỉ còn 3 tháng để níu giữ sự sống.

Kỷ lục 10.000 người hiến tạng cứu sống cậu bé ung thư máu tại Anh

Kỷ lục 10.000 người hiến tạng cứu sống cậu bé ung thư máu tại Anh

VOV.VN - 10.000 người tham gia hiến tạng đã giúp cứu sống cậu bé ung thư máu khi chỉ còn 3 tháng để níu giữ sự sống.

Những nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng tấy
Những nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng tấy

VOV.VN -Một bên hay cả hai bàn chân sưng tấy có thể gây đau đớn và khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Bạn hãy tham khảo 1 số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Những nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng tấy

Những nguyên nhân khiến bàn chân bị sưng tấy

VOV.VN -Một bên hay cả hai bàn chân sưng tấy có thể gây đau đớn và khiến việc đi lại trở nên khó khăn. Bạn hãy tham khảo 1 số nguyên nhân gây ra tình trạng này.

9 điều không nên làm khi đói
9 điều không nên làm khi đói

VOV.VN - Một số điều chúng ta không nên làm khi bụng rỗng, để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, dạ dày và cả mối quan hệ với mọi người xung quanh.

9 điều không nên làm khi đói

9 điều không nên làm khi đói

VOV.VN - Một số điều chúng ta không nên làm khi bụng rỗng, để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa, dạ dày và cả mối quan hệ với mọi người xung quanh.