Cong vẹo cột sống, cô gái 22 tuổi mang "khối mai rùa" trên cơ thể 

VOV.VN - Các bác sĩ Bệnh viện 108 cho biết, đây là một ca cong vẹo rất lớn. Hơn nữa bệnh nhân 22 tuổi, nên việc phẫu thuật và nắn chỉnh biến dạng khó, nguy cơ và rủi ro, đặc biệt là có thể gây liệt và thậm chí là tử vong trên bàn mổ.

Tháng 3/2021, khoa Phẫu thuật Chỉnh hình Cột sống, Viện Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp nhận bệnh nhân Đ.T.H (22 tuổi, Hà Tĩnh) trong tình trạng vẹo cột sống ngực và thắt lưng rất nặng. Khối cong vẹo khiến bệnh nhân như lúc nào cũng mang “ khối mai rùa” trên cơ thể mình.

Sau khi thực hiện các xét nghiệm và hội chẩn, Khoa Phẫu thuật Chỉnh hình cột sống nhận thấy đây là một ca cong vẹo rất lớn, có thể là lớn nhất từ trước tới nay (cong vẹo T7L3 135 độ). Hơn nữa bệnh nhân 22 tuổi, nên việc phẫu thuật và nắn chỉnh biến dạng khó, mang nhiều yếu tố nguy cơ và rủi ro, đặc biệt là có thể gây liệt và thậm chí là tử vong trên bàn mổ. Bệnh nhân trải qua 2 đợt phẫu thuật.

Theo TS Phan Trọng Hậu, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật cột sống – người trực tiếp mổ cho bệnh nhân cho biết, lần mổ thứ nhất, các bác sĩ đã đi lối trước, vén phổi, cắt tối đa đĩa đệm phần đỉnh vẹo để làm lỏng lẻo cột sống. Sau đó, kéo dãn cột sống qua khung Halo. "Thời gian và cân nặng kéo cho bệnh nhân theo quy trình được đúc kết lại của các báo cáo trên thế giới. Sau 3 tuần kéo dãn, chúng tôi nhận thấy đã đạt được mức độ nắn chỉnh và tiếp tục phẫu thuật lần 2 là đi lối sau, cố định, nắn chỉnh biến dạng bằng các dụng cụ, đinh vít. Ca mổ diễn ra gần 8 tiếng, kết quả khá toàn vẹn"- TS Hậu cho biết.

Sau mổ, bệnh nhân phục hồi khá tốt, khối “mai rùa” đã biến mất, cao thêm 20 cm và có thể đi lại nhẹ nhàng, niềm hạnh phúc không thể giấu nổi trên khuôn mặt của 2 mẹ con. 

Được biết, từ trước đến nay H. đã chạy chữa, khám ở khắp bệnh viện lớn nhỏ, từ Bắc vào Nam, nhưng đều nhận được cái lắc đầu, bởi mổ những ca vẹo rất khó, nguy cơ liệt rất cao và khả năng nắn chỉnh rất hạn chế. "Sau nhiều lần ngược xuôi, tôi đã chấp nhận số phận là một người tàn tật. Có một khoảng thời gian tự ti, thu mình lại, giấu đi sự biến dạng của cơ thể sau những bộ quần áo rộng và mái tóc dài. Sau đó, tôi đã quay lại chọn cho mình một công việc tại nhà, thường xuyên vui vẻ tiếp xúc giao lưu với mọi người để cảm thấy cuộc sống này ý nghĩa hơn"- H. chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bé 3 tuổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh được phẫu thuật thành công
Bé 3 tuổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh được phẫu thuật thành công

VOV.VN - Bệnh nhi B.Đ (3 tuổi, Thanh Hóa) được gia đình phát hiện có bất thường tại cột sống khi 2 tuổi và đưa đi khám, được chẩn đoán là vẹo cột sống ngực – thắt lưng bẩm sinh mức độ lớn do dị tật nửa đốt sống L1.

Bé 3 tuổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh được phẫu thuật thành công

Bé 3 tuổi bị cong vẹo cột sống bẩm sinh được phẫu thuật thành công

VOV.VN - Bệnh nhi B.Đ (3 tuổi, Thanh Hóa) được gia đình phát hiện có bất thường tại cột sống khi 2 tuổi và đưa đi khám, được chẩn đoán là vẹo cột sống ngực – thắt lưng bẩm sinh mức độ lớn do dị tật nửa đốt sống L1.

Những điều cần biết về bệnh cong vẹo cột sống
Những điều cần biết về bệnh cong vẹo cột sống

VOV.VN -Là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, cong vẹo cột sống có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, biến dạng ngoại hình nếu không chữa trị kịp thời.

Những điều cần biết về bệnh cong vẹo cột sống

Những điều cần biết về bệnh cong vẹo cột sống

VOV.VN -Là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, cong vẹo cột sống có thể gây ảnh hưởng đến cơ quan nội tạng, biến dạng ngoại hình nếu không chữa trị kịp thời.

Phẫu thuật thành công trường hợp vẹo cột sống nặng
Phẫu thuật thành công trường hợp vẹo cột sống nặng

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 giờ. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục.

Phẫu thuật thành công trường hợp vẹo cột sống nặng

Phẫu thuật thành công trường hợp vẹo cột sống nặng

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 giờ. Đến nay, sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục.