Bị 'ruồi bay trước mắt' là bệnh gì?

Một số thống kê cho thấy có tới 70% nhân loại gặp chứng 'ruồi bay trước mắt'. Hiện tượng bí ẩn này có phải là bệnh và có cần điều trị không?

Nhiều người đến gặp bác sĩ nhãn khoa với tâm trạng đầy lo lắng, băn khoăn rằng “hình như mắt tôi có vấn đề, mỗi khi liếc mắt là thấy những chấm đen như ruồi bay qua”. Người khác không thấy “ruồi” nhưng lại thấy những hình thù kỳ lạ, như “sợi tóc”, “bóng mờ hình chữ O, chữ Y, con giun, con dế”... Đấy chính là hiệu ứng sinh ra từ tình trạng vẩn đục dịch kính ở trong mắt. Hiện tượng này rất phổ biến, đặc biệt là ở người già và những người bị các chứng bệnh, chấn thương ảnh hưởng đến thị lực.
Dịch kính là cái chi chi?
PGS-TS-BS Trần Hải Yến (phòng khám mắt Hải Yến, TP HCM) cho biết phần sau của nhãn cầu được lấp đầy bởi một khối dịch dạng keo gọi là dịch kính hay pha lê thể, cấu tạo bởi các sợi collagen. Hiện tượng “ruồi bay” là cách dân gian thường dùng để chỉ tình trạng vẩn đục của khối pha lê thể, do sự lắng đọng của các mảnh collagen bị thoái hóa, co nhỏ tạo thành các mảnh vụn với nhiều kích thước khác nhau lơ lửng trong khối dịch kính. Các mảnh vụn này mất tính trong suốt làm cản trở môi trường truyền sáng, được khuếch đại lên qua hệ quang học của mắt khiến bệnh nhân nhìn thấy những đốm đen lơ lửng di động trước mắt, dù có cố gắng dụi mắt nhưng chúng vẫn xuất hiện gây cảm giác khó chịu, vướng mắt.
“Ruồi” ở đâu ra?
Bình thường, dịch kính trong suốt giúp tạo môi trường truyền sáng tốt nhất cho mắt. Nguyên nhân làm cho dịch kính bị vẩn đục là do sự thoái hóa theo tuổi hoặc các bệnh lý của phần sau nhãn cầu, theo bác sĩ Hải Yến. Ở người lớn tuổi, dịch kính bắt đầu thoái hóa, các sợi collagen mất tính đàn hồi, co rút tạo thành các mảnh vụn, làm cho dịch kính loãng hơn hoặc co kéo khối dịch kính gây bong pha lê thể sau, tạo các mảnh vụn lơ lửng trong dịch kính gây nên hiện tượng ruồi bay.
Bên cạnh đó, cận thị nặng hay còn gọi là cận thị thoái hóa là yếu tố thuận lợi làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa dịch kính làm cho hiện tượng ruồi bay xuất hiện sớm ở người trẻ có cận thị nặng.
Vẩn đục dịch kính do bệnh lý, như xuất huyết hay viêm trong dịch kính, cũng sẽ làm hiện tượng ruồi bay xuất hiện đột ngột, mức độ nhiều kèm giảm thị lực. Các bệnh lý phần sau nhãn cầu có thể gây hiện tượng ruồi bay bệnh lý như: bong võng mạc, bệnh võng mạc tiểu đường, chấn thương hay phẫu thuật tại mắt, viêm màng bồ đào...
Hiện tượng ruồi bay do thoái hóa dịch kính thường gặp ở người lớn tuổi và người cận thị.
Vì vậy người bị cận thị cần đi tái khám mỗi 6 tháng để kiểm tra độ khúc xạ và soi đáy mắt nhằm phát hiện sớm thoái hóa sớm dịch kính, thoái hóa võng mạc chu biên và kịp thời phòng ngừa bong võng mạc về sau.
Ngoài hiện tượng ruồi bay do vẩn đục dịch kính thì hiện tượng “ruồi chỉ đậu một chỗ” và di chuyển theo hướng liếc mắt lại là dấu hiệu của sẹo giác mạc hoặc đục thủy tinh thể, là môi trường trong suốt cố định phía trước dịch kính.
Diệt “ruồi” được chăng?

