Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Nền tảng để phát triển kinh tế

VOV.VN -Mức độ tổn thất do giảm năng suất lao động chiếm hơn 10% thu nhập trọn đời của một cá nhân, đồng thời GDP có thể giảm 2-10% do suy dinh dưỡng.

Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở mức cao diễn ra dai dẳng, đặc biệt với các dân tộc thiểu số, ảnh hưởng đáng kể đến tiềm năng tăng trưởng kinh tế và phát triển nguồn nhân lực của nước ta.

31,4% trẻ em dân tộc thiểu số bị thấp còi

Theo báo cáo “Suy dinh dưỡng dai dẳng trong cộng đồnc dân tộc thiểu số tại Việt Nam: Vấn đề và các giải pháp can thiệp” được Ngân hàng Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia công bố chiều 10/12 tại Hà Nội, tỉ lệ thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số là 31,4%, cao gấp 2 lần so với nhóm trẻ em là người Kinh; đồng thời tỷ lệ trẻ em là người dân tộc thiểu số thiếu cân cũng lớn hơn gấp 2,5 lần (21% so với 8,5%) so với trẻ em là người Kinh.

31,4% trẻ em dân tộc thiểu số bị thấp còi.

Mức độ chênh lệch còn xuất hiện trong vấn đề thiếu hụt vi chất dinh dưỡng - còn được gọi là nạn đói tiềm ẩn. Tỷ lệ trẻ bị thiếu máu cao nhất luôn nằm ở vùng trung du và miền núi miền Bắc, là địa bàn sinh sống của 75% các nhóm dân tộc thiểu số. Trong khi tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em tại Việt Nam là 27,8%, con số này với trẻ em dân tộc thiểu số là 43%. Đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ trẻ sinh non và sinh nhẹ cân.

Báo cáo chỉ ra rằng, tình trạng suy dinh dưỡng diễn ra trong thời gian dài theo chu kỳ nghèo đói và kéo theo nhiều hệ lụy như: giảm năng suất lao động do điều kiện thể chất không đảm bảo, giảm năng suất chung do trình độ học vấn và mức độ nhận thức còn kém, phát sinh thiệt hại do bệnh dịch lan rộng cũng như tăng chi tiêu cá nhân và chi tiêu công trong lĩnh vực y tế. Tình trạng suy dinh dưỡng có thể gây ra nhiều tổn thất kinh tế. Theo ước tính trên phạm vi toàn cầu, mức độ tổn thất do giảm năng suất lao động chiếm hơn 10% thu nhập trọn đời của một cá nhân, đồng thời giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) có thể giảm từ 2 - 10% do suy dinh dưỡng.

Ông Ousmane Dione, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho rằng, tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi ảnh hưởng tới 1/4 số trẻ tại Việt Nam, hạn chế quá trình phát triển và khả năng đóng góp cho nền kinh tế của các em nếu không có các giải pháp phù hợp trong 2 năm đầu đời của trẻ. Việc cung cấp chất dinh dưỡng cho trẻ em và phụ nữ mang thai là một khoản đầu tư mà Chính phủ thực hiện để đạt được một tỷ lệ lợi nhuận tăng trưởng kinh tế dài hạn. Đặc biệt, nghiên cứu chỉ ra rằng “giảm thấp còi có thể giúp tăng GDP quốc gia từ 3-10%”.

Cần sự phối hợp của các bộ, ngành

Tại buổi công bố báo cáo, ông Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, giai đoạn 1.000 ngày đầu đời kể từ khi người mẹ bắt đầu mang thai cho đến khi trẻ tròn 2 tuổi là thời điểm vàng quyết định sự phát triển tối ưu về thể chất và trí tuệ của trẻ. Nếu trẻ không được cung cấp đủ dưỡng chất trong giai đoạn này sẽ dẫn tới những tổn thương nghiêm trọng khó có thể khắc phục đối với sự phát triển thể chất và trí não. Vì thế, ông Tuyên bày tỏ mong muốn trong thời gian tới sẽ có nhiều hơn nữa sự quan tâm, giúp đỡ của Chính phủ; các bộ, ngành, cơ quan liên quan, đặc biệt là các tổ chức quốc tế trong công cuộc cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng dai dẳng đối với cộng đồng dân tộc thiểu số tại Việt Nam.

