Bị thay đổi giọng, mất giọng sau phẫu thuật tuyến giáp!

VOV.VN - Nguyên nhân dẫn đến thay đổi hay mất giọng sau phẫu thuật cắt tuyến giáp là do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Nhiều bệnh nhân bị thay đổi giọng hoặc mất giọng sau phẫu thuật tuyến giáp (cắt một phần hay toàn bộ). Tâm lý chung của mọi người bệnh đều khá giống nhau là rất lo sợ và chán nản. Một số người thậm chí lâm vào trạng thái stress nặng khi bị giảm khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ lời, ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống.

Vậy nguyên nhân dẫn đến thay đổi hay mất giọng sau phẫu thuật cắt tuyến giáp là do đâu và cách khắc phục như thế nào?

Phẫu thuật tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp, mà ngay bên cạnh và phía trên tuyến là các dây thần kinh vận động thanh quản. Một trong những biến chứng hay gặp của phẫu thuật cắt tuyến giáp là tổn thương thần kinh thanh quản quặt ngược hoặc thần kinh thanh quản trên. Các tổn thương này đều gây ảnh hưởng tới chất lượng giọng thậm chí còn nguy hiểm tới tính mạng nếu liệt thần kinh thanh quản quặt ngược cả hai bên.

Biểu hiện khi bị tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược như sau. Nếu tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược một bên: Dây thanh bị liệt ở tư thế khép, thanh môn hẹp, khàn tiếng. Nếu tổn thương dây thầnkinh thanh quản quặt ngược 2 bên: bên cạnh khàn tiếng sẽ kèm theo thở rít và khó thở ở các mức độ khác nhau. Ngoài ra người bệnh còn bị mất phản xạ đóng thanh môn đột ngột (Phản xạ bảo vệ đường hô hấp dưới), bị sặc do rối loạn hoạt động của thanh thiệt.

Nếu tổn thương dây thần kinh thanh quản trên dây thanh giảm độ căng và giọng người bệnh khàn nhẹ và giảm tần số âm nhất là các âm cao. Người bệnh thường nói mệt nên cũng ảnh hưởng đến những nghề nghiệp phải sử dụng giọng nói.

Xử lý như thế nào?
Vậy nếu thấy hiện tượng bị thay đổi giọng nói sau phẫu thuật tuyến giáp, bạn nên tiến hành các bước như sau:

Trước hết, cần liên hệ với bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng mà bạn biết để xác định có phải thay đổi giọng nói của bạn là do tổn thương các dây thần kinh hay không và mức độ như thế nào.

Nếu biết đó là tổn thương dây thần kinh thanh quản quặt ngược hai bên: bạn cần đến bệnh viện ngay để xử trí vì đây là tổn thương có thể nguy hiểm tới tính mạng của bạn do tình trạng khó thở.

Nếu tổn thương một bên dây thần kinh thanh quản quặt ngược hoặc dây thần kinh thanh quản trên, bác sĩ sẽ cho điều trị nội khoa: thuốc tăng cường trương lực cơ và hỗ trợ thần kinh; khí dung tại chỗ và kích thích điện thanh quản bên liệt. Bệnh nhân cũng sẽ được tập các bài tập luyện giọng theo hướng dẫn của chuyên gia thanh học hay ngôn ngữ.

Cần theo dõi và thường xuyên đánh giá: Nếu dây thần kinh không bị phá huỷ, giọng nói sẽ trở về bình thường sau vài tháng. Nếu dây thần kinh bị phá huỷ một phần hay hoàn toàn: giọng sẽ cải thiện sau từ 3 – 6 tháng với sự hỗ trợ tích cực của các thầy thuốc chuyên về trị liệu giọng./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người viêm mũi xoang, viêm họng dị ứng có nên nuôi thú cưng?
Người viêm mũi xoang, viêm họng dị ứng có nên nuôi thú cưng?

VOV.VN - Dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) từ thú cưng có thể xâm nhập vào các lớp màng ở mắt và mũi gây ra các phản ứng: phù nề niêm mạc gây giảm thị lực, chảy nước mắt, sung huyết củng mạc mắt, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi…

Người viêm mũi xoang, viêm họng dị ứng có nên nuôi thú cưng?

Người viêm mũi xoang, viêm họng dị ứng có nên nuôi thú cưng?

VOV.VN - Dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) từ thú cưng có thể xâm nhập vào các lớp màng ở mắt và mũi gây ra các phản ứng: phù nề niêm mạc gây giảm thị lực, chảy nước mắt, sung huyết củng mạc mắt, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi…

Không nuốt được vì chứng co thắt thực quản
Không nuốt được vì chứng co thắt thực quản

VOV.VN - Chứng co thắt thực quản làm thực quản không thể di chuyển thức ăn và chất lỏng xuống dạ dày. Bệnh thường thấy ở người trong độ tuổi từ 25 đến 60, nhưng cũng có khi xảy ra ở trẻ em

Không nuốt được vì chứng co thắt thực quản

Không nuốt được vì chứng co thắt thực quản

VOV.VN - Chứng co thắt thực quản làm thực quản không thể di chuyển thức ăn và chất lỏng xuống dạ dày. Bệnh thường thấy ở người trong độ tuổi từ 25 đến 60, nhưng cũng có khi xảy ra ở trẻ em

Bị viêm amiđan cấp, khi nào cần đến bệnh viện?
Bị viêm amiđan cấp, khi nào cần đến bệnh viện?

VOV.VN - Viêm amiđan cấp tính là loại bệnh thường gặp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần đến bác sĩ.

Bị viêm amiđan cấp, khi nào cần đến bệnh viện?

Bị viêm amiđan cấp, khi nào cần đến bệnh viện?

VOV.VN - Viêm amiđan cấp tính là loại bệnh thường gặp, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn cần đến bác sĩ.

Trẻ em nên tránh những thói quen gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng tai mũi họng?
Trẻ em nên tránh những thói quen gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng tai mũi họng?

VOV.VN - 40-60% trẻ em nhóm dưới 6 tuổi mắc các bệnh thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Ngoài những yếu tố như thời tiêt, khí hậu, môi trường, khói bụi, các thói quen không tốt cũng gây nên các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ.

Trẻ em nên tránh những thói quen gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng tai mũi họng?

Trẻ em nên tránh những thói quen gì để phòng tránh viêm nhiễm vùng tai mũi họng?

VOV.VN - 40-60% trẻ em nhóm dưới 6 tuổi mắc các bệnh thuộc chuyên khoa tai mũi họng. Ngoài những yếu tố như thời tiêt, khí hậu, môi trường, khói bụi, các thói quen không tốt cũng gây nên các bệnh lý tai mũi họng ở trẻ.