Cách kiểm soát cơn đau tại vết tiêm sau khi tiêm mũi tăng cường COVID-19

VOV.VN - Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của vaccine đó là đau hoặc nhức ở cánh tay. Vậy đâu là nguyên nhân và cách kiểm soát khi cơn đau ở vùng tiêm xảy ra?

Nguyên nhân gây đau tại chỗ tiêm?

Sau khi tiêm chủng, các tác dụng phụ gây ra đều nhẹ và ở dạng phản ứng có hệ thống hoặc viêm.

Đau ở chỗ tiêm là một tác dụng phụ thường gặp của việc tiêm chủng COVID-19 trong số những người khác thường gặp các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, hôn mê và cứng khớp.

Phản ứng gây đau nhức cánh tay là một dấu hiệu cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang tạo ra các kháng thể để phản ứng lại các virus trong vaccine. Khi bạn nhận được vaccine, cơ thể cho rằng đó là một chấn thương, gửi tín hiệu đến hệ thống miễn dịch để kích hoạt các tế bào miễn dịch chống lại dị vật được tiêm qua cánh tay.

Sau đó, các tế bào miễn dịch sẽ gây ra phản ứng viêm, giúp bạn bảo vệ khỏi cùng một mầm bệnh nếu cơ thể bạn gặp lại nó. Các chuyên gia gọi quá trình này là “khả năng phản ứng” của vaccine.

Bên cạnh đau cánh tay, một số người cũng có thể bị mẩn đỏ, kích ứng và sưng tấy gần vết tiêm, chủ yếu liên quan đến vaccine mRNA.

Cách bạn có thể giảm đau

Mặc dù đau nhức cánh tay sau tiêm phòng là phản ứng tốt đối với cơ thể nhưng điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Ở một vài trường hợp nghiêm trọng, một người có thể không cử động cánh tay kéo dài trong vài ngày. 

Nếu gặp tình trạng phản ứng ở vùng tay, các chuyên gia khuyên bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị như chườm đá, chườm nước ấm/nóng tại vị trí tiêm để giảm thiểu tình trạng đau nhức và viêm nhiễm. Một người cũng có thể tắm muối epsom giúp giảm khó chịu.

Trong trường hợp cơn đau kéo dài, bạn có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ và yêu cầu họ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau có thể giúp kháng viêm và giảm đau.

Bài tập cánh tay có giúp ích gì không?

Đau cơ mà bạn gặp phải có thể là kết quả của tình trạng viêm tại chỗ, có thể thuyên giảm khi vận động. Vì thế, các chuyên gia tin rằng một trong những cách tốt nhất để giảm đau nhức cánh tay là kích hoạt cơ. Sau đây là bài tập mà bạn nên thử:

- Bài tập giãn các nhóm cơ như: cơ háng, cơ hông, cơ đùi và cơ xiên.

- Lateral deltoid raises: Bài tập giúp tăng độ rộng của cơ vai.

- Overhead Press là đẩy tạ đòn qua đầu.

Các tác dụng phụ khác cần lưu ý

Ngoài sự đau nhức tại vị trí tiêm, một người cũng có thể gặp các tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh, buồn nôn, mệt mỏi, suy nhược, đau đầu. Hầu hết các triệu chứng đều nhẹ và chỉ kéo dài nhiều nhất là một hoặc hai ngày. Trong trường hợp sốt cao, đau khớp thì bạn có thể sử dụng đơn thuốc giảm đau của bác sỹ kê. 

Những điều cần lưu ý

Sau khi tiêm phòng, việc nghỉ ngơi đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngoài ra, bạn cũng không nên làm việc quá sức sau khi tiêm vaccine hoặc liều tăng cường. Thay vào đó, hãy giữ cơ bắp luôn được thư giãn. Các chuyên gia cũng cảnh báo không nên làm căng cơ khi tập luyện cường độ cao.

Việc uống nhiều nước giúp giữ mức năng lượng cao và cũng giúp giảm bớt các tác dụng phụ.

