“Dịch bệnh kép" COVID-19 và cúm: Những triệu chứng cần phân biệt và biện pháp phòng ngừa

VOV.VN - Do bệnh cúm và COVID-19 có chung một số triệu chứng nên mọi người có thể dễ bị nhầm lẫn. Dưới đây là sự khác biệt giữa chúng.

Ngày 11/10, CBS News đưa tin các chuyên gia y tế tại Mỹ đã cảnh báo về khả năng xảy ra "dịch bệnh kép” COVID-19 và bệnh cúm trong mùa đông sắp tới. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus SARS-CoV-2 như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách xã hội và ở nhà, đã giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm và các virus đường hô hấp phổ biến khác vào mùa trước. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm lo ngại mùa cúm có thể trở lại và tạo gánh nặng cho hệ thống y tế trong những tháng tới.

Ở Mỹ, người dân đã được khuyến cáo đi tiêm phòng cúm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Việc tiêm vaccine cúm cũng có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng do virus SARS-CoV-2.

Phân biệt Cúm và COVID-19

Cúm và COVID-19 là do virus truyền nhiễm gây bệnh đường hô hấp. Theo CDC Mỹ, COVID-19 dường như dễ lây lan hơn cúm.

Vì những bệnh truyền nhiễm này có chung một số triệu chứng nên mọi người có thể bị nhầm lẫn. Các triệu chứng chung phổ biến của COVID-19 và bệnh cúm bao gồm: Sốt, ho, khó thở, mệt mỏi, viêm họng, chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu, thỉnh thoảng nôn mửa và tiêu chảy.

So với bệnh cúm, COVID-19 thường xuyên xảy ra triệu chứng thay đổi hoặc mất vị giác và khứu giác hơn. Virus SARS-CoV-2 cũng có thể mất nhiều thời gian hơn để biểu hiện các triệu chứng và những người bị nhiễm bệnh có thể lây nhiễm lâu hơn. Một người mắc virus cúm thường có các triệu chứng từ 1 - 4 ngày sau khi nhiễm bệnh. Trong khi đó, các triệu chứng của COVID-19 có thể xuất hiện từ 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus.

Cả COVID-19 và cúm đều có thể gây ra các biến chứng, chẳng hạn như viêm phổi, suy hô hấp, hội chứng suy hô hấp cấp, nhiễm trùng huyết, suy đa cơ quan, nhiễm trùng thứ phát và viêm tim, não hoặc các mô cơ. Tuy nhiên, COVID-19 có thể gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng hơn bệnh cúm ở một số người. Virus SARS-CoV-2 cũng liên quan đến các biến chứng cụ thể như: cục máu đông trong tĩnh mạch và động mạch phổi, tim, chân hoặc não; hội chứng viêm đa hệ ở trẻ em (MIS-C) và ở người lớn (MIS-A).

CDC cho biết một người cũng có thể bị nhiễm cả cúm và COVID-19 cùng một lúc và gặp các triệu chứng của cả hai bệnh do virus.

Một số biện pháp phòng tránh nguy cơ kép mắc virus SARS-CoV-2 và virus cúm

- Tránh những nơi đông người và luôn đeo khẩu trang bất cứ khi nào bạn ở nơi công cộng.

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc gel khử trùng tay; tránh chạm tay vào mặt.

- Hãy ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy hoặc vào khuỷu tay. Vứt khăn giấy kịp thời.

- Tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách ngủ đủ giấc, hoạt đông thể chất thường xuyên và ăn uống lành mạnh.

- Tiêm phòng cúm hàng năm.

- Làm sạch và khử trùng các bề mặt trong nhà có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.

- Đi khám nếu bạn phát hiện bất kỳ triệu chứng nào của virus cúm hoặc SARS-CoV-2 (hoặc cả hai)./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Có nên trì hoãn tiêm phòng các bệnh khác trong dịch COVID-19?
Có nên trì hoãn tiêm phòng các bệnh khác trong dịch COVID-19?

VOV.VN - Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến cơ sở y tế để tiêm phòng hay không?

Có nên trì hoãn tiêm phòng các bệnh khác trong dịch COVID-19?

Có nên trì hoãn tiêm phòng các bệnh khác trong dịch COVID-19?

VOV.VN - Trong thời điểm dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, nhiều cha mẹ băn khoăn không biết có nên đưa con đến cơ sở y tế để tiêm phòng hay không?

Chế độ ăn uống lý tưởng cho bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 để tăng khả năng miễn dịch
Chế độ ăn uống lý tưởng cho bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 để tăng khả năng miễn dịch

VOV.VN - Mục đích của việc chăm sóc sức khỏe sau hồi phục COVID-19 là giảm nguy cơ tái nhiễm, tăng khả năng miễn dịch và lấy lại thể lực. Chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp quá trình hồi phục của bạn diễn ra suôn sẻ.

