Bệnh tay chân miệng bùng phát ở TP HCM

VOV.VN - Đến cuối tháng 4 đã có gần 3.000 trường hợp mắc bệnh, tăng 29% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiện nay, bệnh tay chân miệng đã bùng phát ở 236 phường xã trên tổng số 322 phường, xã, thị trấn của thành phố Hồ Chí Minh. Số ca mắc mỗi tuần đều tăng dần lên. Một số địa phương có tỷ lệ bệnh nhân mắc cao là quận 8, Bình Chánh, Bình Tân.

Tại các khoa Nhiễm của bệnh viện Nhi đồng 1 và 2, số ca Tay chân miệng nhập viện điều trị nội trú đều tăng hơn so với tháng trước với trên 50 ca.

Chị Dương Thị Mỹ Lệ ở quận 1, thành phố Hồ Chí Minh có con trai 19 tháng tuổi nhập viện vì căn bệnh này cho biết: “Cháu bị sốt cao nên tôi đưa vào bệnh viện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị tay chân miệng phải nhập viện. Cháu còn bị não mô cầu nữa”.

Mối nguy hiểm của bệnh tay chân miệng chính là những biến chứng như viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp. Nếu không đưa trẻ nhập viện để được điều trị kịp thời thì dễ dẫn tới tử vong.

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng 2 có 2 ca biến chứng độ 3 đã phải thở bằng máy. Còn Bệnh viện Nhi đồng 1 đang điều trị cho 1 bệnh nhi bị biến chứng thần kinh do bệnh tay chân miệng.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Phó Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 2 khuyến cáo: “Các triệu chứng dấu hiệu nặng là: sốt cao, khó hạ, uống thuốc không đáp ứng. Ngủ giật mình, chới với, ói nhiều, đi run tay run chân thì phải đưa đến bệnh viện. Ngoài ra, gia đình phải báo cho cô giáo và y tế địa phương để làm vệ sinh lớp học và sát trùng nhà cửa để hạn chế lây lan”.

Bệnh tay chân miệng tăng cao được lý giải vì đây là thời điểm bùng phát bệnh hàng năm. Mỗi năm, bệnh này thường có 2 đỉnh dịch vào tháng 3, tháng 4 và tháng 9, tháng 10.

Cũng như sởi, bệnh tay chân miệng lây lan qua đường hô hấp và khả năng bùng phát dịch rất cao. Nếu sởi hay thủy đậu đều có vaccine chủng ngừa và không bị mắc lại thì bệnh tay chân miệng chưa có vaccine và vẫn luôn có khả năng bị mắc lại nhiều lần.

Bác sĩ Lê Phan Kim Thoa, Phó Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết: “Đường lây lan chân tay miệng khá rộng, từ đường hô hấp (nước bọt, ho…)  đến đường tiêu hóa. Đồng thời, bệnh này thường gặp ở lứa tuổi mầm non, ở độ tuổi này bản thân trẻ chưa biết giữ vệ sinh cho mình, cũng như chưa biết cách hạn chế lây lan cho người xung quanh”.

Điều đáng quan tâm là trong khi dịch sởi chưa lắng xuống, số ca mắc vẫn còn ở mức cao lại xuất hiện thêm bệnh tay chân miệng. Vì thế, nếu không có những biện pháp phòng chống dịch một cách hữu hiệu thì nhiều nguy cơ về dịch chồng dịch sẽ xảy ra.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccine sinh phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hồ Chí Minh cho biết: “Chúng tôi đang có chiến dịch kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, bắt đầu từ ngày 10/5 – 10/6/2014. Chúng ta cần tăng cường truyền thông đưa trẻ em tiêm sởi, các biện pháp kiểm soát lây truyền bệnh tay chân miệng, cúm. Bên cạnh đó, kiểm soát các điểm nguy cơ như trường học. Ở trường học, bên cạnh tìm hiểu nguyên nhân trẻ nghỉ học thì cũng cần vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần”.

Để kiểm soát dịch bệnh, tránh lây lan, bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 đã có phòng cách ly riêng bệnh sởi và bệnh tay chân miệng, việc cách ly được thực hiện gần như hoàn toàn không những với bệnh nhi mà còn cả với người thân.

Cùng với các biện pháp phòng chống dịch, bệnh của ngành y tế và chính quyền địa phương, điều quan trọng là mỗi người dân thành phố cũng phải tự tìm hiểu thông tin dịch bệnh để chủ động phòng ngừa cho gia đình và cộng đồng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh tay chân miệng đang vào “mùa”
Bệnh tay chân miệng đang vào “mùa”

Bệnh lây qua đường tiêu hóa, nên cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt cho trẻ để phòng tránh nhiễm bệnh  

Bệnh tay chân miệng đang vào “mùa”

Bệnh tay chân miệng đang vào “mùa”

Bệnh lây qua đường tiêu hóa, nên cần đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và sinh hoạt cho trẻ để phòng tránh nhiễm bệnh  

 Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng
Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng

(VOV) -Từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 58.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 46 người tử vong

 Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng

Phòng chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng

(VOV) -Từ đầu năm đến nay, cả nước có khoảng 58.000 người mắc bệnh sốt xuất huyết, trong đó có 46 người tử vong

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn
Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn

Bệnh nhân 23 tuổi có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng; biểu hiện bội nhiễm, nhiễm trùng, sốt phát ban.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn

Bệnh tay chân miệng xuất hiện ở người lớn

Bệnh nhân 23 tuổi có các biểu hiện của bệnh tay chân miệng; biểu hiện bội nhiễm, nhiễm trùng, sốt phát ban.

Dịch tay chân miệng: Nguy hiểm vì chủ quan
Dịch tay chân miệng: Nguy hiểm vì chủ quan

Nhiều bậc cha mẹ chưa nắm rõ thông tin về bệnh này, thậm chí khi con em họ đã nhập viện, họ vẫn không hiểu được vì sao con em họ lại mắc bệnh này

Dịch tay chân miệng: Nguy hiểm vì chủ quan

Dịch tay chân miệng: Nguy hiểm vì chủ quan

Nhiều bậc cha mẹ chưa nắm rõ thông tin về bệnh này, thậm chí khi con em họ đã nhập viện, họ vẫn không hiểu được vì sao con em họ lại mắc bệnh này