COVID-19 có thể lây lan qua tiền giấy và tiền xu không?

VOV.VN - Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu trên tiền giấy và tiền xu? Và liệu chúng ta có nguy cơ lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với tiền mặt hay không?

COVID-19 là một bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào cơ thể, làm tổn thương một số cơ quan và có thể dẫn đến tử vong. Hơn 1,5 năm kể từ khi bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, dịch bệnh tới nay đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người và vẫn đang tàn phá nhiều nơi trên thế giới. 

Virus SARS-CoV-2 lây nhiễm trong không khí và rất dễ lây lan. Nó thường xâm nhập vào cơ thể qua mắt, miệng, mũi và trực tiếp xâm nhập vào phổi. Nỗi lo sợ bị lây nhiễm COVID-19 từ tiền giấy và tiền xu đã thúc đẩy các dịch vụ thanh toán không tiếp xúc.

Ngân hàng trung ương châu Âu mới đây đã phối hợp với Khoa vi sinh y sinh và phân tử Đại học công lập Bochum, Đức tiến hành nghiên cứu về khả năng lây truyền của virus qua tiền mặt và tiền xu. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một phương pháp đặc biệt để xác định xem có bao nhiêu hạt virus lây nhiễm có thể truyền từ tiền giấy và tiền xu sang da tay trong điều kiện thực tế.

Kết quả cho thấy, trong điều kiện thực tế, rủi ro nhiễm virus SARS-CoV-2 khi tiếp xúc với tiền mặt là rất thấp. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí iScience.

Virus SARS-CoV-2 có thể tồn tại bao lâu trên tiền giấy và tiền xu? 

Để tìm hiểu virus SARS-CoV-2 có thể tồn trên tiền xu và tiền giấy trong bao lâu, các nhà nghiên cứu đã xử lý các loại tiền xu và tiền giấy euro khác nhau bằng các dung dịch virus có nồng độ khác nhau và quan sát trong nhiều ngày. Một bề mặt thép không gỉ được sử dụng như “vật đối chứng” trong mỗi trường hợp. 

Kết quả: Trong khi virus lây bệnh vẫn hiện diện trên bề mặt thép không gỉ sau 7 ngày, thì trên tờ tiền 10 euro, chỉ mất 3 ngày để virus biến mất hoàn toàn và lần lượt là 6 ngày, 2 ngày và 1 giờ đối với các đồng 10 xu, 1 euro và 5 xu. Nhà nghiên cứu Daniel Todt tại Đại học công lập Bochum giải thích, việc tải lượng virus giảm nhanh chóng ở đồng 5 xu là do đồng tiền này được làm bằng đồng. Đây là loại chất liệu khiến virus kém ổn định hơn.

COVID-19 lây lan từ tiền giấy sang tay người như thế nào?

Các nhà nghiên cứu cũng đã phát triển một phương pháp mới để nghiên cứu khả năng lây truyền virus từ bề mặt sang đầu ngón tay. Tiền giấy, tiền xu và các tấm PVC giống thẻ tín dụng bị nhiễm virus corona vô hại và trong các điều kiện bảo vệ cao, cũng có virus SARS-CoV-2. Sau đó những bề mặt này, khi vẫn còn ẩm hoặc đã khô, được các tình nguyện viên chạm vào bằng đầu ngón tay đối với virus corona vô hại hoặc bằng da nhân tạo đối với virus SARS-CoV-2. 

Sau đó, các tế bào nuôi cấy được cấy với các virus bám trên đầu ngón tay. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu xác định số lượng các hạt virus vẫn còn khả năng lây nhiễm. Theo Nhà nghiên cứu Daniel Todt, ngay sau khi dung dịch khô đi, các nhà nghiên cứu nhận thấy không có sự lây truyền của virus gây bệnh. Vì thế, trong điều kiện thực tế, việc lây nhiễm SARS-CoV-2 từ tiền mặt là rất khó xảy ra.

Kết quả nghiên cứu trùng khớp với những nghiên cứu khác cho thấy, trong phần lớn các trường hợp, virus gây bệnh lây truyền qua các hạt sol khí hoặc giọt bắn. Việc nhiễm viurs qua bề mặt hầu như rất khó. Nghiên cứu hiện tại được thực hiện với biến thể Alpha của virus SARS-CoV-2. Dù vẫn cần nghiên cứu thêm, nhưng các nhà khoa học giả định rằng các biến thể khác, chẳng hạn như biến thể Delta hiện đang chiếm ưu thế, cũng hoạt động tương tự./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ấn Độ phát hiện đột biến "3 biến thể" của virus SARS-CoV-2
Ấn Độ phát hiện đột biến "3 biến thể" của virus SARS-CoV-2

VOV.VN - Ấn Độ vừa phát hiện đột biến mới của virus SARS-CoV-2, là sự kết hợp đồng thời của 3 biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn.

Ấn Độ phát hiện đột biến "3 biến thể" của virus SARS-CoV-2

Ấn Độ phát hiện đột biến "3 biến thể" của virus SARS-CoV-2

VOV.VN - Ấn Độ vừa phát hiện đột biến mới của virus SARS-CoV-2, là sự kết hợp đồng thời của 3 biến thể có khả năng lây nhiễm cao hơn.

Phát triển kháng thể kép có khả năng chống lại đột biến virus SARS-CoV-2
Phát triển kháng thể kép có khả năng chống lại đột biến virus SARS-CoV-2

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Séc và Thụy Sĩ mới đây đã thử nghiệm thành công một loại kháng thể kép có khả năng chống lại các đột biến virus SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi và Brazil.

Phát triển kháng thể kép có khả năng chống lại đột biến virus SARS-CoV-2

Phát triển kháng thể kép có khả năng chống lại đột biến virus SARS-CoV-2

VOV.VN - Các nhà nghiên cứu Séc và Thụy Sĩ mới đây đã thử nghiệm thành công một loại kháng thể kép có khả năng chống lại các đột biến virus SARS-CoV-2 ở Anh, Nam Phi và Brazil.

Tại sao biến thể Delta lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng virus khác?
Tại sao biến thể Delta lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng virus khác?

VOV.VN - Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng báo động các trường hợp mắc COVID-19 mới và các chuyên gia y tế cho biết nguyên nhân chính của làn sóng mới nhất này là do biến thể Delta rất dễ lây lan.

Tại sao biến thể Delta lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng virus khác?

Tại sao biến thể Delta lây lan nhanh hơn nhiều so với các chủng virus khác?

VOV.VN - Thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng báo động các trường hợp mắc COVID-19 mới và các chuyên gia y tế cho biết nguyên nhân chính của làn sóng mới nhất này là do biến thể Delta rất dễ lây lan.