Vẩn đục dịch kính do lão hóa giống như tóc bạc ở người lớn tuổi, không gây nguy hiểm và không cần điều trị, bác sĩ Hải Yến cho biết. Hiện tượng ruồi bay do thoái hóa dịch kính lão hóa không gây biến chứng nếu không đi kèm hoặc là hậu quả của các bệnh lý nặng tại mắt, bệnh lý toàn thân ảnh hưởng đến mắt. 

Hiện nay không có loại thuốc nào điều trị hoàn toàn đục dịch kính, vì vậy bệnh nhân nên làm quen với hiện tượng ruồi bay và đừng quá chú tâm đến nó để giúp cuộc sống được thoải mái hơn. Tuy nhiên, người lớn tuổi có thể mắc một số bệnh nội khoa toàn thân gây ảnh hưởng đến mắt như cao huyết áp, tiểu đường hoặc bệnh lý tại mắt liên quan đến tuổi như thoái hóa hoàng điểm tuổi già... mà ruồi bay là một trong những biểu hiện đầu tiên. Vì vậy, ở người lớn tuổi có hiện tượng ruồi bay tốt nhất nên khám mắt định kỳ mỗi 3-6 tháng và tái khám ngay khi thấy hiện tượng ruồi bay tăng lên nhiều kèm giảm thị lực đột ngột.

Khi nào cần “diệt ruồi”?
Như đã nói ở trên, vẩn đục dịch kính do lão hóa không cần điều trị và không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, tất cả các trường hợp đục dịch kính do bệnh lý cần được đi khám chuyên khoa mắt ngay để có thể điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng xấu đến thị lực, thậm chí có thể gây mù lòa.
Trẻ em và người trẻ có tật cận thị cần đi tái khám mỗi 6 tháng ngoài việc kiểm tra độ khúc xạ còn cần được soi đáy mắt phát hiện sớm các nguy cơ thoái hóa sớm dịch kính, thoái hóa võng mạc chu biên là yếu tố có thể gây bong võng mạc về sau.

Người bình thường không thể nào xác định được đâu là “ruồi bay” do lão hóa và đâu là hậu quả của bệnh lý để quyết định điều trị hay không điều trị. Do đó, lời khuyên của bác sĩ là mỗi khi phát hiện hiện tượng có những “bóng đen bí ẩn” vờn bay trước mặt, nên đến khám tại bác sĩ chuyên khoa mắt để có được lời khuyên và cách xử trí thích hợp. Khi mắt bị bong võng mạc, bệnh võng mạc tiểu đường, chấn thương hay phẫu thuật tại mắt, viêm màng bồ đào... thì “khổ chủ” cũng thường gặp hiện tượng “ruồi bay”. 

Nếu “ruồi bay” do bệnh lý cần điều trị các bệnh này ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm cho cửa sổ tâm hồn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tư vấn nhãn khoa: Màng mắt hơi nhăn sau khi bị đau mắt đỏ.
Tư vấn nhãn khoa: Màng mắt hơi nhăn sau khi bị đau mắt đỏ.

VOV.VN - Bác sĩ Hoàng Cương: Khi mắt liếc về một bên, kết mạc bên đó sẽ trùng và nhăn lại, ngược với bên kia là căng và giãn mỏng ra.

Tư vấn nhãn khoa: Màng mắt hơi nhăn sau khi bị đau mắt đỏ.

Tư vấn nhãn khoa: Màng mắt hơi nhăn sau khi bị đau mắt đỏ.

VOV.VN - Bác sĩ Hoàng Cương: Khi mắt liếc về một bên, kết mạc bên đó sẽ trùng và nhăn lại, ngược với bên kia là căng và giãn mỏng ra.

Bé 3 tháng tuổi mù mắt vì đèn Flash: Chuyên gia nhãn khoa nói gì?
Bé 3 tháng tuổi mù mắt vì đèn Flash: Chuyên gia nhãn khoa nói gì?

VOV.VN - BS Hoàng Cương: Giới chụp ảnh khuyên không nên dùng đèn flash ở cự ly nhỏ hơn 1m khi chụp cho trẻ để tránh gây sợ hãi và choáng thị giác.

Bé 3 tháng tuổi mù mắt vì đèn Flash: Chuyên gia nhãn khoa nói gì?

Bé 3 tháng tuổi mù mắt vì đèn Flash: Chuyên gia nhãn khoa nói gì?

VOV.VN - BS Hoàng Cương: Giới chụp ảnh khuyên không nên dùng đèn flash ở cự ly nhỏ hơn 1m khi chụp cho trẻ để tránh gây sợ hãi và choáng thị giác.

Tư vấn nhãn khoa: Mắt mờ do chơi game bằng Ipad?
Tư vấn nhãn khoa: Mắt mờ do chơi game bằng Ipad?

VOV.VN - Bác sĩ Hoàng Cương: Nghe bạn mô tả có lẽ mắt của bạn bị cận thị. Số kính sẽ tăng dần theo năm học của bạn, kể cả thời gian dùng Ipad.

Tư vấn nhãn khoa: Mắt mờ do chơi game bằng Ipad?

Tư vấn nhãn khoa: Mắt mờ do chơi game bằng Ipad?

VOV.VN - Bác sĩ Hoàng Cương: Nghe bạn mô tả có lẽ mắt của bạn bị cận thị. Số kính sẽ tăng dần theo năm học của bạn, kể cả thời gian dùng Ipad.

Tư vấn nhãn khoa: Mắt bị chấn thương khi liếc thấy đau nhói?
Tư vấn nhãn khoa: Mắt bị chấn thương khi liếc thấy đau nhói?

VOV.VN - BS Hoàng Cương: Bạn có thể chườm nóng vùng tổn thương, uống một đợt vitamin B1-B6-B12 . Nếu không khỏi nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tư vấn nhãn khoa: Mắt bị chấn thương khi liếc thấy đau nhói?

Tư vấn nhãn khoa: Mắt bị chấn thương khi liếc thấy đau nhói?

VOV.VN - BS Hoàng Cương: Bạn có thể chườm nóng vùng tổn thương, uống một đợt vitamin B1-B6-B12 . Nếu không khỏi nên đi khám bác sĩ chuyên khoa.

Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt rất nhiều và rát
Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt rất nhiều và rát

VOV.VN -BS Hoàng Cương: Chảy nước mắt có nhiều nguyên nhân. Chảy nước mắt do đường dẫn nước mắt có vấn đề: di chứng của bệnh mắt hột và bỏng mắt…

Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt rất nhiều và rát

Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt rất nhiều và rát

VOV.VN -BS Hoàng Cương: Chảy nước mắt có nhiều nguyên nhân. Chảy nước mắt do đường dẫn nước mắt có vấn đề: di chứng của bệnh mắt hột và bỏng mắt…

Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt, dụi mắt khi xem ti vi
Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt, dụi mắt khi xem ti vi

VOV.VN - BS Hoàng Cương: Bạn nên khám tại phòng khám khoa khúc xạ, Bệnh viện mắt Trung ương và yêu cầu hội chẩn với khoa kết giác mạc.

Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt, dụi mắt khi xem ti vi

Tư vấn nhãn khoa: Chảy nước mắt, dụi mắt khi xem ti vi

VOV.VN - BS Hoàng Cương: Bạn nên khám tại phòng khám khoa khúc xạ, Bệnh viện mắt Trung ương và yêu cầu hội chẩn với khoa kết giác mạc.