Cách nhận biết tăng đường huyết và hạ đường huyết

VOV.VN - Khi lượng đường trong máu thay đổi, quá nhiều hoặc quá ít sẽ dẫn đến những vấn đề về sức khỏe.

Tăng đường huyết là việc lượng đường trong máu tăng cao bất thường, xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin để đưa glucose vào trong tế bào. Còn hạ đường huyết là lượng đường trong máu thấp bất thường. Khi bị tăng hay hạ lượng đường trong máu đề rất dễ gây tổn hại sức khỏe.
Dấu hiệu cảnh báo tăng đường huyết: Theo chuyên gia, dấu hiệu của tăng đường huyết bao gồm khát, tiểu tiện, nhìn mờ, và tùy theo mức độ nghiêm trọng, chóng mặt, buồn nôn, và nôn mửa, hoặc giảm tập trung và nhận thức... Tuy nhiên, ở một số mức độ khác nhau, tăng đường huyết sẽ không có triệu chứng gì cả. Vậy nên, cần thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, đặc biệt là những người bị tiểu đường để đảm bảo sức khỏe.
Triệu chứng hạ đường huyết: Khi chúng ta nhịn đói quá lâu có thể dẫn đến hạ đường huyết.Theo chuyên gia, các triệu chứng ban đầu bao gồm sự run rẩy, căng thẳng, đổ mồ hôi, và đói, xảy ra bởi vì các phản ứng hoocmon giao cảm của cơ thể đang hoạt động trọn vẹn, giải phóng epinephrine, norepinephrine và các hoóc môn khác. Hạ đường huyết nghiêm trọng có thể khiến khó khăn trong suy nghĩ, thị lực mờ và chóng mặt.
Thói quen ăn uống và luyện tập để đảm bảo lượng đường trong máu:  Một trong những thói quen hàng ngày là ăn kiêng và luyện tập thể dục có thể kiểm soát lượng đường trong máu. Ví dụ, nếu cơ thể tiêu thụ hết lượng glucose trong máu mà không được bổ sung glucose thì bạn có thể có nguy cơ bị hạ đường huyết. 
Không chỉ bệnh nhân tiểu đường mới lo lắng về tăng/hạ đường huyết: Mặc dù, tăng/hạ đường huyết thường xảy ra với đa số người bị tiểu đường tuy nhiên, người bình thường vẫn có thể gặp phải tình trạng này. Ví dụ phổ biến nhất về hạ đường huyết ở những người không bị đái tháo đường là phản ứng hạ đường huyết, trong đó người ta ăn một bữa ăn lớn, thường là các carbohydrate cao và kết quả là cao huyết áp gây ra lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.
Tránh rối loạn đường trong máu: Mỗi sáng thức dậy, lượng đường trong cơ thể thường tăng lên do phản ứng của hoocmon để đánh thức cơ thể. Theo Hiệp hội Bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, hiện tượng này xảy ra với tất cả mọi người, ngay cả khi bạn không bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong trường hợp đó, cơ thể chúng ta tạo ra nhiều insulin hơn để điều chỉnh lượng đường trong máu. Đối với bệnh nhân đái tháo đường, tăng lượng đường trong máu vào buổi sáng nên được theo dõi để tránh tăng đường huyết.
Không rõ về hạ đường huyết: Nếu người bị tiểu đường, họ có thể không nhận ra vấn đề hạ đường huyết trong cơ thể. Khi tình trạng này kéo dài có thể gây nên một số bệnh liên quan đến thần kinh, nguy hại cho sức khỏe. Với những người bị hạ đường huyết mức nặng, thường không có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng do hoocmon tại não phản ứng chậm với sự thay đổi trong cơ thể. 
Biến chứng của vấn đề đường huyết không được điều trị: Nếu không được điều trị, tăng đường huyết có thể dẫn tới tổn thương các cơ quan, đặc biệt đối với mắt, thận và hệ thần kinh. Đối với hạ đường huyết, vấn đề nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến là mất ý thức, động kinh, hôn mê, hoặc tử vong nếu không được điều trị. 
Khi bị hạ đường huyết nên làm gì?:  Khi gặp phải tình trạng này, hãy nạp vào cơ thể 15 đến 20 gram một carbohydrate đơn giản như ăn kẹo, uống nước ép trái cây, nước ngọt hoặc viên gluco.
Người tăng đường huyết: Để quản lý tăng đường huyết dài hạn cần đảm bảo chế độ ăn uống và sẽ luôn bao gồm insulin cộng thêm việc thay đổi lối sống chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh và có thể bao gồm cả thuốc".
Làm gì để đảm bảo lượng đường trong máu ổn định: Để kiểm soát lượng đường trong máu, cần chú trọng đến chế độ ăn uống. Nên tránh các loại carbohydrate đơn giản như bánh mì trắng, bánh quy, bánh mì, gạo trắng, đồ uống có đường, bánh kẹo và bánh ngọt và nên ăn nhiều chất xơ!
Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Người cao tuổi đừng chủ quan với rối loạn tiền đình
Người cao tuổi đừng chủ quan với rối loạn tiền đình

VOV.VN - Rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nếu không chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt ở người cao tuổi.

Người cao tuổi đừng chủ quan với rối loạn tiền đình

Người cao tuổi đừng chủ quan với rối loạn tiền đình

VOV.VN - Rối loạn tiền đình không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, nếu không chữa trị sẽ gây nhiều biến chứng, đặc biệt ở người cao tuổi.

Những siêu thực phẩm là “kẻ thù” của chứng mất ngủ
Những siêu thực phẩm là “kẻ thù” của chứng mất ngủ

VOV.VN - Thay đổi thói quen ăn uống sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn. Không những thế giấc ngủ làm chậm lão hoá, giảm cân và chống ung thư.

Những siêu thực phẩm là “kẻ thù” của chứng mất ngủ

Những siêu thực phẩm là “kẻ thù” của chứng mất ngủ

VOV.VN - Thay đổi thói quen ăn uống sẽ giúp bạn có giấc ngủ tốt hơn. Không những thế giấc ngủ làm chậm lão hoá, giảm cân và chống ung thư.