Cha mẹ cần chú ý đến hội chứng rối loạn tiểu tiện ở trẻ nhỏ

VOV.VN - Hội chứng này ảnh hưởng đặc biệt đến tâm lý của trẻ, làm trẻ mặc cảm và hạn chế giao tiếp khi đi học….

Rối loạn tiểu tiện là một hội chứng lâm sàng của hệ tiết niệu do rối loạn vận động của cơ thắt bàng quang và niệu đạo, biểu hiện qua sự mất một phần hay hoàn toàn khả năng kiểm soát tiểu tiện.

Trong thực hành lâm sàng rối loạn chức năng tiểu tiện chiếm khoảng 15 -25 % những trường hợp bệnh nhân đến khám tại phòng khám ngoại nói chung. Nó ảnh hưởng đặc biệt đến tâm lý của trẻ, làm trẻ mặc cảm và hạn chế giao tiếp với môi trường xung quang, hạn chế giao tiếp khi đi học….

Cha mẹ còn thiếu hiểu biết về bệnh         

Từ khi cô giáo thường xuyên phàn nàn với gia đình về chuyện con đi tiểu nhiều và hay tiểu dầm, chị Đoàn Thị Luyến ở huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định mới để ý đến vấn đề tiểu tiện của con. Trước đây, có những lúc chị Luyến thấy con đi tiểu nhiều nhưng chỉ nghĩ là bình thường không ảnh hưởng gì đến sức khỏe nên không đưa con đi khám. Chị Luyến chia sẻ, chị đã đi lấy bông mã đề và râu ngô về đun cho con uống nhưng không có hiệu quả.

Khi thấy tình trạng của con không mấy cải thiện, chị Luyến đã đưa con đi khám ở bác sỹ tư gần nhà. Uống thuốc được 3 hôm thì tình trạng tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát của cháu Phong càng nặng hơn. Lúc đó chị Luyến mới đưa con đến Bệnh viện Nhi Trung ương để khám. Tại đây các bác sỹ chẩn đoán cháu Phong - con chị bị rối loạn tiểu tiện do tăng hoạt động ở bàng quang.

Còn cháu Đinh Tiến Tùng, 3 tuổi ở xã Tân Lộc, huyện Thanh Xuân, tỉnh Phú Thọ bị rối loạn tiểu tiện sau khi phẫu thuật chỉnh hình lại bộ phận sinh dục. Theo chị Hà Thị Kiều Luyến, mẹ của cháu Tùng, gia đình phát hiện bộ phận sinh dục của cháu không bình thường, đi tiểu thường bị quặt ra đằng sau.

Chị Luyến đã đưa con đi khám ở bệnh viện huyện và được tư vấn chuyển lên tuyến trên do điều kiện của tuyến dưới không can thiệp được. Chị Luyến cho biết: “Sau khi mổ xong, rút ống xông cháu đi tiểu bình thường nhưng sau nó dương vật cứ nhỏ dần. Được khoảng 1 tháng xuống thông lại, được thời gian lại hẹp lại. Bác sỹ chẩn đoán cháu bị hẹp niệu đạo, phải đi thông liên tục”.

Khác với tình trạng tiểu nhiều và tiểu không kiểm soát được của cháu Phong, cháu Tùng lại có biểu hiện tiểu ít và tiểu khó. Mỗi lần đi tiểu phải mất rất nhiều thời gian và gây đau đớn cho cháu. Hiện nay, mỗi tuần vợ chồng chị Luyến lại từ Phú Thọ xuống Hà Nội để đưa con đến viện Nhi thông tiểu. Chi phí đi lại rất tốn kém, trong khi gia đình chị lại làm nông, phải đi vay mượn khắp nơi mới đủ tiền điều trị cho con. Chị Luyến vừa lo cho tương lai sau này của con có phát triển bình thường hay không, vừa nghĩ đến khoản nợ mà chưa biết bao giờ vợ chồng chị mới trả được.