Chế độ ăn uống lý tưởng cho bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 để tăng khả năng miễn dịch

Chế độ ăn uống lý tưởng cho bệnh nhân sau hồi phục COVID-19 để tăng khả năng miễn dịch

VOV.VN - Mục đích của việc chăm sóc sức khỏe sau hồi phục COVID-19 là giảm nguy cơ tái nhiễm, tăng khả năng miễn dịch và lấy lại thể lực. Chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp quá trình hồi phục của bạn diễn ra suôn sẻ.

Mẹo tự chăm sóc để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường giữa đại dịch COVID-19
Mẹo tự chăm sóc để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường giữa đại dịch COVID-19

VOV.VN - Do hệ thống miễn dịch suy yếu, những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm COVID-19 và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục cũng như có nguy cơ tử vong cao vì COVID-19. Dưới đây là những mẹo tự chăm sóc bản thân cho những bệnh nhân đái tháo đường trước đại dịch COVID-19.

Mẹo tự chăm sóc để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường giữa đại dịch COVID-19

Mẹo tự chăm sóc để kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường giữa đại dịch COVID-19

VOV.VN - Do hệ thống miễn dịch suy yếu, những người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm COVID-19 và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục cũng như có nguy cơ tử vong cao vì COVID-19. Dưới đây là những mẹo tự chăm sóc bản thân cho những bệnh nhân đái tháo đường trước đại dịch COVID-19.

Trải nghiệm chăm sóc da tại nhà như ở Spa trong bối cảnh dịch bệnh
Trải nghiệm chăm sóc da tại nhà như ở Spa trong bối cảnh dịch bệnh

VOV.VN - Những chuyên gia chăm sóc sắc đẹp hàng đầu thế giới chia sẻ một số bí quyết để bạn có thể tự mình trải nghiệm cảm giác chăm sóc da tại nhà như đang ở Spa.

Trải nghiệm chăm sóc da tại nhà như ở Spa trong bối cảnh dịch bệnh

Trải nghiệm chăm sóc da tại nhà như ở Spa trong bối cảnh dịch bệnh

VOV.VN - Những chuyên gia chăm sóc sắc đẹp hàng đầu thế giới chia sẻ một số bí quyết để bạn có thể tự mình trải nghiệm cảm giác chăm sóc da tại nhà như đang ở Spa.

Dịch viêm não hôn mê - căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới
Dịch viêm não hôn mê - căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới

VOV.VN - Bệnh viêm não hôn mê hay dịch bệnh Economo (còn gọi là bệnh ngủ - những người mắc bệnh này muốn ngủ mọi lúc, và thường không thức dậy, hoặc bị tàn phế), được ghi nhận từ thế kỷ 17, là một trong những căn bệnh kỳ lạ và là bí ẩn chưa được giải mã.

Dịch viêm não hôn mê - căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới

Dịch viêm não hôn mê - căn bệnh bí ẩn nhất trong lịch sử y học thế giới

VOV.VN - Bệnh viêm não hôn mê hay dịch bệnh Economo (còn gọi là bệnh ngủ - những người mắc bệnh này muốn ngủ mọi lúc, và thường không thức dậy, hoặc bị tàn phế), được ghi nhận từ thế kỷ 17, là một trong những căn bệnh kỳ lạ và là bí ẩn chưa được giải mã.

Cuộc đua phát triển thuốc chữa Covid-19: Biến đại dịch thành bệnh có thể điều trị ở nhà?
Cuộc đua phát triển thuốc chữa Covid-19: Biến đại dịch thành bệnh có thể điều trị ở nhà?

VOV.VN - Cùng với vaccine, các nhà khoa học trên thế giới đang bước vào cuộc đua phát triển các loại thuốc chữa Covid-19 nhằm gia tăng công cụ đối phó với virus SARS-CoV-2 và giúp những người mắc bệnh có thể điều trị ở nhà.

Cuộc đua phát triển thuốc chữa Covid-19: Biến đại dịch thành bệnh có thể điều trị ở nhà?

Cuộc đua phát triển thuốc chữa Covid-19: Biến đại dịch thành bệnh có thể điều trị ở nhà?

VOV.VN - Cùng với vaccine, các nhà khoa học trên thế giới đang bước vào cuộc đua phát triển các loại thuốc chữa Covid-19 nhằm gia tăng công cụ đối phó với virus SARS-CoV-2 và giúp những người mắc bệnh có thể điều trị ở nhà.