Cần Giờ (TP.HCM) đủ điều kiện để phát triển cảng trung chuyển quốc tế

VOV.VN - Chiều nay (12/5), UBND TP.HCM tổ chức Hội thảo đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Các đại biểu đánh giá Cần Giờ đủ điều kiện để phát triển cảng trung chuyển quốc tế và công tác triển khai xây dựng cần được đẩy nhanh để đón đầu các cơ hội phát triển.

Hội đủ điều kiện để thành cảng trung chuyển quốc tế

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường đánh giá, lịch sử phát triển hơn 300 năm của Sài Gòn - TP.HCM gắn liền với sự phát triển của cảng biển, vận tải biển. Đến nay, cảng biển TP.HCM đã được đầu tư xây dựng cơ bản hoàn chỉnh theo quy hoạch, các cảng được đồng bộ hiện đại, công nghệ mới, khai thác hiệu quả đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển KT- XH của TP và khu vực. Trong đó, cảng Cát Lái với sản lượng 5 triệu teus/năm, nằm trong top 22 cảng lớn nhất thế giới.

Theo ông Bùi Xuân Cường, Nghị quyết 24 về phát triển KT- XH và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 31 về phương hướng nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 của Bộ Chính trị đều xác định, một trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu là nghiên cứu, xúc tiến đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trong giai đoạn 2021- 2030. Triển khai các nghị quyết trên, UBND TP đã giao Sở Giao thông vận tải lập đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Ông Bùi Xuân Cường cho biết thêm: “Huyện Cần Giờ có vị trí tiếp giáp với Biển Đông, nằm giữa 2 cửa sông lớn là sông Soài Rạp, sông Lòng Tàu và tiếp giáp sông Thị Vải, là các tuyến hàng hải quan trọng của cảng biển nhóm 4, hội tụ đủ điều kiện để phát triển cảng biển cửa ngõ quốc gia và trung chuyển quốc tế”.

Làm sớm để không mất đi cơ hội 

Theo đơn vị tư vấn đề án là Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động của Cảng Cái Mép - Thị Vải. Thực tế hiện nay khoảng 70-80% hàng hoá xuất nhập khẩu được vận chuyển đến và đi khỏi khu vực cảng Cái Mép - Thị Vải của Bà Rịa - Vũng Tàu, ở bờ đối diện với Cần Giờ, là theo đường thuỷ. Do đó, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ sẽ tập trung hoàn toàn vận tải biển vào trước năm 2030 và sau 2030 sẽ nghiên cứu vận tải đường bộ, kết nối cảng vào đường Rừng Sác.

Dự kiến kinh phí thực hiện Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là gần 129.000 tỷ đồng. Tổng công suất hàng hóa thông qua dự kiến đạt 4,8 triệu teus vào năm 2030 và tăng trưởng dần đạt tới 16,9 triệu teus một khi dự án hoạt động hết công suất (dự kiến năm 2047).

Các ý kiến tại hội thảo đều đánh giá, việc xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ là rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay và việc này cần sớm triển khai để không mất đi cơ hội. 

Tiến sĩ Trần Du Lịch cho rằng, cần phải có góc nhìn liên vùng: “Vấn đề không phải bàn làm hay không làm mà làm sao nhanh nhất để không mất cơ hội. Do đó, Ban điều phối vùng Đông Nam Bộ mà TP.HCM có vai trò phải phối hợp ngay từ đầu để tạo thành cái hub chung. Ta quên đi đó là bên Vũng Tàu, đây là TP.HCM mà đây là hai bộ phận cấu thành một tổng thể cảng trung chuyển phát triển quốc tế trên địa bàn Đông Nam Bộ, vì lợi ích chung cả vùng này”. 

Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam cho rằng: “Dự án cũng là động lực để phát triển đội tàu container Việt Nam. Ngoài ra, dự án sẽ tạo ra một khu đô thị biển Cần Giờ, tạo ra trung tâm logistics để gắn liền với cảng trung chuyển Cần Giờ. Dự án tạo ra một lượng lớn công ăn việc làm cho hàng ngàn lao động và là nơi khởi nghiệp, mở rộng cho hàng trăm doanh nghiệp logistics cũng như các doanh nghiệp dịch vụ khác”. 

Hội thảo ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, hội nghề nghiệp, các bộ ngành, các tỉnh thành về Đề án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Cảng sẽ gắn với quy hoạch huyện Cần Giờ theo hướng hiện đại, bền vững, bảo vệ môi trường, tầm nhìn dài hạn và phù hợp quy định pháp luật. TP cũng có đánh giá cụ thể hơn tiềm năng, nhu cầu, xu hướng phát triển, khai thác cảng nước sâu, cảng biển quốc tế trên địa bàn gắn với sự phù hợp quy hoạch về cảng biển hiện nay và quy hoạch quốc gia./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP.HCM lấy kết quả DDCI làm cơ sở đánh giá địa phương và người đứng đầu
TP.HCM lấy kết quả DDCI làm cơ sở đánh giá địa phương và người đứng đầu

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị các sở, ngành, quận huyện cần khẩn trương xây dựng kế hoạch cải thiện chỉ số chung và thực hiện DDCI ở sở, địa phương mình; quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức viên chức, có kiểm tra theo dõi thường xuyên và kết quả DDCI sẽ làm cơ sở để đánh giá các cơ quan, quận huyện, đánh giá người đứng đầu.

