Giúp bệnh nhân tiếp cận liệu pháp tiên tiến một cách bền vững

VOV.VN - Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch được giới thiệu tại Việt Nam từ năm 2017, là một liệu pháp đột phá tập trung vào việc khai thác hệ thống miễn dịch của chính cơ thể.

Với nhiều người, ung thư vẫn là một căn bệnh “nan y”, là “tử thần” cướp đi mạng sống của hàng triệu người mỗi năm. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ung thư có thể chữa trị nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời.

Cơ hội sống trọn vẹn cho bệnh nhân ung thư

Vào tháng 10/2018, khi thấy ho kèm lẫn máu ông V.P. (71 tuổi) đến khám tại Bệnh viện Gia Định (TP.HCM) và được chẩn đoán bị ung thư phổi. Khi đó vì khối u quá to nên dù có chỉ định phẫu thuật, bác sĩ cũng không thể mổ cho ông. Ông được giới thiệu sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM vì có phương pháp điều trị mới là liệu pháp miễn dịch.

Thời điểm đó, ông thấy đây là liệu pháp hoàn toàn mới nhưng biết phương pháp này được trao giải Nobel Y học, ông P. tin tưởng và quyết định điều trị. Sau khi làm xét nghiệm và kết quả cho thấy phù hợp, ông bắt đầu điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. Rất may mắn sau đó các triệu chứng cũng giảm dần. Sau khoảng 6 lần truyền thuốc, khối u của ông P. được bác sỹ đánh giá là đã nhỏ lại.

Ông tiếp tục truyền đủ 35 chu kỳ, định kỳ đi tái khám. Hiện tình trạng sức khỏe của ông ổn định, tiếp tục làm việc và chăm sóc gia đình. “Khi mới biết bệnh, tôi cũng bi quan lắm, nghĩ chắc thời gian của mình sắp hết. Nhưng vì nghĩ còn nước còn tát nên tôi quyết định phải thử hết mọi phương pháp và còn cách là còn điều trị. Hy vọng nhiều người bệnh ung thư khác cũng có cơ hội được tiếp cận với liệu pháp điều trị mới, thêm cơ hội chiến thắng căn bệnh ung thư”, ông P. chia sẻ.

anh_nay_cung_ko_can_chu_thich.jpg

Cánh cửa mới trong điều trị ung thư

Mỗi năm, tại Việt Nam có đến hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi. Ung thư phổi là dạng ung thư phổ biến và nguy hiểm nhất ở Việt Nam với tỷ lệ tử vong cao. Ông V. P. là một trong số những bệnh nhân ung thư phổi đã được may mắn tiếp cận sớm với phương pháp điều trị tiên tiến hiện nay - liệu pháp miễn dịch. Trên thế giới, các liệu pháp mới đã góp phần làm giảm số ca tử vong do ung thư. Tỷ lệ sống sót tương đối trong 5 năm đối với tất cả các bệnh ung thư được chẩn đoán trong giai đoạn 2004-2010 là 68%, tăng từ 49% trong giai đoạn 1975-1977.

Hiện nay, người dân Việt Nam đã cơ hội được tiếp cận với những liệu pháp điều trị tiên tiến gần hơn. Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch được giới thiệu tại Việt Nam từ năm 2017, là một liệu pháp đột phá tập trung vào việc khai thác hệ thống miễn dịch của chính cơ thể, từ đó giúp tăng sức mạnh để chống lại các tế bào ung thư một cách có chọn lọc. Đây được coi là một chương mới trong điều trị ung thư.

TS.BS Nguyễn Thị Thái Hòa, Trưởng khoa Nội 2 – Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, ngày càng có nhiều bệnh nhân được điều trị theo liệu pháp miễn dịch ở bệnh viện. Điển hình như bệnh nhân T.T.Đ, 74 tuổi, bị chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối. Sau nhiều năm kiên trì chống chọi với căn bệnh quái ác, cùng với sự nỗ lực điều trị của các bác sĩ song không hiệu quả. Lúc này, bác sĩ quyết định cho người bệnh sử dụng thuốc miễn dịch kết hợp hoá trị. Kết quả, người bệnh đã đáp ứng một phần, dung nạp thuốc tốt, cuộc sống trở nên vui vẻ thoải mái hơn. 

Làm gì để nhiều người bệnh được tiếp cận liệu pháp mới?

Mặc dù đã có mặt tại Việt Nam hơn 5 năm và có nhiều ca điều trị hiệu quả, song liệu pháp miễn dịch hiện vẫn chưa được Bảo hiểm Y tế (BHYT) chi trả. Thế nên, nhiều bệnh nhân dù phù hợp để điều trị với liệu pháp này theo tư vấn của bác sỹ vẫn khó tiếp cận bởi gánh nặng tài chính.