Quan trọng nhất, hãy ăn những thực phẩm lành mạnh, đủ nước và giàu năng lượng để giúp bạn hồi phục nhanh nhất có thể.

Tại sao bạn vẫn nên tiêm vacine COVID?

Ngay cả khi tiêm vaccine COVID hoặc mũi tiêm tăng cường gây ra tác dụng phụ và có thể làm mất năng lượng của bạn, nhưng đó vẫn là mũi tiêm tốt nhất để chống lại virus SARs-CoV-2 và các biến thể mới có khả năng lây truyền cao.

Mặc dù đeo khẩu trang và duy trì khoảng cách xã hội cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc bệnh ở một mức độ đáng kể, nhưng việc tiêm phòng sẽ giúp tránh sự tấn công của virus./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lưu ý khi tự phục hồi chức năng hậu COVID-19 tại nhà
Lưu ý khi tự phục hồi chức năng hậu COVID-19 tại nhà

VOV.VN - Theo chuyên gia y tế, nếu người bệnh tự luyện tập phục hồi chức năng hậu COVID-19 tại nhà, trước hết nên luyện tập theo hướng dẫn và giám sát của các chuyên viên y tế.

Lưu ý khi tự phục hồi chức năng hậu COVID-19 tại nhà

Lưu ý khi tự phục hồi chức năng hậu COVID-19 tại nhà

VOV.VN - Theo chuyên gia y tế, nếu người bệnh tự luyện tập phục hồi chức năng hậu COVID-19 tại nhà, trước hết nên luyện tập theo hướng dẫn và giám sát của các chuyên viên y tế.

Singapore sẽ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi trong quý 4/2022
Singapore sẽ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi trong quý 4/2022

VOV.VN - Bộ Y tế Singapore hôm 25/7 cho biết sẽ tiến hành tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi trong Quý 4 năm nay.

Singapore sẽ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi trong quý 4/2022

Singapore sẽ tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 6 tháng tuổi trong quý 4/2022

VOV.VN - Bộ Y tế Singapore hôm 25/7 cho biết sẽ tiến hành tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em từ 6 tháng đến 4 tuổi trong Quý 4 năm nay.

Nhiều người Australia chưa tiêm vaccine tử vong do Covid-19
Nhiều người Australia chưa tiêm vaccine tử vong do Covid-19

VOV.VN - Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đang diễn ra tại Australia không chỉ chứng kiến số ca bệnh gia tăng nhanh chóng mà còn có số lượng kỷ lục người chưa tiêm vaccine tử vong vì Covid-19.

Nhiều người Australia chưa tiêm vaccine tử vong do Covid-19

Nhiều người Australia chưa tiêm vaccine tử vong do Covid-19

VOV.VN - Đợt bùng phát dịch Covid-19 mới đang diễn ra tại Australia không chỉ chứng kiến số ca bệnh gia tăng nhanh chóng mà còn có số lượng kỷ lục người chưa tiêm vaccine tử vong vì Covid-19.

Chưa thể khẳng định nguyên nhân gây hoại tử xương hàm mặt là do COVID-19
Chưa thể khẳng định nguyên nhân gây hoại tử xương hàm mặt là do COVID-19

VOV.VN - Giả thuyết về nguyên nhân gây hoại tử xương hàm có thể liên quan đến các vấn đề của hậu COVID-19. Tuy nhiên, số ca hoại tử xương hàm chỉ có vài chục người - tỷ lệ vô cùng thấp trên tổng số 600 triệu người mắc bệnh.

Chưa thể khẳng định nguyên nhân gây hoại tử xương hàm mặt là do COVID-19

Chưa thể khẳng định nguyên nhân gây hoại tử xương hàm mặt là do COVID-19

VOV.VN - Giả thuyết về nguyên nhân gây hoại tử xương hàm có thể liên quan đến các vấn đề của hậu COVID-19. Tuy nhiên, số ca hoại tử xương hàm chỉ có vài chục người - tỷ lệ vô cùng thấp trên tổng số 600 triệu người mắc bệnh.