TP.HCM lấy kết quả DDCI làm cơ sở đánh giá địa phương và người đứng đầu

TP.HCM lấy kết quả DDCI làm cơ sở đánh giá địa phương và người đứng đầu

VOV.VN - Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị các sở, ngành, quận huyện cần khẩn trương xây dựng kế hoạch cải thiện chỉ số chung và thực hiện DDCI ở sở, địa phương mình; quán triệt đến toàn thể cán bộ, công chức viên chức, có kiểm tra theo dõi thường xuyên và kết quả DDCI sẽ làm cơ sở để đánh giá các cơ quan, quận huyện, đánh giá người đứng đầu.

Chợ truyền thống ở TP.HCM ế ẩm, tiểu thương khó khăn chồng chất
Chợ truyền thống ở TP.HCM ế ẩm, tiểu thương khó khăn chồng chất

VOV.VN - Sau đại dịch Covid-19, các chợ truyền thống tại TP.HCM thường xuyên rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng vẻ khiến các tiểu thương cảm thấy lo lắng, sốt ruột, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Chợ truyền thống ở TP.HCM ế ẩm, tiểu thương khó khăn chồng chất

Chợ truyền thống ở TP.HCM ế ẩm, tiểu thương khó khăn chồng chất

VOV.VN - Sau đại dịch Covid-19, các chợ truyền thống tại TP.HCM thường xuyên rơi vào tình trạng đìu hiu, vắng vẻ khiến các tiểu thương cảm thấy lo lắng, sốt ruột, gặp khó khăn trong cuộc sống.

Chủ tịch TP.HCM lên tiếng về việc TP có hơn 500 văn bản hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ tịch TP.HCM lên tiếng về việc TP có hơn 500 văn bản hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

VOV.VN - Tại Hội nghị công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) cấp sở, ngành, địa phương sáng nay (11/5), ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã phản hồi lại ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc TP.HCM gửi hơn 500 văn bản hỏi ý kiến Bộ trong khi hầu hết thuộc thẩm quyền TP.

Chủ tịch TP.HCM lên tiếng về việc TP có hơn 500 văn bản hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Chủ tịch TP.HCM lên tiếng về việc TP có hơn 500 văn bản hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư

VOV.VN - Tại Hội nghị công bố kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh (DDCI) cấp sở, ngành, địa phương sáng nay (11/5), ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM đã phản hồi lại ý kiến của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc TP.HCM gửi hơn 500 văn bản hỏi ý kiến Bộ trong khi hầu hết thuộc thẩm quyền TP.

Thị trường BĐS tăng nhiệt, khách hàng ngóng dự án “hot” tại TP.HCM
Thị trường BĐS tăng nhiệt, khách hàng ngóng dự án “hot” tại TP.HCM

VOV.VN - Những tháng gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM ghi nhận lượng giao dịch căn hộ sôi động trở lại. Đặc biệt phân khúc căn hộ cao cấp đang có xu hướng tăng giá nhờ tỷ suất cho thuê tốt.

Thị trường BĐS tăng nhiệt, khách hàng ngóng dự án “hot” tại TP.HCM

Thị trường BĐS tăng nhiệt, khách hàng ngóng dự án “hot” tại TP.HCM

VOV.VN - Những tháng gần đây, thị trường bất động sản TP.HCM ghi nhận lượng giao dịch căn hộ sôi động trở lại. Đặc biệt phân khúc căn hộ cao cấp đang có xu hướng tăng giá nhờ tỷ suất cho thuê tốt.

Gói cho vay 120.000 tỷ đồng: TP.HCM chưa có trường hợp nào được vay
Gói cho vay 120.000 tỷ đồng: TP.HCM chưa có trường hợp nào được vay

VOV.VN - Thực hiện Công văn 2308 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị quyết 33 năm 2023 của Chính phủ về gói cho vay 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay, đến nay TP.HCM chưa có trường hợp nào được vay do chưa có nguồn cung.

Gói cho vay 120.000 tỷ đồng: TP.HCM chưa có trường hợp nào được vay

Gói cho vay 120.000 tỷ đồng: TP.HCM chưa có trường hợp nào được vay

VOV.VN - Thực hiện Công văn 2308 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị quyết 33 năm 2023 của Chính phủ về gói cho vay 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay, đến nay TP.HCM chưa có trường hợp nào được vay do chưa có nguồn cung.