Hiện nay, quá trình xem xét, phê duyệt thuốc mới vào danh mục BHYT chi trả còn kéo dài. Hơn 5 năm kể từ khi liệu pháp miễn dịch được giới thiệu tại Việt Nam, liệu pháp này vẫn chưa được xem xét phê duyệt vào danh mục này.

Để số đông bệnh nhân có thể tiếp cận liệu pháp điều trị mới một cách bền vững, cần ưu tiên ngân sách dành cho việc chi trả các thuốc tiên tiến, có hiệu quả. Cần ưu tiên ngân sách dành cho việc chi trả các thuốc mới. Bên cạnh đó, để tăng ngân sách cho chăm sóc sức khỏe, giảm tỉ lệ chi tiền túi của người dân, việc chuyển đổi mô hình tài chính y tế là cần thiết.

Một số quốc gia như Trung Quốc đã phát triển mô hình BHYT bổ sung, với mục tiêu giúp thu hẹp khoảng cách giữa BHYT cơ bản và bảo hiểm thương mại, giảm tỉ lệ tự chi trả của bệnh nhân, giúp cải thiện khả năng tiếp cận các loại thuốc và phương pháp điều trị tiên tiến với mức phí bảo hiểm hợp lý. Mô hình BHYT bổ sung này đã đạt được những thành công bước đầu. 

“Tại Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều bệnh nhân được tiếp cận liệu pháp này một cách bền vững do gánh nặng tài chính. Để nhiều bệnh nhân ung thư tiếp cận được liệu pháp này, BHYT nên chi trả một phần ở những nhóm bệnh nhân mà điều trị miễn dịch đem lại nhiều lợi ích”, TS.BS Nguyễn Thị Thái Hòa chia sẻ.

PGS.TS Lê Văn Hợi, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện K cho biết: “Ung thư là căn bệnh sống còn, đòi hỏi liệu trình kéo dài với chi phí không hề nhỏ, gây áp lực lớn cho cả bệnh nhân và gia đình của họ. Bởi vậy, việc BHYT hỗ trợ chi trả toàn bộ hoặc một phần chi phí theo quy định hiện hành có ý nghĩa rất lớn đối với bệnh nhân ung thư nói riêng, giúp tăng hiệu quả điều trị và giảm gánh nặng tài chính cho bệnh nhân. Hiện có nhiều loại thuốc mới ra đời có hiệu quả cao, tác dụng phụ ít đối với bệnh nhân ung thư, song chưa được phê duyệt kịp thời vào danh sách thuốc được BHYT chi trả”.

Thực tế, khi bệnh tật gia tăng, người lao động có sức khỏe kém sẽ giảm năng suất lao động, cản trở triển vọng việc làm và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển vốn con người. Từ đây có thể thấy, việc phân bổ đủ ngân sách y tế cho các loại thuốc cải tiến không những giúp cứu sống bệnh nhân mà còn là một khoản đầu tư quan trọng cho kinh tế xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp cấp thiết giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân ung thư
Giải pháp cấp thiết giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân ung thư

VOV.VN - Không chỉ mang tính sống còn, điều trị ung thư còn là gánh nặng tài chính với người bệnh và gia đình nếu không may mắc phải. Chi phí điều trị từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những trường hợp lên đến cả tỷ đồng.

Giải pháp cấp thiết giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân ung thư

Giải pháp cấp thiết giảm gánh nặng chi phí cho bệnh nhân ung thư

VOV.VN - Không chỉ mang tính sống còn, điều trị ung thư còn là gánh nặng tài chính với người bệnh và gia đình nếu không may mắc phải. Chi phí điều trị từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí có những trường hợp lên đến cả tỷ đồng.

Tránh thai bằng nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư vú
Tránh thai bằng nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư vú

VOV.VN - Tất cả biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như uống thuốc, đặt vòng, cấy que hay tiêm nội tiết đều làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine.

Tránh thai bằng nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư vú

Tránh thai bằng nội tiết tố, tăng nguy cơ ung thư vú

VOV.VN - Tất cả biện pháp tránh thai bằng nội tiết tố như uống thuốc, đặt vòng, cấy que hay tiêm nội tiết đều làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư vú, theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Medicine.

Ăn gì để phòng chống ung thư dạ dày?
Ăn gì để phòng chống ung thư dạ dày?

VOV.VN - Dưới đây là những thực phẩm giúp phòng chống ung thư dạ dày mà bạn nên đưa vào thực đơn hằng ngày.

Ăn gì để phòng chống ung thư dạ dày?

Ăn gì để phòng chống ung thư dạ dày?

VOV.VN - Dưới đây là những thực phẩm giúp phòng chống ung thư dạ dày mà bạn nên đưa vào thực đơn hằng ngày.