Bệnh cần được phát hiện sớm

Theo Ths.BS Nguyễn Duy Việt – cán bộ Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Nhi Trung ương, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng chủ yếu tập trong ở hai nhóm sau: thứ nhất là rối loạn tiểu tiện do dị tật bẩm sinh giải phẫu hệ tiết niệu và cột sống hoặc sau phẫu thuật chữa dị tật ở hậu môn trực tràng. Đây là những nguyên nhân có thể nhận thấy rõ rằng. Ngoài ra, rối loạn tiểu tiện còn do nhiễm khuẩn tiết niệu, hẹp bao quy đầu, dính mép âm đạo, viêm âm đạo, táo bón …là những nguyên nhân thường gặp trong thực hành lâm sàng. Bên cạnh đó, những thói quen khi đi tiểu tiện không tốt, hay do trẻ bị áp lực khi đến lớp kể cả trẻ lứa tuổi đi mẫu giáo hoặc do tham gia các hoạt động ở trường lớp nhiều khiến trẻ nhịn tiểu và quên không đi tiểu cũng là nguyên nhân dẫn đến trình trạng rối loạn tiểu tiện ở trẻ.

Để nhận biết sớm hội chứng này, cha mẹ có thể dựa vào những triệu chứng như: trẻ đi tiểu nhiều lần trong 1 ngày, mỗi lần đi lâu nhưng số lượng nước tiểu lại ít, có kèm theo các biểu hiện như rỉ tiểu, tiểu gấp không kiểm soát được….

Khi thấy con có những triệu trứng trên, cha mẹ cần đưa con đến khám tại các bác sỹ chuyên khoa ngoại tiết niệu để được chẩn đoán kịp thời. Hạn chế được những tác động xấu đến tâm lý và sự phát triển của trẻ.

“Rối loạn tiểu tiện khiến trẻ cảm thấy mặc cảm, ngại giao tiếp, ảnh hưởng đến việc vui chơi, học tập của đứa trẻ. Về lâu dài có thể dẫn đến viêm nhiễm ở hệ tiết niệu, thậm chí gây suy thận nếu không được điều trị kịp thời”, Bác sỹ Nguyễn Duy Việt cho biết thêm.

Ngoài việc điều trị chứng rối loạn tiểu tiện theo từng nguyên nhân cụ thể, cha mẹ cũng cần phối hợp chặt chẽ với bác sỹ để giúp phục hồi khả năng tiểu tiện của trẻ, hỗ trợ quá trình điều trị được tốt hơn.

Với những trẻ nhỏ, cha mẹ có thể kích thích bằng cách xi trẻ trong vòng từ 2 đến 3 phút để trẻ đi tiểu hết. Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ hướng dẫn cho trẻ tư thế đúng khi đi vệ sinh là lưng thẳng ngả về phía trước (có thể kê thêm ghế dưới chân để trẻ thấy thoải mái). Đồng thời, tập cho trẻ thói quen ngồi lâu trong phòng vệ sinh, không vội vàng và không mải chơi dẫn đến việc nhịn tiểu và không đi tiểu./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tư vấn về Bệnh nam khoa
Tư vấn về Bệnh nam khoa

Điều trị bệnh nam học là một nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện tại, phần đông các bệnh nhân bị bệnh nam học đều mang mặc cảm, khiến họ xấu hổ và giấu biệt không dám nói với ai

Tư vấn về Bệnh nam khoa

Tư vấn về Bệnh nam khoa

Điều trị bệnh nam học là một nhu cầu thực tế của đời sống xã hội. Tuy nhiên, hiện tại, phần đông các bệnh nhân bị bệnh nam học đều mang mặc cảm, khiến họ xấu hổ và giấu biệt không dám nói với ai

Phòng mạch: Bệnh Nam khoa
Phòng mạch: Bệnh Nam khoa

TS.BS Nguyễn Quang và BS Trịnh Hoàng Giang đến từ Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức trả lời mọi thắc mắc của độc giả.

Phòng mạch: Bệnh Nam khoa

Phòng mạch: Bệnh Nam khoa

TS.BS Nguyễn Quang và BS Trịnh Hoàng Giang đến từ Trung tâm Nam học - Bệnh viện Việt Đức trả lời mọi thắc mắc của độc giả.