Ông Ousmane Dione cho rằng, trong 2 thập kỷ qua, trẻ em dân tộc thiểu số vẫn tụt lại phía sau và khoảng cách chênh lệch với trẻ em người Kinh ngày càng lớn. Trong giai đoạn tới, cần nỗ lực cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng với ưu tiên tập trung vào các tỉnh có tỷ lệ cao nhất nhằm tạo ra những thay đổi căn bản.

Các chuyên gia thực hiện báo cáo khuyến nghị, chính phủ Việt Nam cần có giải pháp đa ngành để khắc phục các nguyên nhân suy dinh dưỡng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số bao gồm: Xác định các giải pháp giảm suy dinh dưỡng cho cộng đồng các dân tộc thiểu số là một trong những hoạt động ưu tiên trong Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, đồng thời xây dựng các mục tiêu, cơ chế báo cáo cụ thể và nguồn vốn cho các hoạt động về dinh dưỡng trong 2 chương trình mục tiêu Quốc gia; Mở rộng chương trình trợ cấp hướng đến các hộ gia đình dân tộc thiểu số nghèo nhất có phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển 1.000 ngày đầu đời của trẻ; Khuyến khích và áp dụng chính sách ưu đãi nếu cần thiết để trẻ em gái là người dân tộc thiểu số đăng ký và hoàn thành chương trình giáo dục trung học phổ thông; Tăng khả năng tiếp cận của người dân tộc thiểu số với dịch vụ nước sạch, công trình vệ sinh và các dịch vụ nâng cao điều kiện vệ sinh;  Tăng khả năng tiếp cận của các nhóm dân tộc thiểu số với gói dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện dành cho trẻ vị thành niên, phụ nữ mang thai và trẻ em phù hợp với văn hóa tín ngưỡng và tập quán của họ./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch sởi và suy dinh dưỡng làm 95 người chết ở Indonesia
Dịch sởi và suy dinh dưỡng làm 95 người chết ở Indonesia

VOV.VN -Dịch sởi và suy dinh dưỡng ở tỉnh Pa-pua, vùng cực đông của Indonesia đã làm ít nhất 95 người chết, phần lớn là trẻ em thổ dân.

Dịch sởi và suy dinh dưỡng làm 95 người chết ở Indonesia

Dịch sởi và suy dinh dưỡng làm 95 người chết ở Indonesia

VOV.VN -Dịch sởi và suy dinh dưỡng ở tỉnh Pa-pua, vùng cực đông của Indonesia đã làm ít nhất 95 người chết, phần lớn là trẻ em thổ dân.

Tình cảnh đáng thương của các em bé thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở Iraq
Tình cảnh đáng thương của các em bé thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở Iraq

VOV.VN - Chiến sự ác liệt cùng sự dã man của khủng bố IS đã khiến nhiều em bé Iraq thiếu ăn và mắc một số bệnh do suy dinh dưỡng.

Tình cảnh đáng thương của các em bé thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở Iraq

Tình cảnh đáng thương của các em bé thiếu ăn và suy dinh dưỡng ở Iraq

VOV.VN - Chiến sự ác liệt cùng sự dã man của khủng bố IS đã khiến nhiều em bé Iraq thiếu ăn và mắc một số bệnh do suy dinh dưỡng.

Cảnh báo trẻ em béo phì vẫn suy dinh dưỡng
Cảnh báo trẻ em béo phì vẫn suy dinh dưỡng

VOV.VN - Theo báo cáo của FAO, tại châu Á-Thái Bình Dương có tới 486 triệu người vẫn đang suy dinh dưỡng, trong đó có không ít trẻ em bị béo phì.

Cảnh báo trẻ em béo phì vẫn suy dinh dưỡng

Cảnh báo trẻ em béo phì vẫn suy dinh dưỡng

VOV.VN - Theo báo cáo của FAO, tại châu Á-Thái Bình Dương có tới 486 triệu người vẫn đang suy dinh dưỡng, trong đó có không ít trẻ em bị béo phì.